Mỗi ngày chị làm 1.000 chiếcbánh chưng, cao điểm lên đến 2.000. Những chiếc bánh vào Sài Gòn, xuống ĐồngTháp, sang tận Paris, New York...

"Anh Nguyện ơi, đỡ giúp em giágạo nào. Lại trà thuốc rồi!". Nghe vợ gọi, anh chồng vội vã chạy từ nhà xuốngbếp: "Trà lá gì đâu. anh đối ngoại hộ em thì có".

Đỡ xong giá gạo cho vợ, anhNguyện bảo: "Chị Vân lại điện ra, đặt 3.000 chiếc bánh cho Tết này. Anh ngại quá,chỗ khách quen, mà nhận thì sợ mình không kham được. Anh bảo chờ em quyết".

Đứng dậy và cố rướn lưng chonhững đốt sống kêu răng rắc, chị nói với chồng: "Đành xin khất thôi, khách đặtkín rồi, anh ạ!".

Chữ tâm xanh

Chấm mồ hôi trong cái lạnh củagió bấc, chị Đào đến bên chậu nước, mải miết rửa những tàu lá dong xanh mướt.Những chiếc lá theo đôi tay chị cứ sóng sánh, dập dềnh. Tuyệt hơn nữa khi màuxanh mướt quyến rũ ấy được để nhẹ lên một bát gạo nếp trắng, một miếng thịt lợnhồng hồng, béo ngậy. Chiếc bánh chưng đúng là một tác phẩm nghệ thuật đầy màusắc.

Người

Chăm chú nhìn chị gói bánh,tôi lại ngẩn người khi nghe chị kể về quãng đời hai mươi năm bên nồi bánhchưng nghi ngút khói. Chị bảo thật phúc đức khi được các cụ truyền lại chonghề này. Nhìn gương mặt hiền hậu, tôi hiểu chị rất trân trọng nghiệp củanhà chồng.

Làm bánh chưng không hẳn công phu,cần nhiều kỹ nghệ như làm cốm, làm giò hay các nghề cần bí quyết bào chế thuốcNam, thuốc Bắc. Tuy nhiên, với chị, nó là cái nghiệp mang đến niềm vui, dù vấtvả nhưng chất chứa niềm tự hào lớn lao.

Anh Nguyện, chồng chị, là contrai duy nhất của một gia đình năm người con. Khi anh cưới vợ, bố mẹ mừng lắm,bao nhiêu tâm nguyện đều dồn hết cho con dâu. Trước khi mất, mẹ chồng dặn chị: "Dùgì con cũng cố giữ lấy cái nghề bố mẹ đã được các cụ để lại".

Chị Đào kể đến đây, anh Nguyệngóp lời: "Trong nhà, tôi chỉ là công dân hạng hai, giúp việc cho cô ấy thôi".

Chị tâm sự: "Các cụ dạy, đạo nghềkhông làm ẩu được. Chiếc bánh được đặt lên bàn thờ trong ngày Tết nên dù mình cólàm hàng cũng phải giữ cái tâm".

Chiếc bánh chưng vuông vức, cácgóc ngay thẳng, đường lạt chặt căng, mùi bánh thơm tho mang vẻ đẹp của lòngthành kính và nét văn hóa ẩm thực. "Các cụ luôn dạy để cái tâm thanh thoát màlàm nghề. Vài năm sau khi về làm dâu, tôi mới dần hiểu tại sao các cụ luôn khắtkhe nhưng cũng rất ân cần mỗi khi tôi làm ẩu", chị Đào chia sẻ.

Ngắm chậu nước trong leo lẻo vớiánh xanh biếc của lá dong, nhìn bàn tay chị thoăn thoắt ẩn hiện, tôi nghĩ phảichăng trong lòng người phụ nữ ấy có chữ tâm xanh.

Nhà quanh năm có Tết...

Câu chuyện đứt đoạn vì cóngười khách đang ngấp nghé ngoài ngõ. "2 giờ chiều Chủ nhật tôi sang lấybánh, chị nhé!". "Vâng, bác yên tâm, đúng giờ em sẽ giao tận nơi", chị tạmdừng câu chuyện, đáp lời khách.

Rửa xong chậu lá, chị đứng dậycùng chồng lễ mễ khiêng nồi bánh đang sôi từ chiếc bếp hồng rực. Nắp mở, nồibánh bốc khói nghi ngút, mờ mịt cả gian bếp, mùi thơm sực nức lan tỏa khắp nơi,gợi lên một cảm giác ấm áp khó tả. chị nói: "Bảy mươi chiếc này là của một đámcưới, họ đặt dùng vào chiều nay. Còn mẻ tôi đang ngâm gạo ngoài kia, chiều naygói, tối luộc, sáng mai vớt là của mấy nhà hàng ở Hà Nội...".

Cứ xoay tua liên tục như vậy, mỗingày, từ gian bếp nhà chị xuất ra thị trường khoảng 200 chiếc bánh chưng. Khắpnhà cứ vướng vít mùi gạo nếp, đỗ xanh. Nhìn những chiếc bánh nặng đẫy tay, nhỏnước nóng rẫy được vớt ra từ tay chị, bạn sẽ cảm thấy vui lây trong sự mêmải với công việc của người phụ nữ này.

Một chiếc xe máy ào vào sân.Người khách chừng quen thân với nhà chủ lắm. Vừa dựng xe, khách đã thúc bách: "Xongchưa, bác Đào ơi?". Quay sang tôi, anh tán chuyện: "Nhà này mỗi hai vợ chồng thếmà vui, quanh năm lúc nào cũng có Tết, củi đỏ bếp suốt ngày. Khách đến đặt bánh,giao gạo nườm nượp..."

Đúng lúc ấy, một chiếc xe côngnông ì ạch đỗ xịch ở đầu ngõ, chất cao ngất trên thùng xe là những bao tải gạonếp và đỗ xanh. Chị chạy từ bếp ra, mặt đỏ phừng phừng, nhễ nhại hơi nước nóng:"Bao nhiêu đấy chú?". "Một tấn! Gạo nếp tám tạ rưỡi, còn lại là đỗ".

Chưa xong việc với anh công nôngthì có tiếng chuông điện thoại, chị lại cuống quýt vào nhà. "Vâng, 9 giờ thứ Bảy.80 chiếc. Vâng, tôi sẽ cho người chở đến tận nơi".

Lúc này bánh đã được vớt ra, nónghôi hổi xếp đầy các thùng tôn trắng. Chiếc xe ô- tô chở bánh lao vút đi. Mùithơm bay theo giớ khiến ai cũng có cảm giác Tết đang thật gần.

Chị bảo, chục năm trở lại đây, từmùng Mười tháng Chạp đến giao thừa, chị không có phút nào ngơi nghỉ. Trung bìnhmỗi ngày chị làm nên 1.000 chiếc bánh, ngày cao điểm có thể lên đến 2.000. Nhữngchiếc bánh vuông vức vào đến tận Sài Gòn, xuống Đồng Tháp, sang cả Paris (Pháp),New York (Mỹ).

"Những ngày đó, tôi phải thuê cỡchục nhân công, căng bạt ngoài sân như đám cưới mới có chỗ để làm:. Nhà chị thờiđiểm đó tấp nập như có hội, người mải miết đãi đỗ, vo gạo, rửa lá, người tay nămtay mười gói bánh, người hối hả đưa bánh đi giao và những nồi bánh đỏ lửa khôngngưng nghỉ suốt đêm ngày.

Người viết bài này đã quay lạinhà chị Đào một ngày cuối năm để được sống trong không khí của Lang Liêu thủanào. Trong cái lạnh hây hây của con mưa tháng Chạp, mùi bánh chưng làm người tacảm thấy ấm hẳn lên khi mới đặt chân đến đầu ngõ.

Lẫn trong tiếng bước chân đi lạirộn rã, tiếng người ơi ới giục việc nhau, tiếng chị Đào hối hả: "Liên, nhớ 9 giờvớt bánh ở nồi góc sân. Hải, điện giục đại lý mang gạo...".

Lá dong xanh mướt rải khắp sântrên những chiếc mẹt. Những rổ đỗ luộc chín được nắm thành từng nắm vàng ươm,thơm phức. Những giá gạo trắng bong, đầy có ngọn mà thoắt cái đã vơi...

Trong không khí đó, bạn có cảmgiác chỉ cần xòe tay ra là nắm được Tết. Chị Đào bảo: "Nhà quanh năm có Tếtnhưng lại chẳng được ăn Tết. Đến tận đêm 30, chị mới thôi đỏ lửa. Mùng Hai lạingâm gạo, rửa lá để phục vụ hàng đặt của nhà hàng, khách sạn hay lễ lạt", giọngchị thật nhẹ.

Người khách Việt kiều và câutrả lời

Cách đây mấy năm, có ông Việtkiều ở làng bên, xa xứ gần cả cuộc đời, nay tóc bạc về thăm quê. Bà con thânthích chẳng còn ai, giáp Tết, ông đi tìm những hoài vọng quá khứ mà mấy mươi nămnay đã mất.

Ông đã sống trọn một ngày ở nhàchị để ngửi, để nhìn, để tỉ mẩn ngồi ve vuốt những chiếc lá dong. Ông vào bếprắc trấu cho lửa cháy to hơn. Rồi không bết tại khói hay thế nào mà mắt ông cứnhòe nước. Sau đó, ông mua của chị khá nhiều bánh để cho trẻ em nghèo.

Tôi cũng thấy nao nao khi nhìnchiếc lá dong xanh biếc đặt bên dưới bát gạo nếp trắng bong. Hai màu xanh -trắng kia đã làm da diết bao người xa quê.

Rồi tôi nhớ lại cảm giác háo hứcngày còn bé, lúc theo mẹ đi chợ mua lá dong, cặm cụi kỳ cọ từng chiếc một. Nhớcả niềm vui khi ngâm gạo, đãi đỗ, bổ củi và ngồi canh nồi bánh chưng nghi ngútkhói...

Đêm 30, bên ánh lửa bập bùngtrong gian bếp, còn gì thú vị hơn khi vừa ngồi ủ ấm, rắc trấu vừa đưa miếng bánhchưng thơm dẻo lên miệng, nghe vị bùi của đỗ, vị béo của thịt và hương nếp hòaquyện vào nhau. Ngoài kia, trong cái lạnh hây hây, hoa đào khẽ bung cánh. Và mùaxuân đang đến rất gần...

Theo Bùi Bảo Quý
Người