Cuộc sống bên trong căn nhà "hộp giày" 9m2 không đủ chỗ nấu nướng, tắm rửa: Giá thuê rẻ nhưng có đáng?

Chi phí thuê nhà rẻ và lối sống thích một mình khiến nhiều người trẻ lựa chọn sống trong các căn hộ siêu nhỏ.

Sau một ngày dài làm việc, Asumi Fujiwara (29 tuổi, Nhật Bản) trở về căn hộ của mình và thay bộ đồ ngủ. Cô muốn tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ nên đã đặt tấm thảm yoga trên sàn. Sau khi nằm xuống, Asumi muốn chọn cho mình tư thế "chiến binh". Tuy nhiên, thay vì thoải mái thực hiện tư thế, cô chỉ nằm nép mình. Asumi cho biết: "Tôi làm thế vì sợ sẽ đụng phải thứ gì đó trong căn phòng".

Cuộc sống bên trong căn nhà hộp giày 9m2 không đủ chỗ nấu nướng, tắm rửa: Giá thuê rẻ nhưng có đáng?-1

Cuộc sống của Asumi cũng chính là cuộc sống điển hình của những người trẻ khác khi sống trong một căn hộ chỉ rộng 7 - 9m2 ở Tokyo.

Tokyo là đô thị đông dân nhất nhì thế giới, giá nhà đất cao và nổi tiếng với không gian sống chật hẹp. Tại đây, các căn hộ tương tự nhà của Asumi còn được gọi là căn hộ "hộp giày" hay phòng "3 tatami" dựa trên số lượng thảm trải sàn tiêu chuẩn của Nhật Bản có thể che phủ toàn bộ diện tích sàn trong phòng. 

Các căn hộ này có diện tích chỉ bằng một nửa căn studio trung bình ở Tokyo, có trần cao 12m và một gác xép giống như gác mái để ngủ. Dù nhỏ nhưng chúng được thiết kế khá đẹp mắt và bố trí nội thất hiệu quả, có thể đặt máy giặt, tủ lạnh, ghế sofa và bàn làm việc đầy đủ ở bên trong.

Những căn hộ siêu nhỏ này có giá thuê 340 USD - 630 USD/tháng (~8,2 triệu đồng - 15,2 triệu đồng), ít hơn vài trăm USD so với các căn hộ studio khác trong các khu vực tương tự. Chúng nằm ở trung tâm Tokyo và gần ga tàu điện ngầm - lựa chọn tìm nhà ưu tiên hàng đầu của giới trẻ. Nếu muốn thuê những căn hộ rẻ hơn, người trẻ phải chấp nhận sống ở những căn phòng đã cũ, có tuổi đời hàng chục năm.

Cuộc sống bên trong căn nhà hộp giày 9m2 không đủ chỗ nấu nướng, tắm rửa: Giá thuê rẻ nhưng có đáng?-2
Khu nhà chứa các căn hộ siêu nhỏ nằm ở vị trí đẹp

Theo thống kê của chính phủ Nhật Bản, hơn 2/3 dân cư sống trong các căn hộ này ở độ tuổi 20, thu nhập trung bình hàng năm khoảng 17.000 USD - 20.000 USD (~412 triệu đồng - 485 triệu đồng).

Một bộ phận giới trẻ bị thu hút bởi những căn hộ siêu nhỏ này vì chúng có mức giá rẻ, không yêu cầu tiền đặt cọc... Ngoài ra, không gian nhỏ phù hợp với lối sống của thanh niên Nhật Bản. Theo đó, quốc gia này không có thói quen chiêu đãi khách tại nhà. Theo khảo sát của Growth From Knowledge, nơi cung cấp dữ liệu cho ngành hàng tiêu dùng, gần 1/3 người Nhật cho biết họ chưa bao giờ mời bạn bè đến nhà.

Quay lại với Asumi, cô cho hay đã sống ở căn hộ này gần hai năm và thậm chí chưa bao giờ mời bạn trai đến căn hộ. “Không gian này là của tôi,” cô nhấn mạnh.

Nhiều người Nhật Bản từ già đến trẻ làm việc quần quật cả ngày, có ít thời gian ở nhà. Hơn nữa, ngày càng có nhiều người ở Tokyo chọn lối sống một mình, khiến những không gian nhỏ hẹp trở nên đáng mơ ước hơn. Những người này thường đi ăn ngoài hoặc mua đồ ăn sẵn từ các cửa hàng tiện lợi, do đó, việc có một nhà bếp đầy đủ trong nhà là không quá cần thiết.

Một trường hợp khác, Kinoshita Yugo (19 tuổi) một sinh viên đại học làm việc bán thời gian tại một chuỗi nhà hàng cũng là một trong số những công dân sống trong căn hộ "hộp giày". Chàng trai chỉ coi căn hộ là một nơi để ngủ.

Cuộc sống bên trong căn nhà hộp giày 9m2 không đủ chỗ nấu nướng, tắm rửa: Giá thuê rẻ nhưng có đáng?-3
Kinoshita Yugo 

Chàng trai thường kết thúc thời gian làm việc vào ban đêm với tinh thần kiệt sức. Bấy giờ, Kinoshita Yugo đã ăn bữa miễn phí dành cho nhân viên của mình rồi đi đến nhà tắm công cộng. Sau đó, anh nhanh chóng trở về căn phòng nhỏ bé và ngủ lịm cho đến sáng.

Yugo cho biết những ngày khác trong tuần, anh thường bận rộn với việc học ở trường và gặp gỡ bạn bè. 

Những lúc về nhà sớm, anh ngồi xem TV đặt ở kệ gỗ. Chỗ này cũng có thể trở thành bàn học hoặc bàn bếp tùy từng thời điểm. Ngay cả sau khi phải tạm biệt bộ sưu tập Nike Dunks vì căn nhà nhỏ không có chỗ để, Yugo vẫn cho rằng cuộc sống với anh thế là đủ và không cần nơi nào khác.

Cuộc sống bên trong căn nhà hộp giày 9m2 không đủ chỗ nấu nướng, tắm rửa: Giá thuê rẻ nhưng có đáng?-4
Yugo chỉ coi nhà là một nơi để ngủ

Đối với một số cư dân khác, những căn hộ nhỏ bé là cánh cửa dẫn đến sự độc lập lâu dài. Hai năm trước, Komatsubara Kana (26 tuổi) bắt đầu tìm kiếm một căn hộ để sống tự lập xa gia đình. Cô muốn có một không gian mới, tiện đi làm, có nhà vệ sinh và vòi hoa sen (yêu cầu phổ biến ở Nhật Bản) - tất cả đều nằm trong ngân sách tương đối eo hẹp của cô. Vì thế, Kana đã chọn một căn hộ "hộp giày" để thuê.

"Tất nhiên, nếu bạn có một căn nhà càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, căn hộ này đơn giản là lựa chọn tốt nhất với tôi ở thời điểm đó", Komatsubara Kana nói.

Komatsubara Kana tận dụng không gian bé nhỏ của mình để sắp xếp đồ đạc theo cách mà cô cho là hợp lý. Komatsubara Kana cho biết một trong những lợi ích khi sống trong căn hộ nhỏ này là cô ít ăn kem hơn vì tủ lạnh mini của cô không có ngăn đá. Tuy nhiên, Komatsubara Kana không có ý định gắn bó lâu dài với căn hộ này và đang tìm kiếm không gian cho thuê rẻ hơn nữa.

"Khi tôi trưởng thành, những mong muốn của tôi về một căn hộ đã thay đổi", Komatsubara Kana nói.

Cuộc sống bên trong căn nhà hộp giày 9m2 không đủ chỗ nấu nướng, tắm rửa: Giá thuê rẻ nhưng có đáng?-5
Komatsubara Kana 

Để có được mức chi phí rẻ khi sống trong các căn hộ siêu nhỏ này, cả Komatsubara Kana, Kinoshita Yugo và Asumi Fujiwara đều ít nhiều có sự đánh đổi.

Azumi Fujiwara và Kana Komatsubara đều muốn mình có nhiều không gian hơn để treo quần áo trong nhà thay vì gấp gọn chúng trên gác xép. Ngoài ra, cả hai cô gái đều từ bỏ việc có máy giặt - một điều tưởng như phổ biến ở các căn hộ Nhật Bản. Thay vào đó, họ chọn giặt quần áo tại cửa hàng công cộng.

Trong khi đó, chàng trai Kinoshita Yugo có máy giặt, nhưng không có máy sấy. Do đó, anh thường phải treo quần áo ẩm ướt trước cửa sổ, đồng thời không thuận tiện nấu nướng tại nhà vì căn bếp quá nhỏ.

Theo Phụ nữ mới

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunumoi.net.vn/cuoc-song-ben-trong-can-nha-hop-giay-9m2-khong-du-cho-nau-nuong-tam-rua-gia-thue-re-nhung-co-dang-d291122.html?fbclid=IwAR3Y1NsIibWdyNZiGss1RrM91y1JYqJi4SE974Yh77FT8SpaPo9DDvC_62U

căn hộ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.