5 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ở cho người cao tuổi

Bài viết này sẽ dành cho những ai đang có ý định xây nhà 1 tầng cho người cao tuổi ở.

Sự khác nhau về độ tuổi sẽ dẫn tới sự khác nhau về tâm lý, sức khỏe, sở thích,... dẫn đến những yêu cầu riêng về thiết kế nội thất. Do vậy, việc thiết kế nhà cho người cao tuổi ở riêng hay sống chung cùng con cái cũng đều cần được chú trọng về tính an toàn, tính tiện lợi, tính riêng tư, sự kết nối với các thành viên khác và hài hòa thiên nhiên.

Ngoài việc nhà nên được xây 1 tầng để dễ đi lại, dưới đây là 1 số vấn đề điển hình!

1. Hành lang di chuyển dẫn lối vào nhà cần được thiết kế rộng rãi có thể chứa được xe lăn, thiết kế dạng mặt phẳng, độ dốc (nếu có) vừa phải

5 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ở cho người cao tuổi-1
Nếu có thể, hãy loại bỏ cầu thang và thay bằng đoạn dốc nối với thiết kế dạng mặt phẳng để dễ dàng đi lại.

Nhà 1 tầng được ví như là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho những người cao tuổi. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố đó, nguyên tắc chính trong thiết kế nhà 1 tầng cho người già sống vui khỏe chính là lối vào nhà.

Phần này sẽ là yếu tố quan trọng nhất mà mọi thiết kế nhà 1 tầng đều phải có.

Cụ thể, hành lang (hoặc cầu thang) dẫn vào nhà cần có chiều rộng lớn hơn 50 cm và không nhỏ hơn 90 cm để có thể đảm bảo cho việc di chuyển được thuận tiện, dễ dàng, phù hợp cả với những người cao tuổi ngồi trên xe lăn.

Ngoài ra, đoạn đường dẫn lối vào nhà phải có độ dốc không quá 1/12 theo Quy định của Bộ xây dựng.

5 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ở cho người cao tuổi-2


Nếu cần cải tạo công năng của lối vào nhà thành cầu thang thì thiết kế cầu thang cứ 2m hoặc khoảng 10 bậc phải có 1 chặng nghỉ, đồng thời phải thay đổi màu sắc của bề mặt bậc cầu thang thật khác biệt để giảm gánh nặng về mặt thị giác cho người già.

Không chỉ thế, các bậc cầu thang nên cao không quá 15 cm để đỡ tốn sức nhấc chân của người già khi cần đi lại bằng cầu thang bộ.

2. Nhà có cửa ra vào lớn

5 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ở cho người cao tuổi-3


Cửa ra vào chính là yếu tố quan trọng thứ 2 khi thiết kế nhà cho người cao tuổi. Giống như hành lang hoặc cầu thang, kích thước của cửa ra vào phải rộng hơn xe lăn. Hơn thế, phần tay nắm cửa cũng cần làm chắc chắn, không được nhẹ quá vì khi mở ra vào có thể bị trơn, hẫng hụt, dẫn tới nguy cơ ngã, gây ảnh hưởng cho người cao tuổi.

5 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ở cho người cao tuổi-4
Tốt hơn hết là cửa ra vào của những ngôi nhà 1 tầng dành cho người cao tuổi nên sử dụng loại cửa trượt có khả năng giữ và nâng đỡ cơ thể. Trong đó có thể mở rộng đường vào nhà.

3. Chất liệu mặt sàn nên là loại có độ bám chắc

5 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ở cho người cao tuổi-5


Sàn nhà là thứ quyết định vẻ đẹp của 1 căn nhà khi nó có thể dùng để tôn lên vẻ đẹp của các món đồ nội thất. Với những ngôi nhà dành cho người trẻ tuổi, bạn có thể chọn bất cứ loại nào. Song, với người cao tuổi, hãy đảm bảo cả tính an toàn nữa.

Nên nhớ, nếu muốn nhấn nhá vẻ đẹp bằng cách sử dụng sàn nhà gạch bóng loáng thì chắc chắn không an toàn cho người lớn tuổi. Do đó, sàn nhà cho những ngôi nhà của người lớn tuổi nên có thiết kế dạng vân gỗ mờ, độ bám chắc và không trơn trượt, đồng thời có thể làm sạch dễ dàng và không cần bảo trì định kỳ.

5 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ở cho người cao tuổi-6
Trong vấn đề trang trí nhà, các món đồ nội thất dễ bám bụi cũng cần được loại bỏ.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn bàn ghế không quá cao hoặc quá thấp để có thể được sử dụng mà không cần cúi xuống hoặc cúi xuống và nên thiết kế sao cho khu vực xung quanh nhà có nhiều cây cối, thảm cỏ để không khí trong lành, khu vực chung quanh lẫn trong nhà ở theo đó sẽ ít bụi bẩn và ngôi nhà có nhiều bóng mát hơn.

4. Bố trí phòng ngủ ở vị trí tiện lợi

Để thiết kế nhà 1 tầng đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu của người già, tiếp đến là việc bố trí phòng ngủ. Nó nên được thiết kế gần với các chức năng khác như: phòng khách, phòng ăn hoặc phòng có người đi lại trong nhà để người già có thể kết nối với các phòng khác nhau thuận tiện.

Ngoài ra, người trong nhà có thể để ý được kĩ hơn, giúp đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, phòng ngủ của người già cũng phải được thiết kế đảm bảo sự riêng tư, đa phần nên bố trí phòng ngủ cho người già đều nằm ở góc nhà hoặc một góc có thể đón ánh sáng tự nhiên.

Để căn phòng được rộng mở, thoáng mát và dễ chịu và mở được cửa sổ để đón gió tự nhiên. Ô cửa sổ phải được thiết kế cao hơn thắt lưng của người trưởng thành.

Đồng thời, giường ngủ cũng không nên có cạnh sắc nhọn. Đồng thời nhất định phải có khoảng trống ở cuối giường và bên cạnh giường để dễ dàng ra vào phòng. Nếu có thể, bạn hãy lắp tay vịn ở những điểm quan trọng trong phòng nếu phòng có diện tích rộng rãi.

5. Nhà vệ sinh được thiết kế an toàn

 

5 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ở cho người cao tuổi-7
Đến phần quan trọng cuối cùng như phòng tắm. Đây chính là phần cần được làm cẩn thận nhất vì ở khu vực này, người già rất hay bị tai nạn. Một phòng vệ sinh tốt phải được thiết kế ở khu vực mà mọi người trong nhà đều có thể quan sát và theo dõi được. Trong hầu hết các bản thiết kế nhà một tầng cho người cao tuổi, phòng tắm nằm gần phòng ngủ nhưng không nên đặt ở trong phòng. Điều này giúp mọi người trong nhà có thể ngăn chặn nguy hiểm từ các kiểu tai nạn và có thể dễ dàng tiếp cận để giúp đỡ họ.

Nếu muốn tạo cho người cao tuổi sự riêng tư và tiện lợi thì có thể xây phòng tắm riêng. Nhưng trong phòng tắm nên có chuông hoặc điện thoại để có thể gọi trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp. Còn cửa nhà tắm nên dùng loại tay nắm có rãnh khóa không sâu lắm để thuận tiện trong việc giúp đỡ người già nếu xảy ra tai nạn. Tốt nhất vẫn nên sử dụng thiết kế cửa nhà tắm dạng trượt.

5 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ở cho người cao tuổi-8


Đối với các vật liệu trong phòng tắm, bạn nên chú ý sử dụng gạch cho những bề mặt không bằng phẳng để ngăn nước dẫn tới tình trạng trơn trượt.

Sàn nhà trong phòng tắm nên thiết kế ngang bằng với mặt sàn của phòng càng nhiều càng tốt. Nếu bạn sợ rằng nước từ phòng tắm chảy ra ngoài, bạn có thể tách vùng ướt và vùng khô bằng việc nâng mặt sàn bên ngoài cao hơn 1 chút.

Thiết bị vệ sinh cũng nên là một chỗ ngồi thoải mái có thể ngồi và tắm. Đồng thời có tay vịn tại các điểm để người già có thể tự hỗ trợ cho chính mình.

Tuy nhiên, đừng quên rằng khi thiết kế nhà 1 tầng cho người già, điều đầu tiên cần quan tâm không phải là tính thẩm mỹ mà nên chú trọng an toàn. Do đó, để xây nhà một tầng, bạn nên tìm hiểu kỹ các yếu tố khác nhau để đưa ra quyết định đúng đắn nhất!

Hy vọng rằng với 5 lưu ý quan trọng này, bạn sẽ phần nào giúp gia chủ thiết kế được không gian phù hợp cho ông bà, bố mẹ, yên tâm báo hiếu, chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho những người lớn tuổi trong gia đình nhé!

 

Theo Tổ quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://toquoc.vn/5-luu-y-quan-trong-khi-thiet-ke-nha-o-cho-nguoi-cao-tuoi-20230313090733011.htm

Không gian sống


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.