Xóm Lò Vôi gọi chú là Lường "ma".Nhung không biết tại sao lại có cái biệt danh sởn da gà ấy. Cho đến một hômNhung bắt gặp chú đi từ nghĩa địa Mả Mới về, vai vác tấm ván nặng trịch.
Thứ vánquan tài mà người bốc mả sau khi mang cốt đi vẫn vứt la liệt ở miệng huyệt. "Taomang về nhóm lò cho đỡ phí. Thứ này đượm lửa lắm". Nghe đến đấy, người Nhunglạnh ngắt, trời đất xung quanh xoay như chong chóng...
Chú Lường thuộc loại dị tướng.Người chú lùn xoẳn một mẩu. Đầu to như quả bí ngô. Tóc quăn tít, hai mắt lồi ra.Cộng với màu da đen đến không thể đen hơn, nhìn chú người ta nghĩ ngay đến mộtsản phẩm bị nung quá lửa. Tóm lại về hình thức chú thuộc loại xấu. Xấu đến mứcvô lý. Thậm vô lý.
Xóm Lò Vôi gọi chú là Lường "ma".Nhung không biết tại sao lại có cái biệt danh sởn da gà ấy. Cho đến một hômNhung bắt gặp chú đi từ nghĩa địa Mả Mới về, vai vác tấm ván nặng trịch. Thứ vánquan tài mà người bốc mả sau khi mang cốt đi vẫn vứt la liệt ở miệng huyệt. "Taomang về nhóm lò cho đỡ phí. Thứ này đượm lửa lắm". Nghe đến đấy, người Nhunglạnh ngắt, trời đất xung quanh xoay như chong chóng. Tối ấy, cô lên cơn sốt, mơtoàn ác mộng. Trong cơn mơ, Nhung thấy chú Lường tay cầm những mảnh quan tài,phe phẩy tựa diễn viên chèo múa quạt, nhảy nhót như lên đồng bên những lỗ huyệtcũ. Đận ấy, Nhung nằm liệt giường hơn nửa tháng mới nhúc nhắc dậy đi loanh quanhtrong nhà được. Chưa bao giờ cô ốm nặng như thế.
Ông Tơ bà Nguyệt khéo chơi khăm.Xấu như chú Lường lại lấy được cô vợ đẹp. Đi nhiều, gặp nhiều, là người chịu khóquan sát, suy ngẫm nhưng chưa bao giờ Nhung thấy câu "đũa mốc chòi mâm son" lạiđúng như thế với trường hợp của chú. Thôi thì ông Trời có mắt, không lấy hết củaai cái gì bao giờ. Dì Hoà - vợ chú - là người đàn bà đẹp. Mặt hoa da phấn, cặpmôi hơi trễ gọi tình, đôi mắt biết nói, cộng với dáng người nói như thanh niênthời nay là "chuẩn không cần chỉnh", dì Hòa trở thành thỏi nam châm đối với bấtcứ người đàn ông nào. Thời trẻ, dì từng tuyên bố: "Thanh niên xóm Lò Vôi khôngmống nào lọt mắt tôi". Thế mà cuối cùng dì làm mọi người ngã bổ chửng vì lấy chúLường.
Tất cả chỉ tại một thằng bậtbông.
Nhưng chuyện ấy mãi sau này Nhungmới biết.
![]() |
Minh hoạ: Đỗ Dũng. |
Chú Lường thuộc tuýp đànông "váy vợ bầu trời bao la". Trăm thứ bà giằn trong gia đình, từ chuyệnlớn như mua đất, làm nhà đến bé như cây kim, sợi chỉ đều một tay dì Hòalo.Việc của chú Lường chỉ đơn giản là gật. Đúng gật. Sai gật. Không đúngkhông sai cũng gật. Gật vì chả bao giờ chú quan tâm chuyện vợ làm làđúng hay sai. Cái gia đình tưởng chừng như ông chẳng bà chuộc, mọi thứđều ở thái cực khác nhau ấy giữ được sự bình yên cũng là nhờ những cáigật vô tội vạ của chú Lường.
Nhưng đời chả ai học được chữngờ.
Cặp chồng cú - vợ tiên ấy cãinhau to.
Chú Lường văng tục, đòi gí củaquý vào mặt vợ. Còn dì Hòa, lần đầu Nhung nghe chuyện dì đem cái hình thức xấuxí, thậm chí cả chuyện thâm cung bí sử vợ chồng ra hạ nhục chú Lường. Dì bảo chúLường thuộc lại đàn ông không nên "cơm cháo" gì. Ai cũng hiểu "cơm cháo" mà dìvừa nói không phải theo nghĩa… cơm cháo thông thường.
Nguyên do chỉ vì cái lò vôi.
Trong vòng nửa giờ chú Lường đivắng, vật thể "hoài niệm" của chú chỉ còn là một bãi đất trống. Dì Hoà thuê máyủi san phẳng di tích cuối cùng của xóm Lò Vôi.
Chú Lường nổi khùng, định làmloạn.
Dì Hoà quyết không nhượng bộ, nhưtừ xưa đến nay vẫn thế.
Xóm Lò Vôi nín thở chờ đợi.
Rốt cục, chả biết dì Hòa đã làmgì, nói gì nhưng mèo lại hoàn mèo, mọi thứ đâu về đó. Chú Lường vẫn là người đànông biết nghe lời vợ, dù có uất ức chút ít.
Dì Hòa thuê máy ủi về san phẳnglò vôi của chồng không phải chỉ để cho vui. Dì chưa bao giờ làm việc gì chỉ đểvui cả. Nhưng dì làm để mua vui cho người khác. Và thu tiền.
Quán cà phê đèn mờ mới mọc lên cócái tên nghe cực kỳ văn học: Bạch Vân thư quán.
Nhưng thực tế chẳng lãng mạn chútnào. Đời vẫn thế, đôi khi tên chẳng liên quan gì đến bản chất chủ thể. Nhất làtrong thời buổi người người, nhà nhà đang lao như thiêu thân vào cuộc đua hìnhthức, coi hình thức là thứ trên hết, không có hình thức kha khá một tí thì cứlàm như không thể sống nổi với đời.
Bà chủ quán xinh đẹp lúng liếngđi ra đi vào cùng với đám em út mắt xanh mỏ đỏ lượn lờ trở thành thứ mồi câukhông thể cưỡng được của lũ đàn ông no cơm ấm cật, dậm dật mọi nơi, tối tối rửngmỡ từ bên kia thị xã phóng xe qua cầu… hóng mát.
Thiên hạ có tiền nghĩ ra lắm kiểuăn chơi quái đản. Hóng mát mà lại chui vào những ô quán vừa kín vừa bé tin hinnhư tổ tò vò. Mát mẻ đâu chả biết, chỉ thấy mồ hôi nhễ nhại, mặt mũi phờ phạcnhư vừa vật nhau với ma. Nhung chơi với chị Phấn Béo, chủ hiệu thuốc tây bên kiacầu. Có hôm gặp nhau, chị bô bô: "Con mụ Hòa chủ quán Bạch Vân thế mà gớm, mỗitháng nó thầu của chị những mấy trăm cái bao cao su cơ em ạ". Nghe thế, Nhungvội chạy vào nhà vệ sinh nôn thốc nôn tháo như thể vừa ăn phải mùn thớt. Cóngười còn ác mồm ác miệng bảo nếu khách có nhu cầu thì bà chủ cũng có thể hạmình làm nhân viên như thường. Miễn là biết chơi đẹp.
Từ dạo nhà mở quán đèn mờ, dămthì mười họa Nhung mới thấy chú Lường một lần. Gặp ai chú cũng cúi gằm mặt, cốbước thật nhanh. Dân xóm Lò Vôi nhìn chú như thể con bệnh truyền nhiễm, tránhcàng xa càng tốt. Khác với chồng, dì Hòa đi đâu cũng vác bộ mặt câng câng khóưa. Đứng giữa chợ, tay huơ huơ miếng thịt lợn mông sấn to tướng, dì lớn tiếngtuyên bố: "Có cung ắt phải có cầu, tôi buôn ba vạn chín nghìn, chả ảnh hưởng đếnai sất. Ai có mồm người ấy giữ lấy… mà dùng. Cấm xía vào việc nhà người khác".
Chẳng ai dại gì dây vào tổ ong bòvẽ. Khó coi đến mấy thì cũng nhắm mắt cho qua, sai phạm đã có chính quyền xử lý,lớ xớ lại thiệt thân. Dân xóm Lò Vôi người nào cũng nghĩ thế.
Ngày qua ngày, Bạch Vân thư quánvẫn nhộn nhịp khác thường. Lắm chuyện cười ra nước mắt cũng từ cái quán ấy màra.
Một hôm, lão Xoắn say đi chăn bòdưới chân núi Chóp Nón. Mải cắm đầu theo mấy ván cờ tướng nên để lạc mất con bê.Lão vác dao quắm đi tìm. Chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào lại chui vào vườnchú Bường. Mấy con mắt xanh mỏ đỏ tưởng là khách. Thế là a lê hấp, một hai ba cảđám nhào ra. Lão Xoắn bảo tôi đi tìm bò lạc. Anh ơi bò lạc đây rồi còn tìm đâuxa nữa. "Anh" già, sức yếu, nhân tay nguều ngoào như nhện nước, bao nhiêu sinhlực trôi theo rượu hết nên chỉ phản kháng bằng mồm. Thế là các em vật "bò lạc"ra giường, may mà chưa kịp hành sự thì bà chủ về. Lão Xoắn thoát nạn yêu tinhnhưng hậm hực lắm. Hôm sau uống say lão cứ đứng ở cổng Bạch Vân thư quán mà chửinhư hát. Chanh chua chuối chát tầm dì Hòa cũng im thin thít. Im là phải, vừa sailại vừa chả dại gì dây vào lão Chí Phèo xóm Lò Vôi. Tránh voi chả xấu mặt nào.Dì khôn chán. Nhung nghĩ, với chồng dì cũng có cái đức nhường nhịn ấy thì chúLường được nhờ to.
Bữa nhà Nhung làm giỗ ông nội, bốcô mời cả chú Lường. Phần vì là hàng xóm, phần nữa bố Nhung cũng không ác cảmvới chú. Đám giỗ tan, mọi người về hết mới thấy chú xách chai rượu lò dò sang.Mẹ cô dọn mâm ra, chú không ăn, chỉ cắm mặt uống tì tì. Gần hết chai rượu, chúngẩng lên, mắt đỏ đọc như bị giội nước. Chú khóc. Hai vai run lên từng đợt theotiếng nấc, khuôn mặt nhăn nhúm, đau đớn, khổ sở đến cùng cực. Bố cô phải an ủimãi chú mới thôi. Trước lúc về chú thở dài não nề rồi bảo: "Đời em kể như xong.Nhưng còn thằng Thịnh con em. Em chỉ có mỗi nó. Nó đang tuổi ăn tuổi lớn, đi rađi vào bị cái cảnh nhơ nhớp ấy úp vào mặt thì anh bảo nên người sao được".
Thằng Thịnh 16 tuổi, cái tuổi bắtđầu trổ mã, lớn lộc ngộc, ngày đi học, tối về đón khách, trông xe, thậm chí cóhôm thay mẹ xếp "lịch làm việc" cho đám mắt xanh mỏ đỏ. Chú Lường không lo thằngcon hư hỏng mới là chuyện lạ…
Nhưng lo như chú thì cũng chỉbằng không. Ai có việc người nấy, mọi sự vẫn chỉ như nước chảy bèo trôi.
Dăm ba lần dì Hòa bị chính quyềnxã gọi lên làm việc. Lên rồi lại về, bộ mặt dì vẫn câng câng như cũ. Cái vẻ cângcâng vênh váo đầy thách thức của kẻ đang thắng thế, ý muốn nói: Tôi cứ thế đấy,ai làm gì được tôi thì làm, coi chừng sứt răng mẻ trán, chẳng phải đầu thì cũngphải tai.
Trong nhà, dì Hoà coi chú Lườngnhư kẻ chết rồi. Có hôm, Nhung tận mắt chứng kiến dì xỉa xói vào mặt đức langquân: "Ông muốn đi đằng trời đằng đất nào thì đi. Khuất càng lâu càng tốt, ở nhàchỉ tổ kỳ đà cản mũi, hỏng việc". Đàn ông mà có người nhịn nhục được như chúLường kể cũng hiếm. Ngày này qua ngày khác, chú vật vờ như bóng ma. Thỉnh thoảngchú rủ lão Xoắn đi uống rượu. Uống say, chân nam đá chân chiêu, hai người đànông ôm nhau khóc. Chú Lường sụt sịt như gái sắp về nhà chồng: "Ông Xoắn, chỉ cóông mới hiểu được cháu thôi. Đời cháu đúng là nhục… nhục hết chỗ nói ông ạ". LãoXoắn thở khò khè, nói không ra hơi: "Thôi, đừng khóc. Cái giá của vợ đẹp đấy conạ. Người đẹp là yêu tinh, rõ chửa?".
Người đẹp là yêu tinh.
Nhưng không phải cứ yêu tinh thìmuốn làm gì cũng được.
Tức nước vỡ bờ.
Hôm ấy mất điện. Tháng 11 ta, rétcăm căm. Gió bấc thổi qua nóc nhà ù ù như bão, lại thêm mưa phùn nên khí trờicàng buốt. Cơm tối xong, hầu hết mọi người đều lên giường, chui vào chăn ấm.Tivi không, đài đóm không, tối như hũ nút, cộng thêm cái rét kim châm thì tốtnhất là chui vào chăn cho nó lành. Có các vàng vào lúc ấy cũng chẳng ai dại gìmà ra đường.
Nhưng rồi tất cả phải nhao rakhỏi nhà. Như tổ kiến bị giội nước sôi.
Bạch Vân thư quán bốc hỏa, lửacháy sáng rực cả một góc trời.
Đám khách phong tình với lũ caveđang lúc hành sự bị bà hỏa viếng thăm bất ngờ cứ để nguyên hiện trạng bán sốngbán chết bỏ chạy ra ngoài. Trông qua, giống như đang xem một bộ phim về thờitiền sử hoặc đứng trước một lễ hội khỏa thân nào đó tận châu Âu, châu Mỹ.
Dì Hòa xõa tóc chạy quanh gàokhóc thảm thiết. Có ai đó hét lạc giọng: "Còn thằng Thịnh ở trong nhà". Nhungthoáng thấy bóng chú Lường lao vào đám cháy. Ngọn lửa tựa con quái vật há cáimiệng tham lam, nóng rực như muốn nuốt chửng cái bóng loắt choắt của chú. Trongchốc lát, chú Lường bế đứa con trai chạy đến cửa. Thanh xà cháy dở đổ ụp xuống.Chú vươn mình ra, che cho thằng Thịnh. Chú Lường gục xuống. Những tiếng la thấtthanh đồng loạt cất lên. Đám khói đen đặc bao trùm lên tất cả. Chỉ có tiếng khóccủa dì Hòa là nghe thật ai oán, thê lương…
Thằng Thịnh thoát chết nhưng chúLường không qua khỏi. Cái chết của chú khiến xóm Lò Vôi bàng hoàng. Người ta đặtchú lên bãi cỏ, bên cạnh cái cơ ngơi vừa bị hỏa thần thiêu rụi. Mọi người xúmvòng trong vòng ngoài. Ngọn lửa đã làm thân thể chú bị biến dạng, trông rất đángsợ. Nhưng có một chỗ ai cũng nhận ra, bí mật ghê gớm của đời chú bây giờ mọingười mới biết: Bộ phận để duy trì nòi giống của chú là thứ vô dụng, chẳng khácgì hoạn quan trong triều đình phong kiến ngày xưa. Lão Xoắn trực tiếp khâm liệmcho chú. Lão quắc mắt với những kẻ tò mò xung quanh: "Nhìn gì? Lạ lắm phỏng? Đâybiết từ lâu rồi. Hồi bé, nó đi tắm sông. Nhảy từ trên bờ xuống, bị cọc tre xiênvào, không có tôi vác chạy hơn chục cây số lên bệnh viện thì "xanh" từ lâu rồi".Rồi lão khóc rống lên: "Lường ơi! Mồ cha không khóc, khóc tổ mối. Sao lại phảithiệt mạng vì con của kẻ khác, cái thằng bật bông đểu giả ấy, tao còn lạ gì"…Nhung nghĩ chắc lão đau lòng mà khóc thế thôi, chứ trong trường hợp ấy chẳng ainỡ lòng đứng nhìn thằng bé bị nướng chín trong đám cháy.
Cháy nhà ra… bí mật. Bây giờ, mọingười mới biết thằng Thịnh là giọt máu rơi của gã bật bông dẻo mỏ nào đấy. Chơihoa thưởng nguyệt xong gã xa chạy cao bay. Chú Lường chỉ như thứ bình phong giúpdì Hoà giấu đi tiếng xấu chửa hoang. Để có được cú thoát hiểm ngoạn mục ấy, bốmẹ dì đã phải nhờ lão Xoắn ra tay. Lão vốn là chỗ thân tình với gia đình chúLường. Với lão, dăm bữa cơm no rượu say là xong tất. Kể cũng lạ, người ta nóirượu vào lời ra, lão say sưa tối ngày nhưng tịnh chưa ai nghe thấy lão hở ra dùchỉ là tí ti về những bí mật động trời kia của vợ chồng nhà Lường - Hòa. ChúLường chết rồi, người ở xóm Lò Vôi bây giờ mới ngỡ ngàng tự hỏi không biết chúlấy đâu ra động lực để mười mấy năm nay nhịn vợ như nhịn cơm sống, yêu thươngcon kẻ khác như con đẻ của mình, thậm chí còn chết thay nó. Hóa ra Lường "ma"không chỉ có hình thức xấu xí, chỉ biết đốt vôi và nghe lời vợ. Điều này thì bâygiờ không ai là không biết. Nhưng sự thật về chú Lường không chỉ có thế.
Chính chú là kẻ đã phóng hỏa đốtBạch Vân thư quán.
Hôm ấy, chú Lường tận mắt thấythằng Thịnh cắn thuốc lắc với mấy ả cave. Chú nhảy vào can ngăn thì bị thằng controng cơn phê thuốc cầm dao chọc tiết lợn đuổi chạy quanh nhà.
Giọt nước nhỏ ấy đã làm tràn ly.
Ung nhọt tồn tại lâu nay giữa xómLò Vôi cuối cùng cũng có người gỡ bỏ.
Chỉ có điều chú Lường đã làm theocách không thể tiêu cực hơn và phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
cuối cùng dưới chânnúi Chóp Nón đã chết. Một cái chết buồn thảm.
Sau đận ấy, bố Nhung vào vận đỏ,làm ăn trúng mánh liên tục, kiếm đủ tiền chuộc lại căn nhà trong thị xã. Cả giađình cô rời xóm Lò Vôi. Thi thoảng có việc, Nhung lại qua cầu trở lại nơi cô đãsống những ngày tạm bợ ấy. Tạm bợ nhưng không thể quên. Cái xóm nhỏ dưới chânnúi Chóp Nón bây giờ chẳng còn ai đốt vôi để hoài niệm nữa. Dì Hòa đưa thằngThịnh phiêu bạt nơi nào không ai biết. Mỗi lần đi ngang căn nhà cũ của chúLường, Nhung lại thấy như có mùi thoang thoảng của khí đá và than bùn bốc lên.Mùi của mẻ vôi mới lên lò. Có tiếng chim "bắt cô trói cột" từ khu vườn hoangcất lên nghe ai oán. Nhung giật mình mới biết đó chỉ là ảo giác...
Truyện ngắn của Lê Thanh Tăng
Trung tâm PT - TH - Điện ảnh CAND