Những bát đĩa kém chất lượng này chứa một hàm lượng hóa chất gây hại cho sức khỏe. Nếu ở nhiệt độ đủ cao thì chất độc này sẽ bị tách ra và ngấm thẳng vào đồ ăn.
Tiết kiệm ai ngờ... hại đến thân
Cứ
mỗi dịp cuối năm, chị Ngọc Anh trú tại Hà Đông, Hà Nội lại tất bật
chuẩn bị sắm sửa đồ đạc cho năm mới và bát đĩa mới là một trong những
vật dụng đó. Vợ chồng chị đều là công nhân vì thế dù có nhu cầu sắm sửa
nhưng chị luôn đặt tiêu chí đẹp rẻ lên làm tiên quyết. Thêm phần vì nhà
có con nhỏ nên bát đĩa bằng nhựa là điều mà chị lựa chọn. Chị tâm sự:
"Những sản phẩm này chẳng khác đồ bày bán ở siêu thị là mấy. Không những
vậy chúng còn bền, con đập không vỡ".
Tâm lý của chị Ngọc Anh cũng giống nhiều bà nội trợ khác. Đã từ lâu, đồ dùng gia đình
bằng nhựa khá thân thiết với chị em nội trợ bởi chúng bền, đẹp, nhiều
mẫu mã, không rơi vỡ lại nhẹ nhàng. Thế nhưng bên cạnh những loại bát
đĩa bằng nhựa tốt, chất lượng cao, xuất hiện không ít những chợ cóc, con
hẻm bày bán những loại bát đĩa với chất lượng không tốt, kém chất
lượng, không rõ nguồn gốc.
Nhiều bà nội trợ
không ngờ tới rằng việc tiết kiệm một cách thiếu hiểu biết của mình sẽ
khiến mầm bệnh, chất độc hại đi thẳng vào cơ thể người thân vì bát đĩa
nhựa kém chất lượng thường chứa một lượng lớn melamine.

Nhiều bà nội trợ không ngờ tới rằng việc tiết kiệm một cách thiếu hiểu biết của mình sẽ khiến mầm bệnh, chất độc hại đi thẳng vào cơ thể người thân. Bát đĩa nhựa kém chất lượng thường chứa một lượng lớn melamine. (Ảnh minh họa)
Nguy cơ mang trọng bệnh từ bát đĩa kém chất lượng
Theo nghiên cứu thuộc bộ Y tế Hoa Kỳ, những người thường xuyên ăn bằng bát đĩa nhựa chất lượng kém thì khả năng nhiễm chất độc melamine cao gấp 9 lần so với những người ăn bằng bát đĩa chất liệu men sứ.
Ở
nhiệt độ bình thường, chất này chưa gây ra nguy hiểm, tuy nhiên ở nhiệt
độ cao, cụ thể khi đựng đồ ăn nóng bằng bát đĩa nhựa chất lượng thấp
thì melamine sẽ thâm nhập trực tiếp vào cơ thể.
Trả
lời về vấn đề này, PGS.TSKH. Lưu Văn Bôi (Bộ môn Hóa Hữu cơ - Khoa Hóa
học - ĐHKHTN – ĐHQG) cho biết, melamine-formaldehyt là một loại hóa chất
hữu cơ được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa, đồ chơi trẻ em, đồ dùng gia đình.
Tuy
không phủ nhận những lợi ích của đồ dùng bằng nhựa nhất là
bát, đĩa nhựa mang lại trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng việc
người tiêu dùng hoặc những hàng quán vì ham rẻ mà sử dụng những
loại bát đĩa nhựa không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc
xuất xứ là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của chính bản thân
người dùng.
Những loại bát đĩa này chủ yếu được làm bằng nhựa melamine formaldehyt. Chúng sẽ biến thành chất độc trong điều kiện nhiệt độ cao.
Bên cạnh đó, chất tạo màu xanh đỏ tím vàng cho chính những bát đĩa kém
chất lượng này chứa hàm lượng chì không thấp. Nếu dùng trong một thời
gian đủ dài, điều kiện nhiệt độ đủ cao thì chất độc này sẽ bị bóc tách
ra và ngấm thẳng vào đồ ăn. Khi vào cơ thể người, chất độc sẽ ảnh hưởng
nặng và sâu đến hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh (gây mất ngủ, căng
thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ), chức năng gan thận cũng bị rối
loạn. Bên cạnh đó, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm con
người bị loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu thậm chí gây ung thư
gan,… Nếu ăn, uống thực phẩm có lẫn melamine sẽ dẫn tới tổn thương khả năng sinh sản, gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang, dẫn tới ung thư bàng quang.
Được
biết, melamine được tổng hợp lần đầu tiên năm 1834, chất này được tạo
ra từ chất urê - một chất có thành phần nitrogen cao, đây là chất rắn
màu trắng, có khả năng chịu nhiệt. Melamine là thành phần chính của công
nghệ sản xuất các vật dụng gia đình: bát chén đĩa, formica: dùng trong
công nghệ bàn ghế, tấm vách, bao bì, nhựa melamine dùng làm chất keo
dán... và được coi là chất có hại cho sức khỏe.
Bên
cạnh đó, một nghiên cứu tại trường đại học Harvard của Mỹ chỉ ra rằng,
hợp chất sinh ra từ melamine kết hợp với axit xyanuric trong thực phẩm
sẽ gây độc hại vô cùng. Chính vì vậy, người tiêu dùng đặc biệt là những
bà nội trợ cần thông minh khi lựa chọn đồ dùng cho gia đình, bản thân.
Với những đồ dùng không dùng được cho lò vi sóng thì tuyệt đối không nên
dùng để quay thực phẩm.
Theo PLXH
Theo PLXH