Thị trường BĐSđóng băng đẩy nhiều nhà đầu tư trót ôm tiền ngân hàng kinh doanh nhà đất phải“sống mòn” trên khối tài sản. Khi chưa có “thuốc đặc trị” cho thị trường nhàđất, các ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồi nợ buộc phải phát mãi tàisản khách hàng thế chấp.
Phát mãi nhà đất
Anh Hữu Đại, đạidiện sàn giao dịch BĐS Techcomreal (quận 10, TPHCM), cho biết đang nhận phânphối tài sản nhà đất phát mãi của nhiều ngân hàng có giá trị từ vài tỷ đến hàngchục tỷ đồng.
Đơn cử, BIDV gửi sànbán ngôi nhà trên đường Trần Đình Xu với giá 14 tỷ đồng do không xử lý đượckhoản nợ đáo hạn của một khách hàng.
Ở các quận 2, 9(TPHCM), nhiều nhà đầu tư trước đây “găm” sổ đỏ, hợp đồng mua bán cho ngân hàngđể vay vốn đầu cơ, lướt sóng kiếm lời, nay đã phải phó mặc cho ngân hàng xử lýtài sản càng nhanh càng tốt.
Nhiều nhà đầu tư BĐScho biết thời điểm này “ôm” BĐS càng lâu giá càng tuột dốc, trong khi lãi suấtcao, áp lực trả nợ vay và nhiều chi phí phát sinh cho quảng cáo, môi giới.
Tại Công ty Địa ốcĐ. Th (Lương Định Của, quận 2) hiện có hàng trăm sản phẩm từ đất nền, nhà phố,biệt thự, căn hộ… bị ngân hàng xiết nợ rao bán thuộc các dự án Thế Kỷ, Thạnh MỹLợi, An Phú - An Khánh, Huy Hoàng. Góp mặt trong số đó, Techcombank đang rao bán5-7 nền tại dự án Văn Minh, khu E1, F1, nền biệt thự mặt tiền sông Giồng Ông Tố,diện tích 15x20m. Mỗi nền có giá trên dưới 12 tỷ đồng (tương đương 40 triệuđồng/m2).
Anh Ng.Q.S, nhânviên kinh doanh sàn giao dịch BĐS của một ngân hàng, cho biết đang rao bán mộtvài sản phẩm nhưng rất khó đến tay người dân vì giá cao, bởi những sản phẩm giáhời bộ phận tín dụng ngân hàng đã “tự xử” với nhau trước. Theo giám đốc một côngty tư vấn BĐS, những ngày gần đây liên tục có những khách hàng tìm đến nhờ bánnhững dự án BĐS đang bị xiết nợ với giá rẻ bất ngờ so với giá thị trường.
Những người bán đềuở trong thế buộc phải bán khi đã đáo nợ ngân hàng và nay đã đến thời hạn trả nợ.Cùng thời điểm này, nhiều người cần mua nhà với nhu cầu ở thực đã bắt đầu tìmđến những tài sản phát mãi. Nhiều chủ đầu tư đã phải “ngậm đắng nuốt cay” bánnhững dự án của mình với giá rẻ hơn đến 50%, thậm chí nhiều hơn.
Không dễ“tống” hàng rẻ
“Chỉ còn 3 ngày ngânhàng phát mãi, cần bán gấp nhà hẻm đường Bùi Đình Túy, phường 12, quận BìnhThạnh. Diện tích 4x12m, có gác đẹp. Giá bán 1,85 tỷ đồng, rẻ hơn thị trường 1 tỷđồng” - đó là thông tin được đăng trên một website mua bán nhà đất.
Khi chúng tôi liênhệ với người đăng tin, chị Ng.L. cho biết đang rao bán căn nhà trên cho mộtkhách hàng ở quận Bình Thạnh để trả nợ ngân hàng, nhưng gần một tuần nay chưa cókhách hàng nào ngỏ ý mua.
Từ thực tế trên chothấy thực trạng vốn vay đầu tư vào BĐS chiếm tỷ lệ lớn trong nợ khó đòi, nợ xấucủa các ngân hàng. Đứng trước bối cảnh này các ngân hàng buộc phải tính tớichuyện phát mãi tài sản thế chấp để quay vòng đồng vốn.
Để xử lý các khoảnvay mà khách hàng hoàn toàn mất khả năng trả nợ, ngân hàng không còn cách nàokhác là thỏa thuận với người vay hạ giá bán. Tuy nhiên, việc phát mãi địa ốcđang là vấn đề đau đầu của các ngân hàng.
Anh Ph.Ng.Đ., giámđốc một sàn giao dịch BĐS trên đường Trần Não, quận 2, than phiền: “Địa ốc phátmãi đã giảm giá khoảng 30% so với giá giao dịch trên thị trường, một số sản phẩmcó vị trí tốt nhưng “đỏ mắt” tìm người mua bởi thị trường chưa có dấu hiệu hồiphục, các nhà đầu cơ không dám mạo hiểm, còn người có nhu cầu nhà ở thực sự khóvay tiền mua nhà”.
Anh Đ. cho biết thêmthông thường các ngân hàng chỉ ký gửi tài sản phát mãi tại các sàn giao dịch BĐStrong 10-15 ngày với mức giá hấp dẫn, nếu sàn không bán được sẽ rút lại hoặcchốt giá cao hơn. Với thời gian ngắn như vậy, dù các sàn có đội ngũ môi giớigiỏi, uy tín cũng không tài nào bán được khi nhu cầu thị trường không có.
Theo các nhà môigiới, ở góc độ duy tâm, đối với những căn nhà bị ngân hàng phát mãi, người muatỏ ra khá e dè vì sợ “dớp”. Hơn nữa, muốn mua phải bỏ ra khoản đặt cọc lớn đểlấy sổ từ ngân hàng ra.
Thí dụ, chủ căn nhàđang thế chấp sổ cho ngân hàng để vay 1 tỷ đồng, khách đồng ý mua thì thanh toánsố tiền này cho chủ cũ để họ lấy sổ đỏ ra làm thủ tục công chứng, sau đó làm lạihợp đồng chuyển nhượng.
Đóng một khoản tiềnlớn ngay từ đầu và kèm theo tâm lý sợ rủi ro đã khiến nhiều khách hàng đắn đođối với địa ốc phát mãi. Lãnh đạo một ngân hàng cho biết để xử lý các khoản nợvay đáo hạn, ngân hàng đã báo trước cho khách hàng thời gian bán tài sản đểthanh toán. Nếu hết thời gian này, khách hàng không giải quyết được, ngân hàngmới phát mãi tài sản của họ.
Tuy nhiên, đây cũnglà việc “chẳng đặng đừng”, vì thời gian đưa tài sản ra phát mãi thành công phảitrải qua nhiều thủ tục khá rườm rà và mất cả năm trời để theo đuổi.
Theo SGĐT