Góc đặc biệt ít người biết trong Bảo tàng đạo Mẫu của Xuân Hinh

Bảo tàng đạo Mẫu rộng 5.500m2 của Xuân Hinh đang là địa điểm chú ý của nhiều khán giả. Theo đó, công trình mang đậm nét văn hóa Việt Nam có nhiều góc đặc biệt, nhiều kỷ niệm của nghệ sĩ.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông rất vui khi công trình Bảo tàng đạo Mẫu của mình được nhiều người yêu thích. Ông nói, vào công trình này, ai cũng thấy thú vị mà không thấy sợ sệt như nhiều người lầm tưởng.

Góc đặc biệt ít người biết trong Bảo tàng đạo Mẫu của Xuân Hinh - 1

Xuân Hinh tạo dáng bên trong Bảo tàng đạo Mẫu của mình (Ảnh: Facebook nhân vật).

Ông nói, thời gian gần đây, nhiều khách thập phương muốn tham quan Bảo tàng nhưng công trình chưa hoàn thiện xong, vẫn còn một số chỉnh sửa cho ngôi nhà nên chỉ một số bạn bè thân đến thăm mà chưa mở cửa công chúng vào xem.

Theo đó, Bảo tàng của Xuân Hinh tọa lạc tại Hiền Ninh, Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Nam nghệ sĩ đã sử dụng 5 triệu viên ngói cổ và hàng triệu viên gạch thất cổ mua của 500 nhà dân khắp nước tạo nên công trình.

Bảo tàng nằm giữa vườn cây ăn quả 50 năm tuổi, có cột, cổng nguyên bản khiến cho tổng thể ngôi nhà rất gần gũi với thiên nhiên.

Thiết kế của bảo tàng gồm: Nơi trưng bày hiện vật, phòng trưng bày và nhiều phòng chức năng khác. Bảo tàng không chỉ có kiến trúc độc đáo mà còn có một thư viện để trưng bày, lưu giữ sách về hát văn, hầu đồng, quan họ, nhiều bức tranh cổ, liên quan các loại hình nghệ thuật dân gian.

Xuân Hinh cũng nhận đào tạo một số người trẻ yêu thích văn hóa truyền thống để nối dài tình yêu với nghệ thuật của dân tộc.

Góc đặc biệt ít người biết trong Bảo tàng đạo Mẫu của Xuân Hinh - 2

Nam nghệ sĩ dành một góc nhỏ để trưng bày chiếc xe kéo - đạo cụ trong vở "Người ngựa, ngựa người" - tác phẩm ông diễn cùng Thanh Thanh Hiền (Ảnh: Facebook nhân vật).

Ít ai biết rằng, Bảo tàng đạo Mẫu của Xuân Hinh có một góc đặc biệt: Là nơi ông đặt chiếc xe kéo - đạo cụ trong vở Người ngựa, ngựa người - tác phẩm ông diễn cùng Thanh Thanh Hiền.

Xuân Hinh nói, với vai diễn này, anh và nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền đến gần với khán giả hơn, nhiều năm vở này đều được khán giả yêu cầu diễn lại, nhờ sự yêu quý của khán giả, ông có thêm kinh phí để xây dựng nên Bảo tàng.

Bên cạnh đó, một bộ sưu tập bình vôi cổ nằm dưới gốc cau chằng chịt dây trầu không cũng là góc đặt biệt ít nơi có. Theo Xuân Hinh, bộ sưu tập nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa trầu cau của người Việt.

Mới đây, nghệ sĩ Quang Thắng và Thanh Thanh Hiền cũng tới thăm Bảo tàng đạo Mẫu của Xuân Hinh. Tại đây, các nghệ sĩ có dịp hiểu hơn về ý tưởng thiết kế của đồng nghiệp. Thanh Thanh Hiền bất ngờ nhận được lời đề nghị của Xuân Hinh hát điệu Hầu văn Huế. Nữ nghệ sĩ vui vẻ hát trước ban thờ Mẫu bằng giọng Huế ngọt ngào.

"Chúng tôi đến tham quan công trình vào ngày 8 Tết vừa qua và rất choáng ngợp với công trình của anh Xuân Hinh, anh ấy chưa đón khách vì còn hoàn thiện thêm một số hạng mục nữa. Nhưng đi tham quan Bảo tàng đạo Mẫu mới thấy yêu hơn văn hóa truyền thống của Việt Nam", Thanh Thanh Hiền tâm sự với phóng viên Dân trí.

Góc đặc biệt ít người biết trong Bảo tàng đạo Mẫu của Xuân Hinh - 3

Xuân Hinh cũng dành một góc của Bảo tàng để đặt bộ sưu tập bình vôi cổ (Ảnh: Facebook nhân vật).

Bảo tàng đạo Mẫu của Xuân Hinh được xem là một công trình kiến trúc đương đại, được nhiều tạp chí về kiến trúc trên thế giới vinh danh.

"Tôi vất vả cả cuộc đời mới xây dựng được công trình này để cảm ơn Mẫu - là mẹ của muôn dân. Tôi muốn cảm ơn vì mình được "ăn lộc" Mẫu mới có ngày hôm nay. Tôi yêu nơi này nên rất tâm huyết để xây dựng và chăm chút cho công trình", ông tâm sự.

 Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/van-hoa/goc-dac-biet-it-nguoi-biet-trong-bao-tang-dao-mau-cua-xuan-hinh-20240322152634944.htm

Xuân Hinh


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.