Hai người bạn trong hoàn cảnh giống nhau, nhưng khi đã lập gia đình, mỗi người lại theo đuổi một ý tưởng.

Truyện kể về hai ông bố cưới một ngày, vui thay được hai người con trai cùng một năm. Bề ngoài hai đứa con ấy giống nhau như hai anh em sinh đôi. Bố của Thâm và bố của Cay, ngày mới cưới, đời sống kinh tế không có gì khá giả lắm. Bố của Thâm thường bảo với vợ:

- Chúng mình đã có em Thâm là đủ lắm rồi, kinh tế không dồi dào thì cũng chẳng sao, sẽ nuôi con khôn lớn học hành chu đáo.

Bố của Cay thì ngược lại, ông không thấy vui khi có đứa con trai đầu lòng, bởi trong ông còn nhiều khao khát về của cải giàu sang, mơ màng mà ông đã thực hiện mọi mánh lới để làm giàu. Qua thời gian không lâu ông trở nên giàu có. Nhưng cũng từ đó, tình cảm đôi bạn trước đây dần dần trở nên cách biệt. Thật nghiệt ngã! khi người ta đã quá giàu thì người ta cảm thấy không cần người bạn nghèo như thế vì sợ phải chịu sự quấy quả.

Khi Thâm và Cay đã lớn đến tuổi kết bạn, cùng ở làng, hai gia đình có hai người con gái đang tuổi dậy thì. Hoa là con nhà giàu sang, được cha mẹ nuông chiều, chỉ ăn chơi không chịu học hành, muốn gì được đấy. Còn Tàn chăm chỉ chịu khó mọi việc trong nhà ngoài đồng cô đảm đang. Lại dịu dàng, cô thường dấu kín nhan sắc của mình trong bộ quần áo lao động bạc màu. Cô bảo: “Như trăng đến rằm mới tròn”.


Sự thường, khi một người con trai đi tìm một người bạn gái thì chỉ nhìn vẻ hào nhoáng bề ngoài. Vì thế, Thâm quên hết thân phận mình, đem tình yêu đơn phương đến với Hoa. Khi người ta đã say mê cái đẹp thì không thấy được cái xấu nên cái gì cũng dung thứ được cả. Hoa đối với Thâm chỉ như trò chơi tiêu khiển, có khi cô nói ra miệng những lời nói rất ngoa như: “Đũa mốc lại chòi mâm son”. Nhưng với tình cảm ban đầu quá ngây thơ, chân thành nên Thâm không chấp những lời ấy.

Anh không biết tình yêu đơn phương là thế nào? Khi biết chuyện giữa hai người Cay nhảy vào cuộc. Cay biết chắc chắn rằng con nhà giàu như Hoa với gia đình anh thì làm gì còn đối thủ. Nên anh có thể diễn tập cùng Hoa một vở tình ban đầu ngay trước mắt kẻ đáng thương như Thâm, không tiếc lời giễu cợt.

Thâm quay về đầy tuyệt vọng. Anh nhìn mình với Cay thì hai người cũng không hơn không kém, chỉ tội là anh nghèo còn Cay thì thật giàu sang. Anh thấy ân hận khi nghĩ đến “Thấy người sang bắt quàng làm họ”. Anh tỉnh dậy sau cơn ác mộng đó và còn được an ủi vì anh được học hành.

Khi kết bạn, người ta thường nói là duyên trời se định. Hình như Tàn là nột cô gái thông minh đã đọc được hết tâm tư tình cảm của anh học trò nhà nghèo kia mặc dù chưa một lần hai người được nói chuyện với nhau. Có lẽ mải học nên anh không nhìn thấy trong thế giới tình yêu người ta phải mất nhiều thời gian khám phá mới tìm thấy một kết quả còn vất vả hơn là tìm kết quả của một bài toán khó.

Cái gì đến rồi sẽ đến. Cay cưới Hoa còn Thâm cưới Tàn. Hai đôi tân hôn ấy nếu bề ngoài thì cũng khó nhận thấy đôi nào đẹp hơn, chỉ biết là Thâm và Tàn thì nghèo còn Cay và Hoa thì giàu sang. Nhưng thật ra, vật chất cũng không phải là quyết định cho hạnh phúc lứa đôi. Cay và Hoa sống trong nhung lụa một thời, đúng như đời thường nói “hạ thực sơn băng”, cả hai chẳng chịu học hành chỉ thích học đòi. Sống hoàn toàn lệ thuộc vào vật chất, khi vật chất đã cạn thì tình cảm cũng vơi. Còn Thâm và Tàn thì lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc như ngày cưới.

Một con người mà chưa mất tính thì một lúc nào đó họ có thể nhìn lại mình so với người khác. Biết trước đây Thâm đã có một thời yêu Hoa tha thiết, còn Cay đối với Tàn thì chưa bao giờ nhìn thấy sự tuyệt vời trong người con gái kín đáo ấy. Bây giờ được chiêm ngắm, Cay cảm thấy như bị thua thiệt.

Cay bảo Thâm:

- Bây giờ cậu làm bạn với mình như trước không?

Thâm trả lời:

- Còn chứ, lúc nào chẳng thế.

Cay nói tiếp:

- Mình có yêu cầu này chắc cậu cũng đồng ý chứ?

- Thì cứ nói xem nào.

- Cậu đổi cho tớ Tàn, còn tớ trao Hoa cho cậu, vì tớ ân hận nếu trước đây tớ không xen vào thì Hoa đã là của cậu rồi.

Thâm bảo:

- Nếu thế thì cậu thành tớ còn tớ thành cậu.

Câu chuyên tưởng như vui đùa nhưng thật ra Cay lại thích Tàn từ khi vàng bọc kỹ nay lộ loá cả mắt.

Tàn là người vợ chung thủy, dịu dàng và hy sinh nên đôi bạn ấy có lối sống rất đặc biệt.

Thâm đi làm ở công sở, ngày nào anh cũng về đúng giờ. Vì thế, ngày nào anh cũng gặp bất ngờ trên đoạn đường gần nhà. Biết Thâm đi làm về nên bao giờ Tàn cũng dành ra ít phút để đợi sẵn ở một lùm cây nào đó bên đường. Khi chồng về, cô khẽ đi đằng sau kiểu như từ trên trời rơi xuống. Thâm lại được bất ngờ âu yếm ngay trên đường, thường mỗi lần như thế, Thâm bế Tàn lên, cả hai cười khúc khích thành một thói quen khó bỏ qua.


Cay mấy lần bắt gặp mà hai người không biết, nên sự ngưỡng mộ ngày càng gia tăng trong lòng Cay. Một lần kia, Cay cố ý nhưng Tàn vô tình tưởng chồng về, Tàn chạy ra ôm choàng lấy cổ chồng, Tàn ngượng quá xin lỗi rối rít. Cay cảm thấy như được một cái gì đó. Về nhà, Tàn kể lại với chồng và cả hai thống nhất là viết chữ thật to vào sau lưng áo của chồng để khỏi bị nhầm lẫn. Để bảo vệ lòng chung thủy, Thâm vẫn thường nghe theo bất kỳ cái gì mà Tàn muốn. Thế là áo của Thâm có chữ “Anh sâu” ở sau lưng áo.

Một bên thì cố ý, một bên thì vô tình nên thật khó mà tránh khỏi sự nhầm lẫn một lần nữa. Từ hôm có chữ “anh sâu”, Tàn yên tâm và vẫn đùa cợt chồng như thường lệ. Thích tò mò dòm ngó hạnh phúc, Cay lại thực hiện ý đồ để kiếm sự nhầm lẫn êm dịu ấy. Cay về nhà kín đáo viết hai chữ “anh sâu” vào lưng áo của mình. Quả thật lại như ý định, vừa mới nấp thấp thoáng trong lùm cây nhìn chữ sau lưng áo, Tàn lại chạy ra gọi “anh sâu” tức thì được một cái hôn vội vàng, ôm chặt. Là người phụ nữ hiền và trung thực, Tàn kiên quyết và bảo: “Chết, em lại nhầm rồi! Mà sao anh Cay lại làm trò gì đấy? Anh thật chẳng ra gì cả!”.

Về nhà, Tàn lại kể với chồng và thống nhất với chồng là phải đổi chữ thôi. Hai người đi đến thống nhất hai chữ “con bò” sau lưng áo của Thâm. Được mấy hôm lại dập khuôn như lần trước, lưng áo của Cay cũng có hai chữ “con bò”.

Lần này thì Tàn chủ động. Sau khi đã gọi hai tiếng “con bò” thì Cay quay lại ngay, định như lần trước, nhưng lần này Tàn đã giữ một khoảng cách an toàn. Dù rất dịu dàng nhưng cô không nén được sự xúc phạm lần trước nên Tàn không tiếc lời: “Ngu như bò”.

Bị sỉ nhục vu vơ, Cay đành quay về, mặt đỏ bừng loạng choạng vào nhà, thấy ngay thúng quả ớt mà Hoa đi chợ bán ế mang về, Cay đập đổ lung tung và nằm ngất xỉu trên đống ớt. Khi Hoa vừa nấu ăn ở bếp lên, thấy vậy cô sợ quá, vội vàng nâng chồng dậy, đổ nước cho Cay uống, Cay tỉnh dậy, Hoa hỏi:

- Anh làm sao thế?

- Anh ăn nhiều ớt quá nên bị ngất.

- Anh thật là ngu như bò, anh không biết là cay như ớt à?

Giật mình lại một câu “Ngu như bò” từ miệng Hoa thốt ra, như đã từ lâu, câu “Ngu như bò” người ta dùng để chỉ người ngu nhất trần gian. Chứ con bò hay con trâu nó đâu có ngu vì nó có “lá sách cơ mà”.

Còn người ta ai mà chẳng biết cay như ớt. Thật ra Cay chưa ăn quả ớt nào vẫn cay, thậm chí còn cay hơn ớt nữa. Anh thầm trách bố mẹ mình đã đặt cho con cái tên là Cay để anh phải cay đắng.

Đúng là bố mẹ có trách nhiệm với con cái khi đặt tên cho con, người ta thường chọn cái tên để mang một ý nghĩa sâu xa như bố của Thâm chẳng hạn, khi ông đặt tên cho con là Thâm có nghĩa là sâu, ông muốn cho con học sâu biết rộng nhưng cái chính vẫn là bản thân mình cố gắng. Như Cay mà cố gắng như Thâm thì dù là Cay vẫn dịu ngọt chứ đâu phải là cay đắng như thế. Cũng như Tàn, nghe tưởng như tàn phế, tàn lụi, nhưng thật ra vẫn vui tươi như hoa. Còn Hoa tên hay quá, lại hoá ra tàn.

Cảm ơn ông cha chúng ta đã đúc rút ra một kết luận thật cay đắng và chính xác: “Nhân bất học, bất chí lý” là thế đấy, còn “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” là quy luậ

Theo Yume