Nam vương "ao làng": Có gì đáng tự hào?

Có lẽ đã đến lúc Cục nghệ thuật biểu diễn nên siết chặt hơn những trường hợp chưa được sự cho phép mà đã tự nhận đại diện quốc gia để ra nước ngoài "thi chui" nhan sắc ở các cuộc thi "ao làng".

Có lẽ đã đến lúc Cục nghệ thuật biểu diễn nên siết chặt hơn những trường hợp chưa được sự cho phép mà đã tự nhận đại diện quốc gia để ra nước ngoài "thi chui" nhan sắc ở các cuộc thi "ao làng".

Những ngày qua, khi mà thông tin Nguyễn Văn Sơn đăng quang tại một cuộc thi mang tên Mister Global 2015 xuất hiện trên khắp các mặt báo Việt Nam, dư luận bắt đầu xôn xao tranh cãi về vấn đề xấu đẹp của anh chàng này, chuyện tự hào hay không tự hào về danh hiệu này cũng được lôi ra mổ xẻ. Người bên phe "tự hào" về danh hiệu này cho rằng lâu lắm rồi Việt Nam mới lên ngôi tại một cuộc thi nhan sắc quốc tế, sao không tuyên dương, tự hào mà lại phạt người ta khi nam vận động viên đi thi mà chưa được cấp phép. Tuy nhiên, cũng giống như quy luật của cuộc sống: cái gì làm mà không đàng hoàng thì đa số điều là sai trái, đều không đáng tự hào. Nói chi đây là việc bạn đi ra ngoài và tự nhận mình là đại diện nhan sắc của một quốc gia.


Chỉ có 7 cuộc thi nhan sắc quốc tế xứng đáng với niềm tự hào quốc gia

Hằng năm, trên thế giới có hàng trăm cuộc thi nhan sắc được tổ chức khắp mọi nơi với đủ mọi danh hiệu "thượng vàng hạ cám" do chính BTC đặt ra. Tuy nhiên, hệ thống cuộc thi nhan sắc quốc tế đã thiết lập nên 2 nhóm cuộc thi rất rõ ràng để phân biệt cao thấp với hằng hà sa số cuộc thi ngoài kia. Về phía nữ, thế giới có hệ thống The Big Four - 4 cuộc thi Hoa hậu lớn nhất thế giới gồm: Miss World, Miss Universe, Miss Earth và Miss International. Phía các cuộc thi nhan sắc của đấng mày râu còn hạn chế hơn khi chỉ công nhận Grand Slam Men bao gồm 3 cuộc thi: Manhunt International, Mister World và Mister International.

Điều này giải thích tại sao các cơ quan nhà nước luôn siết chặt khâu xét duyệt việc đề cử người đại diện Việt Nam tham dự các cuộc thi quốc tế. Bạn không thể lấy lí do bạn đi "thi chui" hên xui, đoạt giải rồi thì về bắt mọi người tự hào về cái danh hiệu mà không ai biết là gì. Vì nếu lỡ bạn không đoạt giải và có những hành động làm xấu mặt hình ảnh quốc gia, đến lúc đó vài triệu tiền nộp phạt liệu có đủ để cứu vớt tất cả?





Trường hợp Nguyễn Văn Sơn cũng tương tự như thế, thậm chí có phần phản cảm hơn với những chuyện hậu trường sau đó. Bỏ qua những bàn tán về vẻ đẹp của anh chàng này, danh hiệu Mister Global vốn dĩ ít ai biết đến vì nó chỉ mới tổ chức được 2 lần. Lần đầu tiên,  Hữu Vi - một gương mặt không mấy ấn tượng trong showbiz Việt - bất ngờ đi thi mà đoạt giải Á Vương 3, lần này thì đại diện Việt Nam đã "nhảy" lên đến ngôi vị Nam vương. Nhiều người lạc quan chắc đang tự hỏi liệu có phải Việt Nam đang vươn lên như một thế lực mạnh của thế giới nam thần thế giới? Câu trả lời chắc chắn là không khi mà họ biết rằng thành phần giám khảo là một người đến từ... Việt Nam và được giới thiệu là Hoa hậu Đông Nam Á Thu Vũ (?!). Rồi anh chàng chụp ảnh người Việt trong ê-kíp đi cùng Văn Sơn sang tham dự kiêm luôn... nhiếp ảnh gia cho các thí sinh trong phần thi ảnh và làm giám khảo luôn cho phần thi này (?!). Và "ngôi sao" biểu diễn trong đêm thi là Yến Trang và một cái tên ít ai biết đến - Chí Thành cũng đến từ Việt Nam. Thậm chí, khi vào phần wiki tiếng Anh nói về Mister Global, người ta chỉ thấy list dài các trang báo tại Việt Nam nói về cuộc thi này chứ hiếm thấy một trang tin về nhan sắc quốc tế uy tín nào đề cập tới. 


Có phải ai "thi chui" cũng ngây thơ, không biết gì?

Khi được hỏi lí do tại sao không xin phép Cục nghệ thuật biểu diễn khi tham dự Mister Global, Văn Sơn giải thích do ngày anh nhận lời tham dự cuộc thi quá sát ngày tập trung thí sinh nên ê-kíp không kịp xin phép, mặc dù anh vẫn có đủ thời gian chuẩn bị cả một ê-kíp hùng hậu sang Thái Lan hỗ trợ. Nhưng có lẽ thí sinh này quên một điều rằng: liệu lúc đó giả sử kịp thời gian xin phép thì anh này có chắc chắn được cơ quan nhà nước cấp phép mang trên mình tấm bảng đại diện quốc gia đi thi? Phần trăm điều này xảy ra là con số 0 khi mà Văn Sơn là một gương mặt hoàn toàn mới, không có giấy phép hành nghề người mẫu và chưa đoạt bất cứ một giải thưởng nào trong nước. Trường hợp "tiền trảm hậu tấu" này xảy ra khá thường xuyên và các thí sinh đi thi luôn đưa ra lí do "không kịp thời gian xin phép". Có lẽ đã đến lúc các cơ quan nhà nước nên siết chặt hơn nữa việc quản lý những người mẫu, người đẹp mang danh đại diện quốc gia ra nước ngoài tham dự các cuộc thi. 


Công chúng nghĩ đơn giản rằng họ cũng muốn đi thi để mang lại vinh dự cho quốc gia nên có trách phạt thì cũng nên nhẹ nhàng. Nhưng có chắc những người này họ ra đi là để vì vinh dự đất nước hay vì danh hiệu cá nhân? Nên nhớ, ở showbiz Việt, hễ bạn có một danh hiệu dù lớn hay nhỏ thì bạn đã có thể bước chân vào thế giới này. 


Kết

Theo như những cập nhật mới nhất, đại diện của Cục nghệ thuật biểu diễn đã lên tiếng khẳng định họ không công nhận danh hiệu của Nguyễn Văn Sơn và cá nhân anh khi trở lại Việt Nam có thể sẽ bị phạt từ 15-30 triệu đồng. Ở một diễn biến khác, ê-kíp của anh chàng nam vương này vẫn thông báo rằng Văn Sơn đang bận quay quảng cáo ở... Thái Lan. Hai phản ứng trái ngược này có vẻ rất quen thuộc: đi thi chui - bị phạt - hứa sẽ hoàn thiện bản thân - nộp phạt và sau đó đường hoàng bước chân vào showbiz...
Theo MASK


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.