Hơn mười năm trước, nhờ đa mưutúc trí, lão đã khiến cho tay hàng xóm bây giờ phải tức đến ứa máu. Ngày ấy gãđược giao thụ lý vụ án mà lão là một trong số những bị can.

Đơn kiện lão đượcgửi lên đến tận Trung ương. Những đứa kiện lão hầu hết là người trong nhà máy.Chúng nó kiện lão tham nhũng, nhận hối lộ, thiếu trách nhiệm khiến nhà máy tannát, đẩy hàng ngàn công nhân đến cảnh khốn cùng...

Lão vừa ở phường về. Các ông Ủyban đã giải quyết tất cả những yêu cầu lão đặt ra trong lá đơn kiện. Thằng chahàng xóm đã đuỗn mặt ra và phải đặt bút ký vào biên bản. Theo tinh thần của biênbản, muộn nhất là ngày mai gã phải mua nguyên vật liệu về xây bịt cái lỗ thủngxuyên từ khu nhà ổ chuột nhếch nhác sang khu đô thị mới khang trang và mẫu mựcnhất trong phường. Chỉ có điều lão không ngờ thằng cha hàng xóm ấy lại chính là"tay" Công an đã đặt bút ký vào bản kết luận điều tra đưa lão vào tù hơn mườinăm trước. Đúng là "trái đất tròn"!

Nói cho đúng thì nhà lão và nhàtay hàng xóm ấy nằm song song với nhau trong một cái ngõ cụt. Nhà lão là mộtngôi biệt thự ba tầng tọa lạc trên đám đất hơn ba trăm mét vuông. Mặt tiền là cảmột khoảng vỉa hè và đoạn đường nhựa nội bộ của khu đô thị mới có thể đậu dămchiếc ôtô con cả ngày mà không bị ai làm phiền. Còn nhà của tay Công an vốn làhai gian cấp bốn cuối một dãy tập thể ngày xưa, mới cơi nới thêm một tầng thấptè. Mặt tiền của cả dãy nhà tập thể là cái hẻm, cũng là hẻm cụt, chỉ đủ haichiếc xe máy tránh nhau. Bức tường đầu hồi của nhà tay Công an mặc nhiên trởthành hàng rào tự nhiên, hàng rào lịch sử, ngăn cách giữa khu dân cư cũ với khuđô thị mới. Thành ra, dọn về đây ở đã gần một năm mà lão không thật tỏ tườngngười nào bên nhà hàng xóm của mình. Tận đến tháng trước, khi căn phòng cơi nớicủa gian nhà ấy trổ chiếc cửa sổ hướng ra đô thị mới, lão mới loáng thoáng nhìnthấy một thằng bé gầy ngẳng, trạc tuổi con gái lão. Thằng bé ấy cũng hay thứckhuya như con gái lão. Nhiều đêm thức giấc đi tiểu, lão thấy phòng của hai đứavẫn sáng đèn. Có lần lão còn nhìn thấy thằng bé ấy đứng bên song cửa ngóng sangbên này.

Việc hàng xóm trổ cửa sổ "chiếutướng" phòng con gái, khiến lão khó chịu nhưng không thể bắt bẻ. Chỉ đến khihàng xóm đục cái lỗ phía góc bức tường đầu hồi thông ra con đường của khu đô thịlão mới điên tiết. Vì cái lỗ thủng ấy mà khoảng không gian ngõ cụt mặt tiền nhưsân riêng của nhà lão đã trở thành sân chơi công cộng. Chiều chiều, bọn trẻ connhư lũ chuột nhắt từ khu dân cư chui ra "diễn" đủ thứ trò. Mấy lần, từ trên bancông tầng hai nhìn thấy quả bóng của lũ trẻ rơi vào cây mai chiếu thủy trướccổng mà lão thấy buốt đến tận óc. Tối đến, đám đàn ông, đàn bà quần áo lôi thôilếch thếch từ khu ổ chuột lũ lượt vượt qua cái lỗ thủng sang đi bộ dưỡng sinh.Trước khi về họ còn dàn hàng trước con ngõ cụt sực nức hoa lan, hoa mai trướcnhà lão để nhảy nhót, uốn éo, trò chuyện từ con cá lá rau đến chuyện nước Ý sắpvỡ nợ. Phải mất cả tuần mất ngủ nghĩ nát óc như cái thuở mắc vào vòng lao lý lãomới đặt bút viết đơn. Có điều, cái thuở hơn mười năm trước là lão nghĩ cách đốiphó với việc người ta kiện lão. Còn bây giờ là việc lão nghĩ cách kiện người ta.May sao cả hai lần nghĩ suy, tính toán đường đi nước bước kỹ càng, lão đều đãđạt được mục đích...

Hơn mười năm trước, nhờ đa mưutúc trí, lão đã khiến cho tay hàng xóm bây giờ phải tức đến ứa máu. Ngày ấy gãđược giao thụ lý vụ án mà lão là một trong số những bị can. Đơn kiện lão đượcgửi lên đến tận Trung ương. Những đứa kiện lão hầu hết là người trong nhà máy.Chúng nó kiện lão tham nhũng, nhận hối lộ, thiếu trách nhiệm khiến nhà máy tannát, đẩy hàng ngàn công nhân đến cảnh khốn cùng. Là người trong cuộc, lão biếtnhững điều người ta tố cáo đều đúng sự thật, thậm chí còn chưa hết lỗi lầm màlão đã gây ra. Bắt đầu là chuyện lão bày trò "xóc ốc" thay đổi nhân sự, điềuchuyển vị trí công tác để người ta phải thậm thụt mang phong bì đến tận nhà lãocậy nhờ, xin xỏ. Vì cái sự bố trí lại nhân sự mà nhà máy bắt đầu làm ăn đixuống.

Chẳng sao, lão đổ thừa cho cơ chếvà công nghệ lạc hậu. Mà công nghệ lạc hậu thì phải mạnh dạn đổi mới. Sau mộtvài chuyến đi nước ngoài tham quan, học tập, lão quyết định nhập cả một dâychuyền sản xuất ở một nhà máy từ nước ngoài về. Lão không ngờ chuyến đi nhậnhàng cuối cùng lại là kết quả của chuỗi những tính toán lừa đảo của đối tác màkẻ tiếp tay là gã trưởng phòng đối ngoại do lão vừa bổ nhiệm - nói cho chính xáclà lão "bán" với giá cao nhất trong số những kẻ muốn "mua". Chính lão được tậnmắt nhìn cái dây chuyền ấy đang sản xuất ra sản phẩm.

Trước khi đặt bút ký vào hợp đồngmua dây chuyền ấy về, lão đã hội ý với tập thể lãnh đạo ở nhà và cả đám tùy tùngđi cùng. Trong lễ ký ấy, lần đầu tiên lão biết thế nào là vị thế của một trưởngđoàn khi làm việc với công ty nước ngoài. Sau  tiệc chiêu đãi, đích thân thằnggiám đốc đối tác đưa lão đi thư giãn. Đây là lần đầu tiên lão được biết ở nướcngoài người ta "làm ra làm, chơi ra chơi"! Không phải một mà là hai cô gái trẻcực kỳ xinh đẹp chiều chuộng lão đủ ngón nghề như thể các cung tần mỹ nữ phục vụvua chúa ngày xưa...

Ngõ hai nhà và cái lỗ thủng
Minh hoạ: Nguyễn Đăng Phú.

Về nước, lập tức lão phảiđôn đáo đi lạy lục một số ngân hàng vay bằng được mấy chục triệu đô đểchuyển cho đối tác. Việc vay tiền, lão cũng phải "xé rào" bằng cách bímật "lại quả" cho mấy ông chức sắc mấy cái ngân hàng cho vay hàng tỷđồng. Tất nhiên việc xé rào này lão cũng đưa ra bàn bạc tập thể, buộcmọi người phải đồng thuận. Những khoản "lại quả" này đành phải "biếnbáo" vào giá thành lắp đặt hay công vận chuyển dây chuyền sản xuất mới.Trước khi dây chuyền sản xuất mới bắt đầu vận hành, phía đối tác nướcngoài còn mời lão đi tham quan thêm ở một nước thứ ba. Thêm một lần nữalão lại bất ngờ về các kiểu ăn chơi và khoản tiền "hoa hồng chữ ký" nửatriệu đô mà đối tác tặng riêng cho lão. Phía đối tác giải thích rằng đólà "thông lệ" bên họ và đâu đó ở Việt Nam cũng có khoản tiền 10 phầntrăm "lại quả" sau khi nhận được một công trình xây dựng hay công trìnhgiao thông nào đó. Và bọn đối tác có cách chuyển tiền về cho lão thậtkín đáo và tuyệt đối an toàn.

Có tiền, lão đã nhờ thằng em traicất giữ giúp. Em trai lão vốn ma lanh trong giới buôn bán bất động sản, đã quyđổi ngay nửa triệu đô thành nhà, thành đất. Chuyện này vợ con lão không hề biết.Vì thế, tận đến ngày lão ra tù, vợ con vẫn đinh ninh là lão chỉ mắc hai tội là:Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và làm trái nguyên tắc gây thất thoátlớn. Tội "thiếu trách nhiệm" và tội "làm trái nguyên tắc" là hiển nhiên nên từkhi bị bắt cho đến khi ra tòa, lão đã khai báo rất thành khẩn.

Điều lão không ngờ được là dâychuyền sản xuất vài chục triệu đô nhập từ nước ngoài về chỉ vận hành được vài batháng là trục trặc. Vì cái sự trục trặc mà lão phải tiếp tục vay ngân hàng thêmtiền tỷ để sửa chữa. Rốt cuộc, cuộc cách mạng "đổi mới công nghệ sản xuất" đãbiến nhà xưởng thành những ngôi nhà hoang đựng đống sắt vụn mà đối tác thải ra.Hàng ngàn công nhân mất việc, không lương dồn phẫn uất vào những cuộc "tụ họphành lang" bới lông tìm vết. Có đứa đi nước ngoài cùng lão bắt đầu "soi" lạithời gian biểu của từng người trong đoàn ở nước ngoài. Rồi những lá đơn kiện lãobắt đầu xuất hiện. May mà tất cả những quyết định mua bán ở nước ngoài đều đượcbàn bạc tập thể nên tội "thiếu trách nhiệm" của lão cũng giảm nhẹ được phần nào.Nhưng bỗng một hôm, trong buổi lấy cung, tay Công an hàng xóm bây giờ đột nhiênvặn vẹo lão về việc có hay không việc đối tác nước ngoài "lại quả" cho riêng lãonhư đơn tố cáo. Tay hàng xóm đã khiến lão suýt "đứng tim" khi lục vấn về chuyệnđối tác mời riêng lão đi nước thứ ba. Hình như gã đã biết được điều gì. May màlão đa mưu, túc trí nên phán đoán ra rằng gã  chưa có chứng cứ cụ thể về khoảntiền hoa hồng nửa triệu đô mà lão đã nhận. Vậy là sau hàng chục buổi xét hỏi,không tìm được chứng cứ lão nhận tiền của đối tác, cơ quan Công an đành tạm khéplại việc điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát...

Hôm nay tình cờ gặp lại nhau,biết lão đang ở trong ngôi biệt thự dăm chục tỷ, tay hàng xóm sẽ nghĩ gì và làmgì nhỉ? Lại nghĩ, lúc còn đương chức đương quyền đã chẳng làm gì được lão, huốnghồ bây giờ là Công an về hưu. Nghe mấy ông phường nói, năm ngoái chính quyền đãphải tạo điều kiện giúp đỡ gã vào chân đội trưởng đội bảo vệ của siêu thị mới mởtrong phường để có thêm thu nhập nuôi con học thêm, học nếm gì đó...

Miên man nghĩ ngợi một lúc, lãobình tâm trở lại rồi mở tủ lạnh lấy chai rượu ngon mang lên chiếc ghế dài bêncạnh mấy chậu cây cảnh quý trên sân chơi tầng hai đợi con gái ở trường về lo cơmnước. Sự yên tĩnh, men rượu và hương các loài hoa quý đã đưa lão vào giấc ngủ...

Tiếng xôn xao ở dưới ngõ khiếnlão chợt tỉnh. Đã xế chiều. Chắc lũ trẻ lại chui ra đá bóng đây. Nhưng hóa rakhông phải. Đó là tiếng gạch, tiếng bay của thợ xây. Lại có cả tiếng trẻ con,người lớn mà lão nghe câu được, câu chăng. Lão nhỏm dậy, đi ra nép sau cây Sanhbẩy tán nhìn xuống. Thì ra tay hàng xóm đang xây bịt cái lỗ thủng trong sự nhaonhao phản đối của mấy người trong khu dân cư ổ chuột. Tay hàng xóm phải giơ biênbản do phường mới lập buổi sáng cho mọi người xem. Mọi người vẫn không chịu. Họcho rằng suy cho cùng cái lỗ thủng ấy chẳng hề ảnh hưởng gì đến mỹ quan và anninh trật tự của đô thị mới. Họ còn lớn tiếng nói rằng sẽ kéo đến phường kiện.Vì từ ngày khu đô thị mới mọc lên trên cái đầm và cánh đồng vốn là chỗ thoátnước của cả vùng khiến mỗi khi mưa xuống, con hẻm trở thành rãnh nước lội ngangđầu gối. Tay hàng xóm thông báo rằng phường đang có kế hoạch bê tông hóa cả conhẻm lên ngang bằng đường nhựa của đô thị. Mọi người lại nhao nhao nói rằng, tônđược cái hẻm thì mưa xuống nước càng đọng lâu trong nhà. Tay hàng xóm lại phảigiải thích:

- Sự thể đã thế rồi, nhà nào nhànấy phải tự tìm cách khắc phục. Ai có tiền thì tự tôn nền lên. Ai chưa có tiềnthì mua máy bơm, mua ống nhựa dẫn nước ngập từ trong nhà ra tạm cái hố ga của đôthị cạnh nhà tôi...

Xem ra tay hàng xóm này có vẻ kỷcương và biết điều ra phết. Nghe gã giải thích, mọi người lảng dần. Nhưng trướckhi bỏ đi có đứa còn buông một câu:

- Bác cứ xây bít, sẽ có tối chúngtôi giả vờ là trẻ con nghịch ngợm ra phá...

Tay hàng xóm cười hiền lành:

- Ấy chết. Đây là tường bếp nhàtôi. Tôi đâu ngờ việc hiến một mảng tường cùng cái góc bếp này cho cả khu tiệnviệc đi lại sinh hoạt lại gây phiền phức đến thế. Các bác mà phá là mọi sự lạiđổ lên đầu tôi. Hàng chục ông bà chủ các biệt thự bên đô thị mới cùng ký vào đơnkiện tôi chứ có ít đâu. Thôi thì xóm mình muốn ra khu đô thị tập tành, lại đitheo lối cũ vậy.

Nghe tay hàng xóm nói câu ấy, lãomỉm cười mãn nguyện rồi lặng lẽ rời cây bẩy tán vào phòng.

Vừa lúc ấy con gái lão về. Đứacon gái là niềm tự hào, là niềm an ủi lớn nhất đời lão. Ngày lão đi tù nó mớimười tuổi. Cái hôm tòa tuyên án xong, vợ con lão đón ở hành lang phòng xử khócnhư mưa như gió. Khi lão bước lên chiếc xe thùng chở phạm, mẹ nó gào lên rằng:"Anh vì nhà máy mà gặp nạn. Mẹ con em tin anh vẫn là người tốt". Có lẽ vì niềmtin ấy mà vợ lão đã dạy dỗ nó thành đứa con hiền thục giỏi giang như ngày hômnay. Cũng vì niềm tin ấy mà khi ra tù lão đã phải bàn với thằng em vẫn đứng tênchủ ngôi biệt thự này và bố con lão chỉ là người họ hàng ở nhờ và trông coigiúp.

 Ngày ra tù, lấy lý do là xấu hổvới bà con khu phố cũ, lão về ở luôn ngôi biệt thự của thằng em trai. Trong bữacơm đoàn viên, thằng em nói rằng, ngôi biệt thự này mua chỉ để chờ được giá sẽđẩy đi. Vì thế nó nhờ anh trai đến trông nom giúp. Lão đồng ý với điều kiện:"Chú phải đăng ký tạm trú cho hai bố con tôi về ở cùng". Thằng em chấp thuận vàđứng ra lo liệu mọi thủ tục giấy tờ. Vậy là từ sau hôm ấy, vợ lão vẫn trụ lạingôi nhà cũ. Còn bố con lão mặc nhiên được hưởng mọi thứ tiện nghi trong ngôibiệt thự của chú em giàu có. Con gái lão thuộc diện hoa khôi của một trường đạihọc, lại đang sống trong ngôi biệt thự sang trọng khiến bọn con trai nhà giàu cứnhư từ trên trời rơi xuống trước ngõ. Mấy tháng trước, chiều nào cũng nhữngchiếc ôtô hạng sang đến đậu ở cái ngõ cụt này. Lão không dám ra mở cổng hay tiếpkhách cùng con gái, sợ lũ trẻ hỏi đến quá khứ. Lão chỉ đứng trên ban công tầnghai,  nép bên cây Sanh bẩy tán quan sát mà thấy sướng râm ran trong lòng. Đứanào đến cũng có quà, có hoa mang từ ôtô xuống. Đứa nào cũng ăn diện ngất trời.Nhưng không hiểu sao, gần một tháng nay, chẳng thấy chiếc ôtô nào đến nữa. Haychúng nó đã biết sự thật về lão. Hay con gái lão đã chọn được một đứa nào trongsố đó. Hay tại cái lỗ thủng và lũ trẻ nghịch ngợm chiếm chỗ đậu xe của chúng.Những chiếc xe tiền tỷ mà bị lũ trẻ làm xước sơn hay làm vỡ đèn thì mất toi hàngchục triệu. Hay là... Lão còn đang tự vấn như vậy thì con gái lão từ trong nhàđể xe bước ra phòng khách với vẻ mặt ỉu xìu. Lão muốn nó vui trở lại, liền hỏi:

 

- Con có thấy cái hố đen trướccửa nhà mình vừa bị bịt lại rồi không?

Con gái lão hỏi lại:

- Hố đen nào, thưa bố?

Lão chỉ sang phía bức tường hàngxóm:

- Cái lỗ thủng như cái hố đenngòm mà chiều chiều "lũ chuột nhắt" khu bên kia chui sang bên này phá phách đấythôi.

Con gái nhìn lão như nhìn ngườixa lạ. Lát sau nó mới thốt lên:

- Sao bố lại nói thế. Con thấynhững đứa trẻ khu bên ấy cũng đáng yêu đấy chứ.

- Đáng yêu cái nỗi gì. Con cóbiết vì chúng nó mà những chiếc ôtô tiền tỷ không dám đậu trước cổng nhà mìnhnữa không?

- Bố nhầm rồi! Những chiếc ô tôkhông đến nhà mình nữa là do con yêu cầu... Là vì con đã có người yêu...

- Con đã có người yêu? Có phảithằng bé đẹp trai như diễn viên điện ảnh đi xe Camry ba chấm, lần nào đến cũngmang theo một bó hồng vàng và một hộp quà thắt nơ hồng không? Bố thấy thằng béấy có vẻ lịch thiệp và xứng với con nhất.

- Thưa bố, không phải những ngườiấy mà là một anh ở khu bên kia thôi.

Lão ngạc nhiên hỏi lại con gái mànhư tự hỏi mình:

- Khu bên kia? Chuyện hoangđường! Bố không thấy một thằng nào sánh được với những chàng trai đã đến chơicái nhà này.

Con gái lão ngồi xuống ghế và trảlời một cách tự tin:

- Thưa bố, nếu bố biết được trongsố những đứa trẻ mà ban nãy bố gọi là lũ chuột nhắt, có đứa vừa vượt qua cuộcthi tháng của "Đường lên đỉnh Olympia". Có đứa đã có nhiều thơ đăng trên Báo"Hoa học trò". Có đứa đoạt giải nhì học sinh giỏi toán toàn quốc. Có đứa...

Đến lượt lão nhìn con gái nhưnhìn người xa lạ rồi ngắt lời nó:

- Cứ cho là như thế đi. Nhưng bốmuốn biết về người yêu của con...

- Anh ấy cũng từ những đứa trẻ ấylớn lên. Bẩy năm trước anh ấy từng đoạt giải nhì học sinh giỏi tin học toànquốc. Bây giờ anh ấy đang là giảng viên ở trường con.

- Sao bố chưa thấy nó ló mặt sangnhà mình bao giờ nhỉ?

- Chúng con chỉ trò chuyện vớinhau ở trường và chat qua mạng.

- Vậy gia cảnh của nó thế nào?

- Chúng con đến với nhau đâu phảivì gia cảnh? Mà, trong số hàng chục chàng trai đã đến với con, chỉ riêng anh ấylà biết cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh của nhà mình thôi.

- Sao, nó đã biết gì về nhà mình?

- Trước khi nhận lời yêu anh ấy,con đã nói rất thật. Rằng bố mới được trả lại quyền công dân. Rằng ngôi biệt thựnày là của chú ruột đang chờ bán...

Một lần nữa lão lại phải ngắt lờicon gái:

- Nhưng nhà nó ở chỗ nào? Bố mẹnó làm gì?

Con gái lão nhìn sang ngôi nhàtrước mặt. Gương mặt nó như rạng lên. Nhưng đôi mắt nó lại rơm rớm lệ. Lát saunó mới nghẹn ngào mà nói rằng:

- Bố anh ấy vừa phải xây bịt lạicái lỗ thủng mà ban nãy bố gọi là hố đen ấy. Thực ra chính con là người đưa ragợi ý để người yêu con bàn với gia đình anh ấy hiến chút đất để khu bên ấy cómột lối sang bên này. Con muốn mọi người bên ấy đi lại, tập tành không phải đivòng gần hai cây số như trước nữa. Con muốn được ngắm, được làm quen với nhữngđứa trẻ lam lũ mà ẩn chứa bao tài năng. Chính chúng nó mai sau sẽ làm giàu chođất nước này chứ không phải những thiếu gia chỉ quen đốt tiền của bố mẹ...

Lão ngớ người ra một lúc rồi mớilắp bắp hỏi thêm được một câu:

- Vậy chúng mày đã yêu nhau đếnmức nào rồi?

- Thưa bố, đủ để chúng con có thểsống chết vì nhau...

Đến thế rồi cơ à! Cứ nhìn vào đôimắt của con gái, đủ biết điều nó vừa nói là từ gan ruột. Lão không thể nói gìvới con gái vào lúc này. Có lẽ lão sẽ lại phải mất ngủ, phải nghĩ ngợi nhiều hơnhai lần trước mới hy vọng tìm ra được một cách ứng xử đúng đối với đứa con gáimà suốt cuộc đời này lão luôn sẵn sàng sống chết vì nó.

Truyện ngắn của Nguyễn Xuân Hải
VNCA