Người xưa nói: "7 cây cảnh "dưỡng sinh", trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất

Theo người xưa, có những cây cảnh, loài hoa không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, trồng trong nhà vừa ngắm, vừa thưởng thức có thể ngăn chặn nhiều bệnh.

Vậy những cây cảnh, loài hoa mà người xưa cho rằng có tác dụng "dưỡng sinh" tốt là gì vậy?

Người xưa rất chú trọng lựa chọn các cây cảnh đẹp và hữu ích để trồng trong nhà.

Những cây cảnh này không chỉ dáng đẹp, hoa thơm, quả ngọt mà còn có tác dụng chữa bệnh trong đời sống hàng ngày.

Theo người xưa, 7 cây cảnh dưới đây rất có ích lợi cho sức khỏe, chữa được nhiều bệnh thông thường. Bạn trồng vài chậu trong nhà hàng ngày ngắm hoa, chăm cây và khi cần có thể ngắt hoa, bứt lá về pha trà, làm bánh để dưỡng sinh rất tốt.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-1
Người xưa rất chú trọng lựa chọn các cây cảnh đẹp và hữu ích để trồng trong nhà. Ảnh minh họa Gardenia

Những giá trị của cây cảnh này trong đời sống hàng ngày sẽ khiến cho bạn bất ngờ. Những bệnh vặt vãnh sẽ biến mất, khi bạn không ốm yếu, khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất thì sẽ minh mẫn làm việc, làm gia tăng của cải trong nhà.

Các tai họa nhỏ cũng nhờ đó mà biến mất trong cuộc sống của bạn.

Hãy xem 7 cây cảnh mà người xưa khuyên trồng trong nhà là gì nhé!

1. Cây cảnh: Oải hương

Ngoài việc có hoa màu tím đẹp mắt, hoa oải hương còn tỏa ra mùi thơm rất độc đáo. Quyến rũ và êm dịu, mùi hương này sẽ ngay lập tức đưa bạn vào trạng thái yên tĩnh và thư giãn.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-2
Ngoài việc có hoa màu tím đẹp mắt, hoa oải hương còn tỏa ra mùi thơm rất độc đáo. Ảnh minh họa Gardenia

Vì vậy, hoa oải hương thường được sử dụng để làm các sản phẩm hương liệu nhằm tăng thêm bầu không khí trang nhã và thoải mái cho môi trường gia đình.

Hoa oải hương cũng có đặc tính êm dịu và nhẹ nhàng, có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng. Khi bạn cảm thấy khó chịu hoặc cảm xúc không ổn định, chỉ cần một chút hương hoa oải hương cũng có thể xoa dịu tâm trí.

Nó được coi là liệu pháp tâm lý tự nhiên giúp điều chỉnh tâm trạng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường sức khỏe tinh thần của con người.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-3
Trồng một vài chậu hoa oải hương trong nhà không chỉ mang lại không khí trong lành mà còn tạo môi trường sống trong lành hơn cho gia đình bạn. Ảnh minh họa Gardenia

Hoa oải hương cũng có một số đặc tính kháng khuẩn, có thể thanh lọc không khí và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Các phân tử thơm của nó có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virrus và nấm mốc trong không khí, từ đó làm giảm các chất có hại trong không khí.

Trồng một vài chậu hoa oải hương trong nhà không chỉ mang lại không khí trong lành mà còn tạo môi trường sống trong lành hơn cho gia đình bạn. Đó là lý do mà người xưa khuyên bạn nên trồng oải hương trong nhà.

2. Cây cảnh: Lô hội

Lô hội là một loại cây cảnh trang trí tương đối phổ biến. Nguồn gốc của nó là ở đông nam châu Phi. Nó thuộc chi Aloe trong họ Liliaceae. Cây cảnh trông đơn giản, nhưng nó có thể nở hoa vào mùa hè.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-4
Lô hội không chỉ có thể được sử dụng để điều trị các bệnh thông thường như bệnh ngoài da và bỏng mà còn có thể giúp tiêu hóa, giải độc và làm đẹp. Ảnh minh họa Gardenia

Những bông hoa của cây cảnh này không có tính trang trí cao và có thể bị bỏ qua, nhưng lô hội hiếm khi nở hoa nên khi cây cảnh này nở hoa, điều đó được coi là điềm báo về điều tốt lành sắp đến với gia đình.

Lô hội không chỉ có thể được sử dụng để điều trị các bệnh thông thường như bệnh ngoài da và bỏng mà còn có thể giúp tiêu hóa, giải độc và làm đẹp.

Lá lô hội chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin,… có tác dụng chăm sóc sức khỏe tốt cho cơ thể con người.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-5
Người xưa khuyên bạn nên trồng vài chậu lô hội tại nhà có thể giúp cuộc sống của bạn khỏe mạnh hơn. Ảnh minh họa Istockphoto

Nha đam được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta, trong đó có nhiều loại thậm chí có thể ăn được như thịt bò xào nha đam, nha đam xào trứng, thạch nha đam, chè nha đam...

Ngoài ra, nha đam còn có khả năng hấp thụ các chất có hại trong không khí và thanh lọc không khí trong nhà. Vì vậy, cây cảnh nha đam còn có tác dụng bồi bổ cho con người, dưỡng tâm, nuôi người.

Người xưa khuyên bạn nên trồng vài chậu lô hội tại nhà có thể giúp cuộc sống của bạn khỏe mạnh hơn.

3. Cây cảnh: Cúc

Cúc là cây cảnh cực kỳ quen thuộc với chúng ta. Loài hoa này đa sắc màu, kiểu dáng. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi trong đời sống, làm trang trí, hoa đám ma, hoa chia buồn, hoa cắm ngày rằm, mình một đến chưng vào ngày Tết để đón hoan hỉ.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-6
Hoa cúc được sử dụng rộng rãi trong đời sống

Trong phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc, chào đón may mắn đến nhà. Hoa cúc vàng rất được ưa chuộng đặt trước nhà vào dịp tết đến, Xuân về.

Không chỉ thế, hoa cúc còn là vị thuốc quý, có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Hoa cúc còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện thị lực, hạ huyết áp, có tác dụng làm giảm các triệu chứng như mỏi mắt, cao huyết áp rất tốt.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-7
Không chỉ thế, hoa cúc còn là vị thuốc quý, có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Ảnh minh họa Inf.news

Ngoài ra, hoa cúc còn có thể dùng làm trà, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. điều trị chứng mất ngủ, ngăn ngừa ung thư, giảm lão hóa, giảm căng thẳng lo âu, làm đẹp da...

Do vậy, người xưa cho rằng, trồng một vài chậu hoa cúc trong nhà có thể khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

4. Cây cảnh: Kỷ tử

Cây cảnh câu kỷ tử (còn gọi là kỷ tử, câu khởi, thiên tinh, địa tiên, khước lão), tên tiếng Anh là fructus lycii (hoặc wolfberry, goji berry), tên khoa học là Lycium barbarum.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-8
Quả kỷ tử được dùng trong nhiều vị thuốc Đông y. Ảnh minh họa Inf.news

Kỷ tử vốn là cây mọc hoang dã, hiện được trồng ở nhiều vùng để làm thuốc và làm thực phẩm dưỡng sinh.

Vài năm gần đây, người ta còn đưa kỷ tử vào nhà, làm thành cây cảnh bonsai rất đẹp. Khi cây cảnh kết quả, quả đỏ mọng lúc lỉu trên cành có ý nghĩa phong thủy đem may mắn, thịnh vượng cho gia đình.

Quả của nó rất bổ dưỡng, có thể pha trà, nấu canh, hầm thịt nên bạn có thể thuận tiện trồng vài cây trong nhà, lúc thích tự hái mang vào pha trà, nấu canh sẽ rất tuyệt.

Quả kỷ tử được dùng trong nhiều vị thuốc Đông y, còn đùng để pha trà dưỡng sinh, làm đẹp, nấu canh, nấu các món hầm bổ dưỡng như gà tần thuốc Bắc, chân giò hầm thuốc Bắc...

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-9
Người xưa cho rằng, trồng vài chậu kỷ tử trong nhà để cải thiện phong thủy gia đình, khi cần có thể mang nấu ăn, pha trà, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ảnh minh họa Inf.news

Loại quả này rất giàu vitamin C, carotene và các chất dinh dưỡng khác, đồng thời có tác dụng chống oxy hóa và chống lão hóa. Ngoài ra, kỷ tử còn có tác dụng bổ thận, cải thiện thị lực, bồi bổ cơ thể.

Người xưa cho rằng, trồng vài chậu kỷ tử trong nhà để cải thiện phong thủy gia đình, khi cần có thể mang nấu ăn, pha trà, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

5. Cây cảnh: Nhài

Hoa nhài luôn được đa số người chơi cây cảnh yêu thích. Cây cảnh này có lá xanh mướt đáng yêu, hoa trắng muối, tươi mát dễ chịu, khoe sắc trắng không tì vết.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-10
Cây cảnh này có lá xanh mướt đáng yêu, hoa trắng muối, tươi mát dễ chịu, khoe sắc trắng không tì vết. Ảnh minh họa Inf.news

Hương thơm hoa nhài rất mạnh và có thể khiến mọi người cảm thấy hạnh phúc. Hoa nhài còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, giảm đau, có tác dụng làm giảm các triệu chứng như cảm lạnh, viêm họng rất tốt.

Ngoài ra, hoa nhài còn có thể dùng làm trà, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Hương hoa nhài có thể giải tỏa tâm trạng con người, giảm lo âu bất an, giúp con người thư thái tinh thần.

Khi uống thường xuyên, dưỡng chất trong trà hoa nhài có tác dụng làm giảm sự tích tụ cholesterol và chất béo không lành mạnh, từ đó ngăn ngừa bệnh lý tim mạch. Tác dụng này thấy rõ ở những người cao tuổi có thói quen uống trà nhài mỗi ngày có sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-11
Khi uống thường xuyên, dưỡng chất trong trà hoa nhài có tác dụng làm giảm sự tích tụ cholesterol và chất béo không lành mạnh, từ đó ngăn ngừa bệnh lý tim mạch. Ảnh minh họa Inf.news

Trà nhài còn có tác dụng giảm cân, các chất trong trà nhài giúp kích thích làm tăng hoạt động của enzym, giảm hấp thu chất béo.

Hoa nhài còn có tác dụng làm đẹp rất tốt. Các chất chống oxy hóa và polyphenol có trong trà hoa nhài có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn và tổn thương da do gốc tự do gây ra.

Bên cạnh đó, trà hoa nhài với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp ngăn ngừa mụn, nám, tàn nhang,… rất hiệu quả. Đồng thời, lá nhài cũng có tác dụng hấp phụ tốt các chất có hại xung quanh, thanh lọc không khí trong nhà.

Do đó, người xưa khuyên trồng cây cảnh này trong nhà để hưởng mùi hương thanh khiết và khi cần hái trà để pha uống rất tốt cho cơ thể.

6. Cây cảnh: Bạc hà

Bạc hà là một loại cây thơm. Đó là một loại chậu cây màu xanh ngọc bích rất dễ thương mà mọi người bên trồng trong nhà.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-12
Bạc hà là một loại cây thơm. Đó là một loại chậu cây màu xanh ngọc bích rất dễ thương mà mọi người bên trồng trong nhà. Ảnh minh họa Inf.news

Cây cảnh này tươi tốt và đầy đặn, có tác dụng tăng thêm sức sống trong gia đình, bồi dưỡng tinh thần, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao hiệu quả công việc.

Tính ứng dụng của bạc hà trong cuộc sống cũng rất cao. Bạn không còn xa lạ với kem đánh răng bạc hà, kẹo bạc hà, dầu gội bạc hà...

Khi nấu ăn, đôi khi chúng ta sử dụng bạc hà như những chiếc lá xanh để làm cho cả bữa ăn có mùi thơm độc đáo và đẹp mắt. Bạc hà còn được dùng làm rau gia vị, dùng để ăn sống hay pha trà rất thơm ngon.

Bạc hà có thể tỏa ra mùi thơm mát mẻ và dễ chịu. Mùi này có tác dụng khử trùng và xua đuổi mùi khó ngửi khác trong không khí.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-13
Người xưa khuyên trồng vài chậu bạc hà trong nhà, bạn chỉ có lợi không hại. Ảnh minh họa Inf.news

Mùi thơm của bạc hà cũng làm làm giảm mệt mỏi, giúp sảng khoái tinh thần và khiến mọi người cảm thấy vui vẻ, tỉnh táo hơn.

Lá bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, sảng khoái tinh thần. Bạc hà còn có thể dùng làm trà, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.

Người xưa khuyên trồng vài chậu bạc hà trong nhà, bạn chỉ có lợi không hại.

7. Cây cảnh: Kim ngân hoa

Cây kim ngân hoa là loài cây cảnh phổ biến trong vườn nhà nông thôn ngày xưa. Ngày nay, bạn cũng có thể trồng cây cảnh này trong nhà.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-14
Cây kim ngân hoa là loài cây cảnh phổ biến trong vườn nhà nông thôn ngày xưa. Ảnh minh họa Inf.news

Cây cảnh này có hình dáng thanh lịch và cành lá rậm rạp. Nó có thể nở những bông hoa màu vàng và trắng vào mỗi mùa xuân, giống như những đám mây tự do trôi trên cành, nhẹ và đẹp.

Loài hoa này thậm chí có thể tỏa ra một làn hương thơm sảng khoái và mang lại tâm trạng dễ chịu cho con người. Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng virus, có tác dụng giảm nhẹ cảm lạnh, viêm họng và các triệu chứng khác.

Hoa kim ngân hoa có thể phơi khô để pha trà, làm bánh, vừa ăn ngon lại bổ dưỡng cho sức khỏe. Cây kim ngân hoa còn có thể hấp thụ khí cacbonic trong không khí, thải ra khí oxi, sử dụng để không khí trở nên trong lành hơn.

Người xưa nói: 7 cây cảnh dưỡng sinh, trồng 1 năm, mọi bệnh nhẹ, tai họa nhỏ đều biến mất-15
Người xưa cho rằng trồng kim ngân hoa giống như "rước thày lang" về nhà vậy. Ảnh minh họa Inf.news

Đồng thời, cây cảnh này còn có thể hấp thụ khí độc như formaldehyde, có tác dụng giải tỏa căng thẳng, cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, kim ngân hoa còn có thể dùng làm trà, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.

Người xưa cho rằng trồng kim ngân hoa giống như "rước thày lang" về nhà vậy.

Như vậy, có rất nhiều lợi ích của việc trồng cây hoa tại nhà, đặc biệt là đối với sức khỏe của bạn. Trên đây là 7 cây cảnh "dưỡng sinh" không chỉ có hình dáng đẹp, thời gian ra hoa dài mà còn tỏa ra mùi thơm, có lợi cho sức khỏe và có một số giá trị chữa bệnh.

Tất nhiên, những cây cảnh này chỉ hỗ trợ bạn phòng ngừa các bệnh nhỏ. Để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn đừng quên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm hoặc khi cơ thể có tín hiệu đau yếu, bạn nên đi khám bệnh ngay nhé!

Theo Dân Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc https://danviet.vn/nguoi-xua-noi-7-cay-canh-duong-sinh-trong-1-nam-moi-benh-nhe-tai-hoa-nho-deu-bien-mat-20230904013930637.htm

cây cảnh


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.