Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?

Vừa qua, vụ việc bé gái 3 tuổi ở Hà Nội rơi từ tầng 12 chung cư xuống là một cảnh báo điển hình về độ an toàn của ban công.

Nhiều người mong muốn có một ban công rộng trong nhà, nơi có thể đón nhiều ánh nắng, hít thở không khí trong lành, trồng một số loại hoa, cây cảnh. Nhưng trong thực tế, đặc biệt là đối với những ngôi nhà cao tầng, điều này thường khó đạt được bởi có nhiều vấn đề cần quan tâm.

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-1


Vụ việc bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư xuống ở Hà Nội vừa qua là một cảnh báo điển hình về độ an toàn của ban công mà gia đình nào cũng không được phép lơ là, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ. Chúng ta thường thấy có 2 loại ban công phổ biến là ban công thoáng và ban công khép kín. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và gia chủ cần cân nhắc để lựa chọn cho nhà mình:

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-2

1. Ban công thoáng (ban công mở)

Ưu điểm:

- Giặt và phơi quần áo trực tiếp dưới ánh mặt trời rất tiện, nhanh khô.

- Ban công đúng như tên gọi của nó, là nơi tận hưởng nắng gió, hít thở không khí ngoài trời thoáng mát. Đây cũng là nơi rất thuận lợi để gia chủ trồng và chăm sóc loại hoa hay cây cảnh làm đẹp cho căn nhà, giúp tinh thần phấn chấn, thư thái hơn.

- Tầm nhìn rộng, ánh sáng tự nhiên vào nhà nhiều hơn, tiết kiệm chi phí chiếu sáng.

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-3

Nhược điểm:

- Không an toàn: Nếu trong nhà có trẻ em, người già và vật nuôi thì đây sẽ là một mối nguy rất lớn về an toàn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, ban công thoáng cũng là mục tiêu ưa chuộng của những tên trộm.

- Dễ bị bẩn: Do không được che chắn kỹ càng nên gió bụi, mưa nắng sẽ nhanh chóng làm bẩn ban công, khiến bạn phải thường xuyên dọn dẹp hơn nếu muốn chúng luôn sạch sẽ. Nhiều trường hợp quần áo phơi ngoài ban công có thể bị vấy bẩn nếu không cất kịp khi gặp mưa, thậm chí bị bay mất khi gặp phải gió lùa.

- Ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, không khí: Tiếng còi xe, ánh đèn neon leo lét... vào ban đêm khi bạn đang say giấc thật sự gây mệt mỏi. Ban ngày đôi khi là ánh nắng chói chang chiếu vào cũng khiến bạn chói mắt và phải sử dụng các biện pháp chống nắng. Chưa kể không khí thành phố nhiều nơi ô nhiễm, ban công thoáng có thể khiến gia chủ tiếp xúc nhiều hơn với những yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-4

2. Ban công khép kín (ban công đóng)

Ưu điểm:

- Chống bụi, cách âm và ấm áp: Sau khi ban công được đóng lại sẽ có thêm một lớp cửa sổ để chắn bụi và tiếng ồn. Điều này cũng có lợi trong việc ngăn cản sự xâm nhập của mưa, đồng thời có vai trò giữ ấm vào mùa đông.

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-5

- Mở rộng diện tích thực tế: Sau khi ban công được đóng lại, nó có thể được sử dụng làm không gian để thư giãn, học tập, đọc sách, tập thể dục và lưu trữ… Điều này tương đương với việc mở rộng không gian của căn phòng, chẳng hạn tăng diện tích sử dụng của phòng ngủ hoặc phòng khách hay tăng thêm nơi chứa đồ.

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-6

- An toàn: Sau khi xây dựng ban công khép kín, bạn có thể yên tâm để con cái mình thoải mái vui chơi khám phá mà không lo những rủi ro ngay tại nhà tương tự trường hợp của bé gái ở Hà Nội rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Đây đồng thời cũng là hàng rào ngăn chặn tội phạm trộm cắp hiệu quả.

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-7

Nhược điểm:

- Không có lợi cho việc đối lưu không khí, dễ gây oi bức vào mùa hè nắng nóng. Vào mùa đông không khí trong nhà không dễ lưu thông, sinh ra khí thải do nấu nướng gây hại cho sức khỏe con người.

- Không có tầm nhìn rộng thì ánh sáng trong nhà cũng ảnh hưởng nhất định, tăng chi phí chiếu sáng.

-  Ngân sách trang trí sẽ nhiều hơn.

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-8

Với những ưu và nhược điểm cụ thể trên, có thể bạn đã đủ yếu tố để quyết định xem gia đình mình cần loại ban công nào để thiết kế và xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế còn một loại ban công mở nhưng dạng lồi, hay còn gọi là ban công lồi lại có những đặc tính riêng mà bạn đọc cần lưu ý.

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-9


Ban công lồi trong trường hợp này để chỉ những loại ban công chỉ có một mặt bám tường và không có trụ ở các mặt còn lại như trong ảnh. Với những loại ban công thông thường, gia chủ có thể lựa chọn sử dụng chúng theo dạng thoáng hay kín, đóng hay mở tùy theo nhu cầu. Riêng loại ban công lồi thì thích hợp với kiểu ban công mở hơn và gần như là không cho phép bạn đóng ban công để tăng diện tích sử dụng do yếu tố an toàn.

Vấn đề đáng cân nhắc từ vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 xuống: Nên dùng ban công thoáng hay khép kín?-10

Cụ thể, do chỉ dựa một mặt vào tường nên khả năng chịu lực rất nhỏ, gia chủ chỉ nên sử dụng và đặt đồ nhẹ nhàng lên nó mà thôi. Nếu đặt quá nhiều đồ trên đó sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho ban công lồi. Đặc biệt, trong trường hợp chủ nhân vẫn bịt kín ban công thì mọi người sẽ đối mặt với nguy cơ sập ban công rất lớn, gây nguy hiểm cho cả gia chủ và những người xung quanh. Thực tế, nhiều gia đình vẫn tân dụng rất hiệu quả và đẹp mắt dạng ban công này, tuy nhiên cần tính toán hết sức thận trọng, tốt nhất chỉ áp dụng với nhà không có trẻ nhỏ, người già hay vật nuôi.

Theo V.K - Vietnamnet


ban công


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.