Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến

Căn bếp đặc biệt này còn được xây dựng và sử dụng trên tầng 5 của một ngôi nhà giữa trung tâm thành phố Hà Nội, điều mà ít ai có thể nghĩ đến.

Ngày nay khi sống ở thành phố, người ta thường chỉ nghĩ đến bếp từ, bếp điện, bếp ga hay cùng lắm là bếp than chứ mấy ai nghĩ đến bếp củi – loại bếp thường chỉ có ở vùng nông thôn, cũng là loại bếp gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người nhưng dường như không thể tồn tại ở nhà phố.

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-1

Vậy nhưng ngay giữa thủ đô Hà Nội lại có một căn bếp như thế, điều đặc biệt là nó còn được xây dựng trên tầng 5 của một ngôi nhà ở trung tâm thành phố. Căn bếp vi diệu này khi được chủ nhân - chị Mai Vương (39 tuổi) chia sẻ trên một diễn đàn mạng đã khiến biết bao người bồi hồi xao xuyến nhớ đến tuổi thơ của mình.

Cụ thể, chị Mai Vương cho biết:

"Bạn bè tôi hay gọi thế khi đến nhà tôi ăn cơm

Ý tưởng xây bếp củi trên tầng 5 của 1 ngôi nhà trong phố lúc đầu bị chồng tôi phản đối do sợ cháy nổ, nóng tầng dưới... nhưng rồi tôi đã thuyết phục được.

Vậy là bắt tay vào xây thôi, chúng tôi xây bằng gạch chịu lửa, xây cách tường, tạo khe thoáng để giảm độ nóng của lò...

Khi xây xong tôi về quê mua kiềng, chấu, vỏ lạc và nhặt củi nhãn ở vườn nhà tha lên, tha luôn cả mấy cái nồi gang để nấu cơm.

Giờ thì bắt tay vào nấu các món ngon cho gia đình bạn bè thôi!".

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-2

Chị Mai Vương - chủ nhân căn bếp củi trong nhà phố độc đáo

Được biết, chị Mai Vương xuất thân là con gái vùng nông thôn Hưng Yên nên ký ức về những món ăn từ bếp củi đối với chị rất rõ ràng và làm chị thương nhớ khi sống ở thủ đô. Chị nhớ mùi khói bếp ám vào tay, vào tóc, vào thức ăn sao thân thuộc và với chị món ăn nào nấu với bếp củi cũng ngon hơn lạ thường... Vậy là khi gia đình sửa nhà, chị đã nảy ra ý tưởng về căn bếp củi trong chính ngôi nhà của mình ở phố Phan Bội Châu (Hoàn Kiếm) và đã tìm cách thuyết phục chồng.

Sau khi ông xã đồng ý, căn bếp củi được vợ chồng chị Mai Vương cải tạo từ cái kho trên tầng gác mái của căn nhà. Với lợi thế nghề nghiệp, chồng là kiến trúc sư và chị Mai Vương cũng là kỹ sư xây dựng, nên anh chị đã thiết kế căn bếp rất hợp lý, vừa giống hệt như bếp củi ngày xưa, vừa đảm bảo các tiêu chí an toàn và thẩm mỹ. Bên cạnh đó, anh chị còn thiết kế lại tầng 5 rộng 45m2 này thành một không gian sinh hoạt và nghỉ ngơi vô cùng thoải mái, bao gồm hệ thống ban công, cây cảnh, bàn ăn, tivi… đều rất hợp lý, tiện lợi và đẹp mắt.

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-3Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-4Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-5Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-6

View từ tầng 5, nơi có căn bếp củi của gia đình chị Mai Vương

Chị Mai Vương chi sẻ, nếu như trước đây cái kho này cả năm chẳng lên bao giờ thì từ khi căn bếp độc đáo này xuất hiện, nó đã trở thành nơi sinh hoạt yêu thích của cả gia đình. Hơn nữa bạn bè, người thân của vợ chồng chị ai đến cũng vô cùng thích thú với không gian này nên hầu như ngày nào gia đình cũng có khách. Ban đầu mọi người đến vì tò mò xem anh chị làm gì với căn bếp lạ lùng này nhưng đến rồi đã bị thuyết phục hoàn toàn, thậm chí còn thốt lên: Quá tuyệt! Quá thích! Quá hợp lý!...

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-7Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-8

Ngôi nhà còn có lợi thế về không gian với view từ tầng 5 đẹp và thoáng, đứng ở đây có thể ngắm cảnh xung quanh vô cùng dễ chịu nên mọi người thường xuyên đến chơi hơn, tụ tập quây quần bên nhau, đàm đạo trà nước hoặc vừa nấu nướng, vừa tám chuyện vui vẻ…

Bản thân chị Mai Vương từ khi có bếp củi, tất cả các món ăn hàng ngày chị đều nấu theo kiểu ngày xưa như cá kho, nấu cơm nồi gang để lấy cháy, luộc thịt, nướng cá, nướng thịt... để thỏa sức thương nhớ ký ức tuổi thơ. Khi có khách mọi người có thể cùng nhau tự vùi khoai, nướng ngô, có khi làm muối vừng, làm thịt nướng… nên tầng 5 trở thành nơi vô cùng thú vị và trần ngập tiếng cười.

Xin mời độc giả chiêm ngưỡng một số hình ảnh từ căn bếp củi đặc biệt của chị Mai Vương:

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-9

Để đảm bảo an toàn, chị Mai Vương xây dựng bếp củi rất kiên cố bằng gạch chịu lửa, xây cách tường, tạo khe thoáng để giảm độ nóng của lò.

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-10

Mọi nguyên liệu chị sử dụng trong nấu nướng đều chuẩn kiểu bếp quê ngày xưa như kiềng sắt, vỏ lạc, trấu, nồi gang...

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-11

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-12

Có bếp củi, chị Mai Vương có thể tự gói và luộc bánh chưng ngày Tết


Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-13Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-14Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-15

Một số món ăn dân giã được chủ nhân chế biến từ căn bếp củi đặc biệt này

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-16

Bếp củi giữa lòng thủ đô của người phụ nữ Hà Nội khiến bao con tim bồi hồi, xao xuyến-17

Cơm cháy là một trong số món "đặc sản" chỉ có từ bếp củi và nồi gang mà chị Mai Vương rất thích

Theo V.K - Vietnamnet


nhà bếp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.