Suy cho cùng, ngôi nhà là chốn đi về đểngơi nghỉ, để sống trong một không gian mang tính cách rất tư riêng. Cho nênkiến tạo những góc thư giãn ở ngôi nhà phụ thuộc rất nhiều vào chính chủ nhâncủa nó.

Có người thíchlàm một nơi riêng biệt thư giãn, đọc sách, nghe nhạc xem phim hay đắm mình trongvườn kiểng thu nhỏ... Nhưng có người vì điều kiện không cho phép hay do ý thíchmà tổ chức góc thư giãn trên sân thượng, trong phòng sinh hoạt chung gia đình,trong phòng làm việc, phòng thờ tự... và thậm chí ngay trong nhà bếp.

Ngôi nhà và nơi thư giãn
Ban công - không gian nghỉ ngơi quen thuộc

Bên cạnh những ngôi nhà có sânvườn, diện tích rộng thường làm một kiốt ngoài vườn để vui chơi, đàn đúm bè bạn,gia đình... hoặc sẽ có nhiều vị trí để chọn lựa. Riêng nhà phố, nhà ống thườngtổ chức khu thư giãn ngay trên sân thượng. Ở đây thanh vắng, biệt lập so với cáckhông gian khác theo chiều thẳng đứng của ngôi nhà phố và cũng dễ thiết kế mộtkhoảng không mở.

Theo kiến trúc sư Nguyễn DuyLiêm, sân thượng thuận lợi để có thể tổ chức những mảng xanh cây cỏ vì kỹ thuậttrồng cây trực tiếp, chống thấm, hệ thống thoát nước ở vị trí này đã hội đủphương cách thực hiện và thích ứng tốt. Từ đó có thể kết hợp với bếp ăn ngoàitrời, quầy bar hay làm lam (pergola) cho cây dây leo mọc, treo giàn phong lanlấy bóng mát và sắc màu tự nhiên.

Phòng thờ tự cũng thường đượcthiết kế tại vị trí “chóp” của ngôi nhà, kết nối với sân thượng có hoa cỏ, câykiểng. Vì ở đây thoáng thích hợp cho không gian tâm linh. Qua đó, có thể kết hợpvới nơi đọc sách, nơi lưu giữ những kỹ vật gia đình; một bàn trà, ghế phôtơi...đủ để thong dong, tĩnh tại.

Ngay cả tầng hầm cũng tổ chứcđược một khu vực vui chơi. Căn nhà ở đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 vừa mớithiết kế, lấy căn hầm làm nơi để xe và phòng hát karaoke; KTS Liêm cho biết, doý thích của gia chủ.

Nhờ vào tường tầng hầm dày, âm xuống mặt đất 1,5m nên yếutố cách âm khá tốt. Ngoài ra, kiến trúc sư Liêm còn thiết kế tại đây một bồn tắmmassage và hệ cầu thang thứ hai đi từ cuối nhà lên tầng trệt. Để tạo đối lưukhông khí và lấy sáng cho tầng hầm, thiết kế chừa 2m ở khoảng thông hành địadịch sau ngôi nhà làm giếng trời.

Ngôi nhà và nơi thư giãn
Nhà phố, thường bố trí góc thư giãn nơi tầng thượng

Có gia chủ lại thích chọn khônggian bếp làm nơi gặp gỡ gia đình, bè bạn vui chơi ăn uống... Khi đó, tại bếp cótrang bị quầy bar kết hợp, có gắn đặt tivi, có võng, ghế phôtơi, giá đựngbáo...; nhiều khi cho bà nội trợ vừa “chăm” món ăn vừa thư giãn tại chỗ. Và,chọn bếp làm vị trí trung tâm ngôi nhà – như nơi giao tiếp, sinh hoạt chung,nhất là nhà có nhiều thế hệ cùng ở vì người lớn tuổi không thuận tiện để đi lênnhững tầng cao.

Những phòng cơ bản như phòngkhách, phòng sinh hoạt chung hay phòng làm việc đều có thể thiết kế chung vớinơi thư giãn gia đình – đọc sách, nghe nhạc xem phim, ăn uống nhẹ. Ngoài ra,theo kỹ sư xây dựng Nguyễn Văn Bắc thì những khoảng lùi – hành lang quanh ngôinhà đều làm nơi nghỉ ngơi vui chơi hóng gió được cả; “và nhất là những khoảngđệm này sẽ giải nhiệt tốt cho căn nhà”. Có những ngôi nhà, chủ thích tổ chức sânvườn dù nhỏ, nối liền với khu vực vệ sinh, massage, xông hơi...; một lối thưgiãn thật sự với “thế giới” tự nhiên; “và điều này không khó để thiết kế xâydựng, chủ yếu cần có diện tích thích hợp”, kỹ sư Bắc nói.

Dù kiến tạo không gian để “thởphào” nhẹ nhõm ngay trong ngôi nhà ở chỗ nào đi nữa, theo các nhà chuyên môn,thì điều cần quan tâm là yếu tố thông thoáng và sáng tự nhiên là hữu hiệu nhấtvà càng có nhiều cây cỏ xanh cành thêm mát.

Theo Ngôi nhà và nơi thư giãn