Lâu rồi,người ta biết đến chị là một nhà báo với những trang viết ám ảnh về thân phậnngười trên ANTG cuối tháng. Một hành trình 10 năm miệt mài và không kém phần áplực. Như Bình đã là một cái tên góp phần làm nên thành công của những số báo đầutiên của ANTG cuối tháng.

Chị chia sẻ với Tin tức online về chặng đường làm báonhiều gian nan, hạnh phúc và cũng không kém phần mệt mỏi của mình.

Nhà báo Như Bình

Nhà văn Như Bình và cuốn sách "Người mang lại ái tình"

Chị xuất hiện từngày đầu với những truyện ngắn gây được nhiều tranh cãi của bạn đọc, nhưng vàinăm gần đây không thấy chị viết văn mà lại nổi tiếng với lĩnh vực báo chí.  Không biết sẽ gọi chị bằng gì đây, nhà văn hay nhà báo?

Gọi thếnào cũng được, nhà gì thì cuối cùng cũng là nhà chữ thôi, viết văn hay viết báogì thì cũng là làm người nông dân cày cuốc trên cánh đồng chữ cả. Còn nói mộtcách chính xác thì ngay khi tốt nghệp đại học ra trường, tôi đi làm báo và nghềnghiệp của tôi là làm báo. Trước khi mon men đến với văn chương thì tôi đã cóthẻ hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam. Rất nhiều người nhầm lẫn trong các bài phỏngvấn tôi thường hỏi tôi rằng tại sao tôi lại bỏ văn chương đến với nghề báo. Nhânđây tôi xin đính chính luôn nhé..(cười)

-Nhiềunhà văn đã chuyển sang viết báo để kiếm sống, nhưng thứ mà họ đau đáu vẫn là vănchương, và họ vẫn quay quắt với nó. Còn chị,  chị chuyển từ văn và mất hút trongnghề báo. Phải chăng chị đã cạn năng lượng với văn chương vì cơm áo gạo tiền?

Phần lớncác nhà văn mà tôi biết, tôi chơi với họ đều đang làm báo và sống với nghề báo,thậm chí nổi tiếng bởi làm báo hơn là văn chương. Tôi nghĩ không cần thiết phảitách bạch hai lĩnh vực này vì nó đều là nghề viết, và nó phụ trở bổ sung chonhau để hoàn hảo. Tôi làm báo nhưng báo văn, và tôi viết nhiều nhất là thể loạiký chân dung, nó rất gần gụi với văn học. Ngoài ra, sau khi nhà văn Nguyễn QuangThiều rời ANTG thì tôi là người tiếp theo được giao nhiệm vụ phụ trách chuyênmục “Chuyện khó tin nhưng có thật của báo ANTG”.

Theo đánh giá của nhiều ngườithì đây là một chuyên mục hấp dẫn và có một lượng độc giả lớn, nhiều bạn đọc yêumến ủng hộ. Bằng chứng là có một số Đài truyền hình cả hai miền Nam Bắc đăng kývới Tổng biên tập bên báo tôi xây dựng chuyên mục này thành chương trình truyềnhình phát sóng. Rất nhiều lần Đài truyền hình Việt Nam đã liên lạc với tôi đểquay phim và ghi hình những câu chuyện thật, và đã có những chương trình truyềnhình thành công vì nhân vật chính tỏng câu chuyện đồng ý xuất hiện trên truyềnhình. Trường hợp của bà Mẫn ở khu tập thể Thanh Xuân Bắc là một ví dụ điển hình.Nhiều nhà xuất bản đã đề nghị tập hợp tất cả “Những chuyện khó tin nhưng cóthật” in ở trên báo ANTG thành một tập sách. Năng lượng văn chương nếu không cònlàm sao giữ được chuyên mục này dài hơi đến 6-7 năm nay rồi và tháng nào cũngphải kể ít nhất là 2 câu chuyện dựa trên những chất liệu có thật.

Vậy chịcó dự định trở lại với văn chương hay không, vì tôi nghĩ, làm báo chỉ là tứcthời, cái còn lại vẫn là văn chương chứ? Hay chị cũng coi văn chương chỉ làphương tiện như một số người khác?

 Tôi đã baogiờ rời bỏ văn chương đâu. Văn chương trở lại hàng ngày, từng giờ phút trên từngcon chữ nhọc nhằn. Không có văn chương, không có được những trang báo thấm đẫmchất văn học. Theo tôi thì chẵng có “số người khác” nào coi văn chương là phươngtiện, mà là phương tiện gì mới được chứ. Tôi cũng không nghĩ rằng báo chí là thứtức thời, có nghĩa đọc xong xé bỏ tờ báo là quên ngay, còn văn chương mới làvĩnh cữu. Tôi nghĩ đã là chữ nghĩa thì sẽ còn lại mãi mãi, một tác phẩm báo chítốt thì sức lay động hàng triệu trái tin và hiệu ứng xã hội là thứ mà chúng takhông hình dung nổi. Có bao nhiêu vấn đề nhờ báo chí mà có một kết quả vô cùngtốt đẹp. Còn văn chương nếu chỉ là loại văn chương thị trường thì còn tệ hơnnữa.

Có lầnchị nói rằng, chị viết báo là một sự dò dẫm tìm đường. Con đường chị đi đến nayđã khá dài, chị có thể định hình về nó như thế nào rồi?

Tôi ra HàNội chính xác là tháng 10-2002. Thời điểm này tôi mới thực sự rẽ ngang sang conđường báo viết vì trước đó tôi làm báo nói, báo hình là chủ yếu. Có thể nói đólà một hành trình mò mẫm tự tìm kiếm chính mình, tự dò dẫm con đường để đi. Thậtkhó khăn bởi viết một bài báo không hề đơn giản, mà công việc đặt tôi vào một vịtrí chuyên nghiệp ở một tờ báo quá lớn, quá nổi bật lúc bấy giờ. Đó là quảngthời gian áp lực kinh khủng. Cho đến lúc này nghĩ lại tôi rút ra được một chânlý rằng, nếu không có áp lực, không bao giờ có thể trưởng thành và vượt lênchính mình được.

Tôi rất biết ơn ba người anh, người thầy lớn có ảnh hưởng rấtnhiều đến con đường mà tôi đang đi đó là Tổng biên tập Hữu Ước, nhà thơ NguyễnQuang Thiều và nhà thơ Hồng Thanh Quang. Họ là những người gây áp lực cho tôinhiều nhất trong quãng thời gian chập chững gia nhập làng báo viết. Nếu không cósự khắt khe của họ, sự đòi hỏi cao về nghề nghiệp, tôi đâu được như hôm nay.Nhìn lại quãng dường 7 năm làm báo,(Tôi dừng viết báo từ năm 2008 để chuyển sangcông việc Thư ký toà soạn (TKTS) tôi thấy mình đã để lại được một cái tên củamình trong làng báo cũng như làng văn là Như Bình, giản dị  thế thôi.

Chị raHà Nội cũng dễ chừng 10 năm rồi đấy nhỉ, và người ta nhớ đến chị, là nhớ đếnnhững bức chân dung đồ sộ, ám ảnh trên ANTG cuối tháng. Chị có bao giờ tự chánmình, hay thấy mình nhàm chán?

Có ai đủcan đảm và cực đoan để yêu mình mãi mãi được đâu. Ngay khi viết xong một tácphẩm báo chí, nhiều lúc nói ra không tin được cứ tưởng mình chảnh chứ bản thânmình rất sợ khi phải đọc lại. Cảm xúc của mình cứ thế tuôn ra, mình không muốnmột lúc, bằng sự tỉnh táo ngồi và soi kỹ càng lại chính cảm xúc vụt đến củamình, như thế sẽ vô cùng chán. Vì thế tôi có thói quen chỉ viết 1 lần và sau đónhờ morat đọc lại.

Những bàiviết của chị, có hai đánh giá khác nhau. Nhiều người thích cách viết của chịnhưng không ít người cho rằng, Như Bình viết báo sến, áp đặt và thiếu thông tin.Chị nghĩ sao?

Tôi nghĩ,người khen kẻ chê là chuyện bình thường mà. Tuỳ vào thẩm mỹ, thị hiếu, cảm quancủa mỗi người để có cách cảm nhận khác nhau Nhưng nếu viết báo mà tất cả đềuchê, hoạc đều thấy không đọc được, đọc không ra gì thì thật là thảm hoạ. Ơntrời, ít ra tôi cũng không thuộc vào số những nhà báo thảm hoạ đó.

Tôi nhớ,có người từng nói, làm báo, cần một cái đầu tỉnh và một trái tim nóng. Nhưng ởnhững chân dung của chị, thì người ta lại chỉ thấy chị bị cuốn trôi  vào cảm xúccủa nhân vật, áp đặt cảm xúc của mình lên nhân vật. Phải chăng những sự cố chịgặp trong cuộc đời làm báo là vì điều này.?

Viết báomà lại viết chân dung nữa thì những hệ luỵ gặp phải không phải là ít. Nhưng tôikhông muốn nhắc lại những sự cố nữa vì nó xa xưa rồi, và tôi luôn muốn lãng quênnó như lãng quên những kỷ niệm buồn, chẵng hay ho gì. Trong cuộc đời viết chândung của mình, tôi sưu tầm và biết được quá nhiều câu chuyện góc khuất của mỗiđời người.

Có lẽ dành đến một lúc nào đó có thể là khi tôi về hưu, hoặc các nhânvật của tôi không còn nữa, tôi sẽ lại viết về những câu chuyện chưa từng côngbố. Âu cũng là một cái hay.

Từ viết báo, chị chuyển sang làm báo và ấn phẩm “đầu tay” tờ Cảnh sáttoàn cầu tuần phát hành mỗi tuần 1 số vào ngày thứ 5 hàng tuần cho thấy đẳng cấplàm báo của chị cũng không kém gì viết báo?

Từ năm 2010 khi tờ báo Cảnh sát toàn cầu tuần ra đời, cấp trên giao chotôi nhiệm vụ Thư ký toàn soạn của tờ Cảnh sát toàn cầu tuần và thêm cả phần việctổ chức nội dung và cấu tạo từng số báo.  Công việc cũng không phải là quá mớimẻ hay quá khó bởi trước đó tôi đã có 2 năm giúp việc TKTS ở tờ Công an nhân dânra hàng ngày nên tôi cũng quen việc. Thứ nữa tôi có những cộng sự giỏi như DươngBình Nguyên hiện đang là Phó ban tờ CSTC lo cho tôi mảng bài văn hoá và các mảngbài nóng ở phía Nam nên công việc của tôi thuận lợi hơn. Ngoài ra các phóng viênvà cộng tác viên của CSTC khá là chuyên nghiệp nên mọi việc không quá khó khăn

Tổng biên tập của chúng tôi vẫn thường nói: “Độc giả rất tinh khôn, haythì người ta mới mua đọc, còn dở thì chỉ được vài số thôi là người ta sẻ bỏ mìnhngay. Nếu các anh chị không cải thiện nội dung, cho người ta ăn mãi một món thìdù là cao lương mỹ vị đến đâu mà ngày nào cũng ăn thì độc giả đến phán ớn”. Luônluôn thay đổi, làm mới nội dung là những bài học không bao giờ cũ của sếp chúngtôi trong các buổi giao ban rút kinh nghiệm.

Vừa thấy chịra mắt hai cuốn ký chân dung, Người mang lại ái tình và Sự ẩn khuấtcủa số phận. Phải chăng, đó là một sự gói ghém cho 10 năm viết báo của chị.Như Bình dừng lại ở đây chăng. Vậy hành trình tiếp theo của chị sẽ là gì?

Chắc chắn tôi sẽ vẫn làmnghề tôi yêu thích, nghề báo với tôi đã như là số phận không thể khác được, mặcdù biết nó nhọc nhằn nhưng lại đầy đam mê. Nếu ai bảo tôi phải thay đổi để làmmột việc khác nhiều tiền hơn chắc tôi cũng sẽ không làm. Ái tạng của mình đã thếrồi nên không dễ thay đổi được. Nghề chọn người chứ người đâu có dễ chọn nghề.Và tôi tự hào với con đường mà tôi đang đi: một nhà báo!

Xinchúc chị thành công trên cương vị mới, và tôi tin, chị sẽ tiến xa hơn trong hànhtrình của mình.

VT