Hơn mười năm qua, anh luônchiều theo ý thích của cô. Thế nhưng, lần này anh không nhượng bộ...
Em đừng đùa với anh như thế chứ!.Nam quát to và vứt toẹt xấp thiệp cưới xuống bộ ghế sô-pha. Gương mặt anh đỏbừng giận dữ. Thư ngỡ ngàng nhìn người yêu. "Chẳng lẽ lần này mình thật sựqúa đáng?", Thư nghĩ nhanh nhưng bản tính bướng bỉnh lại khiến cô buộtmiệng: "Em không đùa, đồng ý hay không tùy anh". Ánh mắt Nam tối sầm, haibàn tay nắm chặt. Chẳng nói chẳng rằng, anh quày quả bước ra cửa.
Còn lại một mình, Thư thừ ngườinghĩ ngợi, tay mân mê tấm thiệp cưới màu tím hồng do Trình Anh thiết kế. Nỗi bựctức từ Nam dường như đã lan sang cô, Thư cáu bẩn bấm số Trình Anh và nói như hétvào điện thoại: "Tất cả là tại bà, bày chi mưu mô để có đám cưới chứ?".
![]() |
Ảnh minh họa |
Hả? Trình Anh ngạcnhiên hỏi.
Tui với Nam chắc sù luôn rồi,vừa lòng bà chưa?
Tui không hiểu.
Tui đòi dời đám cưới để sangAnh.
Ôi trời, bà đang mang thai mà,bác sĩ dặn là...
Tui cảm thấy khỏe, chỉ tại ổngkhông tin.
Ôi trời ơi, bà lại chọc giậnChú lùn nữa rồi. Đợi đấy, tui sang ngay!
Thư cúp máy, vứt điện thoại lênxấp thiệp cưới đang nằm ngổn ngang. Cô liếc nhìn dòng chữ Nguyễn Bảo Nam và LêNgọc Anh Thư xoắn vào nhau một cách khéo léo mà ấm ức muốn khóc. Hơn mười nămnay, Bảo Nam luôn chiều theo ý cô, cũng đâu phải lần đầu cô đòi dời đám cưới,thế mà...
Mười phút sau, Trình Anh xuấthiện. Nhìn vẻ mặt đưa đám của Thư, Trình Anh rối rít:
Thôi nào, thôi nào, chuyện gì?
Chẳng có gì cả, tui đòi dờiđám cưới để qua Anh, vậy là tự dưng lão nổi nóng - Thư dấm dẳng.
Tự dưng sao được, đây là lầnthứ ba bà đòi dời đám cưới rồi. Hơn nữa, bác sĩ dặn bà không được di chuyểnnhiều.
Tui cảm thấy rất khoẻ, vả lạiqua Anh, tui vẫn có thể đi khám thai định kì mà. Thiết bị y tế còn tối tân hơnấy chứ! Tui chỉ đi có ba tháng thôi, vẫn kịp về đây sinh con. Đợi con một tuổi,tui dưỡng dáng gọn lại rồi cưới luôn. Có gì không ổn?
Trình Anh thở dài. Cô chẳng lạ gìtính bướng bỉnh của Thư. Là bạn thân chung nhóm với Thư và Bảo Nam học trườngKinh tế. Cùng với ba người bạn khác ở trường Văn Tổng hợp, họ gặp nhau trong mộtlần giao lưu giữa các trường đại học và hợp thành nhóm sáu người. Trong nhóm,chỉ có Thư là dân Sài Gòn, năm người kia đến từ năm tỉnh khác nhau nhưng Bảo Namở xa nhất, mút tận Thái Bình. Gia cảnh anh cũng khó khăn nhất nhóm.
Thời gian đầu, Trình Anh và bangười bạn kia không thích cho Bảo Nam vào nhóm vì anh đi xe đạp. Cái lý do đầytính phân biệt giai cấp và mang nhiều khắc nghiệt hơn là buồn cười. Chỉ có Thưnhất quyết kết nạp Bảo Nam vì: "Nam hiền lành và dễ thương. Thư nhìn ngườichứ không nhìn xe". Bảo Nam nhận ra vẻ miễn cưỡng của bốn người bạn còn lạinên ngoài giờ học, anh làm ngày làm đêm.
Cuối cùng, anh cũng tích cóp đủđể mua một chiếc cup 50 cũ, chở Thư vòng vèo dạo phố.
Nam bảo: "Ráng có xe để vàonhóm vì thích chơi với Thư". Thư cười tít mắt, không nhận ra đó là lời tỏtình kín đáo.
Kể cũng lạ, không hiểu Nam yêuThư vì lý do gì. Tất cả những đặc trưng của phái yếu như: dịu dàng, thùy mị,nhõng nhẽo đều gần như "tuyệt chủng" ở Thư. Tính Thư như con trai, phóng khoáng,rộng rãi và thẳng đuồn đuột. Thư nghiện cà-phê đen không thua các anh chàng,nhưng còn may, cô không đụng vào thuốc lá và rượu bia. Nếu không có mái tóc dàivà những chiếc áo sơ-mi vải hoa mềm mại, Thư gần như mất hẳn vẻ nữ tính.
Đôi khi ngẫm nghĩ, Thư cũng khônghiểu người lành tính như Nam sao lại yêu cô nàng đanh đá như mình. Chẳng lẽ Namcảm kích vì Thư nhìn người chứ không nhìn xe.
Về phần mình, Thư chưa bao giờnghĩ sẽ nhận lời yêu Nam, đơn giản vì Nam chỉ cao một mét sáu, thua Thư nhữngbảy tấc. "Người yêu phải cao hơn mình ít nhất năm tấc, đứng cạnh nhau mớixứng đôi chứ", Thư vẫn hay nói thế. Cũng vì cao khiêm tốn nhất nhóm nên Namcó biệt danh Chú lùn. "Gì mà rườm rà, kêu Lùn cho gọn", cười khanh kháchvà cô làm thật.
Suốt những năm tháng sinh viên,Thư vẫn hay réo Nam: "Lùn ơi, qua chở tui đi ăn", "Lùn rảnh không, đicoi ca nhạc"...Dù bị gọi một cách đầy "xúc phạm" như thế, Nam vẫn không giậnmà chỉ cười hiền lành.
Sau khi ra trường, Thư vào làm ởmột công ty kiến trúc có tiếng của thành phố. Nam đầu quân cho một công ty thựcphẩm. Cũng năm đó Nam tỏ tình với Thư bằng bó hoa hồng ở một quán cà-phê lãngmạn, theo cái cách mà mỗi khi nhắc lại, Thư vẫn bảo: "Sách vở qúa trời, chẳngcó tí sáng tạo nào cả".
Khi ấy, dĩ nhiên Thư lắc đầunguầy nguậy và từ chối một cách phũ phàng: "Ông lùn qúa, làm sao tui yêu?".Một năm sau, Nam tỏ tình lần nữa ở quán cà-phê cũ và lần này, Thư gật đầu vì: "Chắctui bị ông ám rồi, đêm nào nằm mơ cũng thấy ông hết!". Vậy là yêu nhau!
Yêu Nam, Thư phải hy sinh bộ sưutập giày cao gót của mình. Cô chuyển sang sang sưu tập giày búp bê, sandals,giày thể thao, dép quai kẹp...tóm lại là tất cả những thứ không khiến cô đã caocàng cao hơn Nam. Những thứ ấy đi với váy dài thướt tha lại không hợp. Thế làThư cắt phăng mái tóc dài, để tóc ngắn, phục trang theo phong cách Tomboy, trôngngổ ngáo như một thằng con trai.
Nhìn người yêu thay đổi, Nam dịudàng bảo: "Em trông thế nào cũng đẹp, thế nào anh cũng yêu em nhưng em khôngcần hi sinh sở thích vì anh. Anh không ngại em cao hơn đâu, anh nói thật đấy!".Thư cười toe toét. Cô cũng chẳng ngại chuyện cao thấp, chỉ sợ Nam buồn.
Tuy người ta thường bảo tình yêylà chuyện của hai người nhưng hình như diện mạo đôi tình nhân lại là chuyện củarất nhiều người. Lần đầu tiên hẹn nhóm bạn để công khai tình yêu, Thư và Namkhông khỏi choáng trước bốn gương mặt mắt chữ O, mồm chữ A.
Trình Anh buột miệng: "Nam lùnhơn mày mà?". Ba người bạn kia tiếp: "Ờ, sao bảo chỉ yêu người cao hơn ítnhất năm phân?". Thư líu lưỡi mất ba giây rồi đốp chát: "Giờ tao thíchyêu người lùn, không được sao?". Nam cười hiền lành, đánh trống lảng để Thưhạ hỏa: "Chầu này Nam khao để ăn mừng đeo đuổi Thư thành công".
Sau một tháng yêu nhau, Thư dẫnNam về ra mắt gia đình. Nhà Thư chẳng lạ gì Nam, ai cũng qúy Nam nhưng tin haingười yêu nhau lại là chuyện khác. Mẹ Thư e dè: "Nó lùn qúa, đứng cạng contrông không đẹp. Nhỡ sau này sinh con ra cũng lùn như nó thì..."
Em trai Thu mỗi khi nhìn chị Haisửa soạn đi chơi lại bảo: "Mang giày thấp thôi, đã yêu người lùn mà còn diệngiày tấc hai". Bố Thư nhẹ nhàng hơn: "Thôi, kệ nó, quan trọng là tínhtình thằng Nam tốt". Chưa hết, đồng nghiệp Thư còn trêu: "Hai đứa ngồi xethì xứng, đứng thì hơi lệch".
Thư không phải người dễ bị tácđộng. Cô vốn ngang tàng, chẳng mấy khi để ý lời thiên hạ xầm xì nhưng nghe mãiđiệp khúc chuyện thấp cao, Thư đâm bực. Gặp Nam, cô cũng cáu bẳn, càu nhàu anhchuyện cao thấp. Sợ Thư đòi chia tay, Nam nói như khóc: "Anh cũng ráng đi tìmgiày cao rồi nhưng giày cho nam chỉ cao cùng lắm năm phân thôi. Anh tính đi đónggiày nhưng thợ nói giày nam cao qúa nhìn kỳ". Nhìn vẻ mặt đầy hối lỗi củaanh, Thư chợt thấy mình vô lý. Cô ôm anh vỗ về: "Em xin lỗi. Chuyện cao thấpchẳng quan trọng đâu, anh đừng để tâm".
Ba ngày sau, Thư tổ chức một bữatiệc, mời tất cả người thân và bạn bè đến dự. Khi khách mời đã đến đông đủ, Thưkhoác tay Nam xuất hiện. Cô diện một chiếc đầm dạ hội lệch vai màu xanh ngọc đicùng đôi giày trắng cao tròm trèm một tấc. Nam diện áo vest xám, trông lịch lãmnhư một qúy ông đi hỏi vợ nhưng chỉ đứng nhỉnh hơn vai Thư một tí.
Nhìn khắp lượt mọi người đang trốmắt, Thư nâng ly sâm banh tuyên bố: "Hôm nay là ngày chúng tôi chính thứccông khai tình yêu, rất cảm ơn mọi người đã đến dự". Dứt lời, Thư cúi xuốnghôn Nam thật nồng nàn. Khách mời ngớ ra mất ba giây mới gượng gạo vỗ tay. Sauhôm đó, chẳng ai nhắc đến chuyện Thư cao, Nam thấp nữa.
Năm năm sau, Nam cầu hôn Thư ởquán cà-phê anh đã tỏ tình. Thư vui vẻ gật đầu nhưng khi chỉ còn ba tháng nữađến ngày cưới, cô ký một hợp đồng thi công cao ốc ở tận Hà Nội.
"Thời gian thi công đến hainăm nên chắc mình chưa cưới được anh ơi. Em phải ở ngoài ấy suốt, mỗi tháng bayvào TP.HCM được một ngày thôi. Mình dời đám cưới lại hai năm sau nha". Thưnói mà không nhìn Nam vì còn đang mải mê mút ốc. Cô thông báo dời đám cưới vàomột buổi chiều thứ Bảy ở một quán ốc vỉa hè với một lý do nhẹ tênh hênh.
"Mày nói khơi khơi thế màkhông sợ Chú lùn giận à?", Trình Anh thắc mắc. Thư nhún vai: "Giận gì?Tao đi làm chứ có phải đi chơi đâu. Lùn đâu phải người nhỏ mọn". Quả thật,Nam chẳng hề tiếng nặng tiếng nhẹ mà còn giúp Thư soạn hành lý, dặn dò Thư đủđiều.
Hai năm sau, Thư kết thúc hợpđồng, trở về TP.HCM. Đây cũng là lúc Nam phát hiện mình bị ung thư vòm họng vàbắt đầu quá trình xạ trị. Biết chuyện Trình Anh lo lắng Thư bị sốc nhưng tráilại, cô tỉnh queo: "Xạ trị xong sẽ hết bệnh, bây giờ y học tiến bộ, có gìphải lo?".
Thời gian này tuy chưa cưới nhưngThư và Bảo Nam đã dọn về sống chung một nhà. Mỗi sáng, Nam dậy sớm đi chợ, nấusẵn thức ăn cho Thư rồi mới đến bệnh viện. Thư vô tư đánh đẫy giấc, ăn căng bụngrồi đến chỗ làm, lâu lâu hỏi thăm: "Bệnh anh sao rồi?". Trình Anh chỉbiết lắc đầu: "Chưa thấy ai như bà, kiếp trước chắc bà tu dữ lắm nên kiếp nàymới gặp được ông Nam". Thư cười khanh khách.
Hai năm sau, Nam khỏi bệnh. Anhlại lục tục tiến hành đám cưới. Thế nhưng lúc này, Thư đang hùn hạp với mộtngười bạn mở công ty kiến trúc riêng. Công việc bận bù đầu, Thư chẳng còn thờigian đâu mà nghĩ đến chuyện cưới hỏi nên lại đòi dời.
Lần này, bố mẹ Nam và cả bố mẹThư đều nổi giận. Nam phải đứng ra dàn hòa, nói dối lý do hoãn đám cưới vì sứckhỏe mình chưa ổn định nhưng ai cũng biết tỏng nguyên nhân xuất phát từ Thư. Bốmẹ Thư thở dài. Bố mẹ Nam giận Thư ra mặt, chẳng thèm nhìn đến mặt cô. Trình Anhchép miệng: "Đi công trình còn biết ngày hết hạn thi công chứ chờ bà rảnh rỗithì đến bao giờ?". Thư chỉ cười trừ.
Thêm một năm nữa trôi qua, Thưcũng chẳng đả động gì đến chuyện đám cưới. Nam nôn nóng nhưng mở lời lại sợ Thưđòi dời nên ngậm tăm. Trình Anh hiến kế: "Ông bỏ bao cao su một lần đi, gàibả có em bé, biết đâu...". Thư mang thai thật. Hai bên nội ngoại mừng nhưbắt được vàng. Chẳng còn lý do gì để dời đám cưới, Thư miễn cưỡng đồng ý.
Ban đầu, đám cưới định tổ chức ởbãi biển Phan Thiết nhưng trong qúa trình khám thai, Thư phát hiện mình bị nhânxơ tử cung và nhau tiền đạo. Để giữ đứa bé, cô phải hạn chế tối đa di chuyển.Vậy là đám cưới được tổ chức ở Sài Gòn. Sáu tháng trôi nhanh như chớp. ThươngThư bụng mang dạ chửa, Trình Anh đứng ra lo tất tần tật cho bạn, từ thiết kếthiệp, đặt nhà hàng đến thuê xe hoa, cổng hoa...
Cứ tưởng mọi chuyện đã êm xui,đùng một cái, Thư nhận được học bổng sang Anh. "Thời gian học chỉ có sáutuần, mình chỉ dời đám cưới lại một tháng thôi. Em hứa chắc chắn lần này sẽ làmđám cưới, dù gì mình cũng chưa phát thiệp mà anh!", Thư thẽ thọt bảo. Côđinh ninh Nam sẽ đồng ý nhưng chẳng ngờ lần này anh kiên quyết không cho Thư đi.
Lúc đầu, Nam nhẹ nhàng khuyên bảonhưng Thư vẫn không đổi ý, anh giận thật sự. Chưa bao giờ Thư thấy Nam giận nhưthế, anh nói như quát: "Em chỉ thích làm theo ý mình, em có nghĩ cho anh vàcon không? Nếu chuyện chỉ liên quan đến anh, anh sẵn sàng chiều theo ý em. Nhưngbây giờ, em đang mang thai, bác sĩ dặn không di chuyển nhiều, nếu lỡ có gì thìlàm sao?".
Thư khăng khăng: "Bác sĩ chỉlo xa thôi, em thấy mình khỏe lắm!". "Em thật ích kỉ!", Nam hét to.
Nhưng ngay sau đó, không khí giữahọ thật nặng nề. Khi thấy Thư vẫn một mực soạn hành lý sang Anh, Nam đã nổi giậnxé thiệp cưới và dọn ra khỏi nhà.
Thư mệt mỏi ngồi dậy sau giấc ngủchập chờn. Cô uể oải bước xuống bếp, ăn bội bát mì gói cho qua bữa sáng. Vừa hớpngụm nước lèo đầy bột ngọt, Thư vừa nghĩ mông lung. Từ ngày Nam dọn đi, không cóđêm nào Thư ngon giấc. Cô hay giật mình thức dậy giữa đêm vì vọp bẻ nhưng khôngcó bàn tay Nam xoa bóp làm dịu cơn đau. Thi thoảng đói bụng, cô ăn quấy qúa mấymẩu bánh ngọt, chẳng có Nam ở bên nấu những món nóng sốt cho cô lót dạ.
Những ngày đầu sau khi Nam đi,Trình Anh sang ngủ với Thư nhưng Trình Anh còn có chồng con, đâu thể bỏ đi mãiđược. Nhìn vẻ mặt ái ngại của bạn, Thư cười: "Chẳng sao đâu, bà biết tính tuimà, lo được tất". Mẹ Thư xót con, gọi cô về nhưng Thư nhất quyết không chịu.Cô không muốn tỏ vẻ yếu đuối trước mặt mọi người. Cô muốn chứng tỏ mình có thểsống tốt mà không có Nam.
Chán nản, Thư bật đĩa nhạc nghecho đỡ buồn. Chiếc đĩa này hôm qua Trình Anh mới mang sang. Nhạc vừa cất lên,Thư bỗng chột dạ. Giọng cô ca sĩ vẫn véo von: "Em mặc kệ người ta nói rằngkhông xứng đôi, vẫn yêu anh nhiều, vẫn mong bên người, ngất ngây đêm dài. Cho dùanh không cao lắm mà trông anh rất duyên, có anh em cười, khiến em yêu đời, cóchi hơn người... Người yêu ơi có anh ngắm trăng, đếm sao cùng em, ôi đắm sayngất ngây môi cười, trong trái tim có anh tôn thờ. Vì anh vẫn luôn thứ tha tìnhem, cho dẫu em biết bao lần sai, không một lời buồn phiền than trách, chỉ mỉmcười ngọt ngào...".
Giai điệu bài hát đầy vui nhộnnhưng không hiểu sao nước mắt Thư lại lăn dài. Cô cắn chặt môi, nghe vị mặn củanước mắt tan trên đầu lưỡi. Bao nhiêu năm yêu nhau, Thư chưa bao giờ khóc, vậymà...
Bài hát hết đã lâu nhưng Thư vẫnngồi im như hóa đá. Chợt điện thoại reng. Cô thư ký nhắc Thư nửa tiếng nữa đếngiờ họp. Hôm nay, cô phải lên công ty bàn giao công việc. Thư uể oải đứng dậy,tắt đĩa, bước lên phòng. Chiếc va-li to đùng nằm ở góc phòng, vương vãi đầy quầnáo. Hai ngày nữa, Thư sẽ sang Anh nhưng cô vẫn chưa chuẩn bị xong. Từ ngày Namđi, niềm háo hức du học của cô cũng tắt ngóm.
Thư ngồi bệt xuống nền nhà, bớitung va-li tìm bộ cánh vừa mắt. Bỗng một đôi giày trắng rơi ra. Đó là đôi giàybúp bê Nam mua tặng Thư để mang khi tổ chức lễ cưới. Nam sợ Thư mang giày caogót khó đi lại và không tốt cho thai nhi. Thư mân mê đôi giày, ngắm chăm chúnhững hạt pha lê sáng lấp lánh đính dọc theo thân giày và chiếc nơ ruy-băng tothắt trên mũi giày. "Sao mà xinh thế, cứ như hài công chúa ấy, tiếc là khôngđược mang", Thư ngẫm nghĩ.
"Ơ, mà tại sao không? Khôngmang trong đám cưới thì mang hôm nay vậy". Nghĩ là làm, Thư xỏ ngay vàochân. Chọn thêm chiếc đầm voan tím, Thư hài lòng ngắm mình trong gương.
Xịt thêm một chút nước hoa, Thưthấy phấn chấn hẳn. Cô khóa cửa, vừa đi tung tăng ra đầu ngõ đón taxi vừa hátnho nhỏ để xua đi tâm trạng u ám.
Bất chợt, Thư nghe bụng quặn đau,đầu óc choáng váng. Cô dừng lại, tựa lưng vào tường thở dốc. Bỗng Thư nghe nhưcó nước chảy trên chân. Cúi xuống nhìn, cô hốt hoảng phát hiện máu đang chảygiọt dài, vấy đỏ cả đôi giày trắng. Thư khuỵu xuống, mọi vật trước mắt cô nhòedần.
Thư cố nhướng đôi mi nặng trịch,từ từ mở mắt và nhận thấy mình đang ở trong bệnh viện. Chợt nhớ lại mọi chuyện,Thư hốt hoảng nhìn xuống và đưa tay sờ chiếc bụng vẫn còn thon nhỏ.
Một giọng nói quen thuộc vanglên: "Con không sao cả, em đừng lo". Thư ngạc nhiên ngẩng lên. Nam đangđứng ở đầu giường, mỉm cười hiền lành.
Trong khi Thư vẫn tròn xoe mắt,Nam nắm lấy tay cô, giọng dịu dàng: "May mà anh đưa em vào bệnh viện kịp lúc.Bác sĩ bảo trễ chút nữa có thể sẩy thai. Từ bây giờ, em không được đi lên xuốngcầu thang nữa, hạn chế tối đa đi bộ, biết chưa? Có còn muốn sang Anh nữa khônghả cô nàng bướng bỉnh?".
Thư lắp bắp: "Anh...anh đưa emvào bệnh viện hả? Sao anh biết em gặp chuyện?".
Nam hấp háy mắt: "Anh có bỏ emđi đâu. Anh vẫn ở gần nhà để mắt trông chừng em mà. Mỗi khi em ra ngoài, anh đềutheo sau để chắc chắn em vẫn khoẻ. Anh phải xin phép nghỉ phép không lương đểtheo dõi em đấy!".
"Thế sao anh không về nhà?".
"Anh không bỏ đi thì làm saoem biết thương anh? Em có còn muốn dời đám cưới và bỏ anh đi nữa không?
Thư bẽn lẽn cúi đầu không đáp.Thấy Thư im lặng, Nam hỏi ướm: "Em không sang Anh du học nữa, vậy mình cứ làmđám cưới đúng ngày nhé!".
Thư không trả lời, khẽ rướnngười, đặt lên môi Nam nụ hôn nồng nàn và thì thầm vào tai anh: "Ở bên em mãinhé, người yêu bé nhỏ!". Chưa bao giờ cô thấy mình yêu cầu và cần Nam đếnthế!
TheoCao Bảo Vy