Giới khoa học có thể phải viết lại lịch sử tiến hóa của loài người hiện đại saukhi các nhà khảo cổ Israel phát hiện một bộ hóa thạch răng người có niên đại400.000 năm ở Trung Đông.

Một nhà khảo cổ Israel đang cầm một chiếc răng của người tiền sử được phát hiệnở hang Qesem. Ảnh: Reuters.

Người hiện đại có nguồn gốc từ Trung Đông?
Một nhà khảo cổ Israel đang cầm một chiếc răng của người tiền sử được phát hiện ở hang Qesem (Ảnh: Reuters)

Các nghiên cứu khoa học trước đây tin rằng, người hiện đại bắt đầu phát triển ởchâu Phi cách đây 200.000 năm. Những người này sau đó dần di cư sang Trungg Đông,châu Âu và châu Á.

Tuy nhiên, phát hiện hóa thạch răng người hiện đại cách đây khoảng 400.000 nămtại một hang động ở Rosh Ha’Ayin (Israel) có thể khiến các nhà khoa học phảiviết lại lịch sử tiến hóa của loài người hiện đại.

Theo tờ Daily Mail, các nhà khảo cổ thuộc trường Đại học Tel Aviv (Israel) đãphát hiện 8 chiếc răng của người hiện đại ở hang động Qesem, gần sân bay quốc tếcủa Israel. Kết quả phân tích cho thấy, những chiếc răng này là của người hiệnđại sống ở thời kỳ Middle Pleistocene cách đây khoảng 400.000 năm.

Đây được coi là những hóa thạch có niên đại lâu đời nhất của loài người hiện đạitừng được phát hiện từ trước tới nay. Nghiên cứu này cũng mở ra một giả thuyếtmới về khả năng người hiện đại có nguồn gốc từ Trung Đông thay vì châu Phi nhưnhững giả thuyết trước đây.

Cùng với những chiếc răng người có niên đại 400.000 năm, các nhà khảo cổ cũngtìm thấy nhiều hóa thạch xương người và các công cụ bằng đá được mài sắc có niênđại từ 80.000 năm đến 100.000 năm tại hang động Qesem.

Các nhà khoa học cho rằng, những công cụ được phát hiện cho thấy người tiền sử ởTrung Đông cách đây 100.000 năm đã có thể sử dụng lửa để sửa ấm và nấu chín thứcăn, hay có thể dùng những vật sắc nhọn để đi săn và xẻ thịt.

Theo Hà Hương
VietNamNet