Có thể bạn không nghĩ ngân hàng là nơi để chúng ta mất nhiều tiền, nhưng trên thực tế người sử dụng dịch vụ thường mất rất nhiều tiền cho các ngân hàng. Đôi lúc, đó là những khoản tiền họ không hề hay biết.
 
1. Bẫy dịch vụ
 

(Ảnh: List Verse)

 
Trên thực tế, các giao dịch viên ngân hàng đều được học cách "moi tiền" của khách hàng bằng cách mời chào các sản phẩm dịch vụ. Trong thời đại lãi suất thấp như hiện nay, ngân hàng sẽ phải tập trung vào các mặt hàng dịch vụ để thu hút khách hàng thay vì trông chờ vào các khoản lợi nhuận thu được từ lãi suất.
 
Các chương trình khuyến mãi như cho vay lãi suất thấp, hệ thống điểm thưởng hay kéo dài thời gian trả nợ là một vài cách phổ biến ngân hàng thường dùng để dụ khách hàng "vào tròng" và sử dụng dịch vụ.
 
2. Bẫy thẻ tín dụng
 

(Ảnh: Easy Vector)

 
Muốn tồn tại, ngân hàng cũng như các giao dịch viên phải kiếm được một lượng khách hàng ổn định. Mặc dù các dịch vụ ngân hàng đưa ra khá hữu ích, nhưng không phải lúc nào chúng cũng phù hợp với lợi ích và khả năng của người tiêu dùng, ví dụ như thẻ tín dụng.
 
Những người trẻ tuổi thường không có kinh nghiệm với thẻ tín dụng và không biết mình sẽ phải tốn một khoản tiền kha khá khi sử dụng thẻ. Tuy nhiên, đừng vì thế mà hi vọng các ngân hàng sẽ "thương xót" những đối tượng này và bỏ qua họ. Chắc chắn, các ngân hàng sẽ tận dụng mọi đối tượng khách hàng có thể để làm giàu cho chính mình.
 
3. Thứ tự trả nợ bất lợi
 

(Ảnh: Uchoosehealth)

 
Khi trả nợ thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ tự động dùng khoản tiền bạn nộp để trả những khoản nợ nhỏ nhất trước. Điều này đồng nghĩa với việc những khoản nợ có lãi suất thấp nhất sẽ được trả trước tiên, và những khoản nợ có lãi suất cao sau đó sẽ được phân lại sao cho ngân hàng nhận được lợi nhuận cao nhất. Đây chính là thứ tự trả nợ bất lợi.
 
4. Phí thanh toán hóa đơn
 

(Ảnh: List Verse)

 
Một trong những tiện ích được ưa chuộng nhất của ngân hàng chính là thanh toán hóa đơn, bao gồm hóa đơn tiền điện, điện thoại, Internet và truyền hình cáp. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng miễn phí dịch vụ khi bạn thanh toán hóa đơn hay chuyển tiền. Nếu ngân hàng bạn tính phí, hãy thử thương lượng với họ và hỏi xem có cách nào được miễn trừ loại phí này không.
 
5. Phí ẩn
 

(Ảnh: List Verse)

 
Nếu ngân hàng mời chào bất kỳ dịch vụ nâng cấp tài khoản hay khuyến mại nào, hãy nhớ đọc kỹ tất cả điều khoản của dịch vụ đó.
 
Ví dụ, bạn có biết mình phải trả phí khi muốn đóng bất kỳ tài khoản ngân hàng nào không? Thậm chí, nếu sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên mà không chú ý đến các bản kê khai, có thể bạn sẽ phải đối mặt với những khoản phí gia tăng bất ngờ.
 
6. Lãi suất tiết kiệm ít ỏi
 

(Ảnh: Onlearningthehardway)

 
Rất nhiều người thường "bỏ quên" tiền trong tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng và kết quả là theo thời gian, những khoản tiền này sẽ bị mất giá do lạm phát.
 
Để tiền trong ngân hàng giống như mua một chiếc xe rồi để dành 10 năm sau mới đi lần đầu tiên vậy. Ban đầu có thể bạn cảm thấy không sao, nhưng sau một thời gian chiếc xe đó sẽ mất đi sự hấp dẫn và giảm giá trị.
 
7. Tận dụng khách hàng sinh viên
 

(Ảnh: Tupain58)

 
Nếu bạn là một sinh viên, chắc hẳn bạn cũng biết có rất nhiều trường đại học liên kết với ngân hàng để mở thẻ ATM đi kèm với thẻ sinh viên.
 
Vì vậy, các ngân hàng luôn biết rõ có bao nhiêu % sinh viên sẽ trở thành khách hàng lâu dài của họ và có thể lợi dụng điều này để tính lãi suất cao cho các khoản nợ vay để đóng tiền học.
 
Bí kíp đề phòng ngân hàng móc túi
 
1. Hỏi ngân hàng bất cứ điều gì mình thắc mắc
2. Đọc hết các điều khoản ngân hàng đưa ra
3. Luôn giữ số dư tối thiểu ở mức cân bằng
4. Tìm hiểu để tránh phí vượt gói
5. Tìm hiểu dịch vụ phải trả phí và dịch vụ được miễn phí
6. Trả những khoản nợ lớn nhất đầu tiên
7. Thường xuyên kiểm tra các bản kê khai giao dịch
8. Tham khảo ý kiến các chuyên gia tư vấn tài chính

Theo Mask