Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn 'rác' để cải tạo 'nông trại sân thượng'

'Nông trại sân thượng' của gia đình anh Hà Giang (Hà Nội) rộng khoảng 100m2, quanh năm sum sê rau xanh, trái cây. Tại đây anh còn nuôi gà, chim, gần 100 con cá.

"Sân thượng nhà tớ như một nông trại. Tất cả là do bố tớ trồng và nuôi”. Hai cậu con trai của anh Hà Giang (La Khê, Hà Đông, Hà Nội) vẫn thường khoe với các bạn về "công trình" tâm huyết của bố như thế.

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-1

Nhìn từ trên cao, căn nhà của anh Giang nổi bật nhờ khu vườn sum sê

Anh Giang là một kỹ sư. Năm 2020, trong thời gian nghỉ tại nhà vì dịch Covid-19, anh tự thiết kế và làm khu vườn sân thượng. Chi phí đầu tư khoảng 200 triệu đồng. Sân thượng được gia cố bằng khung sắt, thép, chia làm hai sàn, mỗi sàn 50m2.

"Từ ngày có khu vườn, cuộc sống của gia đình tôi thay đổi tích cực hơn. Gia đình có nơi giải trí sau giờ học, giờ làm, có nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon. Tôi cũng có duyên kết nối với nhiều gia đình để chia sẻ kinh nghiệm làm vườn sân thượng”, anh Hà Giang cho biết.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-2

Anh Giang thu hoạch bầu từ khu vườn sân thượng

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.

“Tôi đã trao đổi với kĩ sư thiết kế ngôi nhà để tính toán kĩ trọng lượng, kết cấu phù hợp cho khu vườn”, anh cho hay.

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-3

Sân thượng được gia cố để trồng rau, nuôi cá

Hai vợ chồng đều bận công tác, đồng thời phải chăm sóc mẹ già, con thơ nên từ khi bắt đầu thực hiện, anh Giang đã tìm các giải pháp để việc làm vườn trở nên đơn giản, hiệu quả nhất.

"Khu vườn có hệ thống tự động tưới nước, tự động làm phân hữu cơ, tự động bắt sâu. Chúng tôi mất rất ít thời gian để chăm sóc. Tôi gọi đây là khu vườn dành cho người lười", anh Giang hài hước.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-4

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-5

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-6

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-7

Vườn rau đa dạng, mùa nào thức nấy

Anh Giang cho biết, anh làm vườn theo triết lý nông nghiệp tự nhiên của Masanobu Fukuoka, người được coi là "ông tổ của nền nông nghiệp tự nhiên Nhật Bản" và là tác giả cuốn "Cuộc cách mạng một cọng rơm".

Theo đó, anh tập trung cải tạo đất để tạo nên một hệ sinh thái vườn cân bằng và bền vững, nói không với phân bón, thuốc trừ sâu.

Đất trồng được áp dụng các nguyên tắc như: Không đào xới phá vỡ cấu trúc tự nhiên, không để đất trống, luôn trồng cây che phủ, trồng cây đa dạng, không phân luống, sử dụng phân bón tự nhiên và tái tạo hữu cơ.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-8

Đất trồng sử dụng 100% phân hữu cơ như bã đậu, phân bò, phân gà và rác nhà bếp

Khu vườn có sự kết hợp của ba mô hình vườn khác nhau gồm Aquaponics (tích hợp nuôi thủy sản và trồng thủy canh dựa trên nguyên tắc sản xuất trong tự nhiên), Wicking bed (mô hình tưới rau tự động theo nguyên tắc thẩm thấu) và tháp trồng cây hữu cơ.

Chất thải từ khu vực nuôi cá được chuyển hóa thành nitrat - nguồn phân bón cho rau. Dưới hệ thống bồn trồng cây, anh Giang lắp đặt đường ống ngầm chứa nước. Nước sẽ ngấm dần từ dưới đáy bồn vào đất, trở thành cách tưới tự động.

Với cách tưới này, mặt trên của bồn không quá ẩm ướt, úng nước mà luôn khô ráo, nhờ đó hạn chế nấm mốc, sâu bệnh. Đồng thời, với thiết kế đáy bồn chứa nước ngầm, các chất hữu cơ được giữ lại và thấm ngược vào đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-9

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-10

Chất thải từ khu vực nuôi cá được chuyển hóa thành nitrat

Ở các bồn trồng cây, anh Giang đặt thùng làm phân "tự động” và thả trùn quế. Chiếc thùng được đục lỗ nhỏ xung quanh thân và đáy. Hàng ngày, gia đình sử dụng rác thải nhà bếp như vỏ củ quả để thả vào thùng.

Sau khi ủ, rác phân hủy, ngấm ra ngoài, tạo thành thức ăn cho trùn quế. Loại phân này "tự động" làm đất thêm dinh dưỡng, tơi xốp.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-11

Những chiếc thùng ủ rác thải nhà bếp thành phân bón

Đất trồng cây có nhiều thành phần hữu cơ như: Đất sạch, phân bò, phân gà, bã đậu, phân chim…

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-12

Chi phí xây dựng khu vườn vào năm 2020 khoảng 200 triệu đồng

Sau vài năm đi vào sử dụng, khu vườn có dấu hiệu xuống cấp. Cuối năm 2024, anh chi 400 triệu đồng để cải tiến khu vườn, tăng tính thẩm mỹ.

"Trước đây tôi không chú ý đến tính thẩm mỹ nên khu vườn chưa thực sự đẹp. Trước dịp Tết, tôi quyết định cải tạo vườn để làm món quà tặng gia đình”, anh Giang nói.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-13

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-14

Sàn 1 của khu vườn sân thượng là nơi nuôi gà, chim, bể cá.

Để khu vườn xanh tốt, anh Giang đặc biệt chú trọng chất lượng đất trồng. Trong lần cải tạo này, anh đã mua 10 tấn "rác" gồm 7 tấn bã đậu, 2 tấn phân bò, 1 tấn đầu, lòng cá và thuê máy tời điện, kéo lên sân thượng.

10 tấn nguyên liệu được đưa vào hệ thống xử lý vi sinh do anh Giang tự chế tạo để ủ, chuyển hóa thành dinh dưỡng bón cho đất trồng cây.

Anh Giang rất chú trọng nguyên tắc nuôi trồng tự nhiên. Ví dụ như với hồ cá Koi, anh trồng xung quanh các loại cây có khả năng lọc nước tốt. Cây xanh giúp điều hòa để nước ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-15

Hồ cá cảnh trong khu vườn

Trong khu vườn có chuồng gà, chuồng chim. Để không phát sinh mùi hôi, anh Giang nuôi số lượng ít, mật độ thấp.

“Đàn gà được nuôi trực tiếp trên đất. Trong đất có vi khuẩn, vi sinh có lợi cho gà. Xung quanh trồng cây để hấp thụ phân gà thải ra, hạn chế tối đa mùi hôi”, anh cho hay.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-16

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-17

Khu vực nuôi gà, nuôi chim.

Các bồn trồng cây được cải tiến thành bồn 2 tầng: Tầng trên trồng rau xanh, tầng dưới trồng cây leo giàn. Thay vì bồn bọc tôn như trước đây, anh Giang thay bằng vật liệu nhựa composite sợi thủy tinh.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-18

Sàn tầng hai là nơi đặt các bồn trồng rau xanh, cây leo giàn, nuôi cá Koi

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-19

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-20

Các bồn trồng cây được cải tiến thành bồn 2 tầng để tối ưu diện tích

Từ ngày có "nông trại sân thượng", gia đình anh Giang rất ít khi phải ra chợ mua cá, mua trứng gà và rau xanh. Đây còn trở thành không gian để đón bạn bè, người thân tới thu hoạch rau trái, vui chơi.

 

Ông bố Hà Nội chi 400 triệu, kéo 10 tấn rác để cải tạo nông trại sân thượng-21

Anh Giang rất hạnh phúc khi được chăm chút khu vườn của gia đình

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ong-bo-ha-noi-chi-400-trieu-keo-10-tan-rac-de-cai-tao-nong-trai-san-thuong-2359249.html

trồng cây ban công

sân thượng


Cách tăng dương khí cho ngôi nhà trong phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, nếu như môi trường sống của chúng ta mất đi sự cân bằng của âm – dương sẽ kéo theo vô vàn những tác động tiêu cực đến con người và sẽ thật bất lợi nếu sức khỏe bị ảnh hưởng, kẻ tiểu nhân quấy phá, vận đen đeo bám liên miên.
Cha mẹ cần làm gì khi con mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý?
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trẻ mắc bệnh có những biểu hiện hành vi tăng hoạt động và giảm chú ý nhiều hơn rõ rệt so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của trẻ sau này, ThS.BS. Lê Công Thiện (Viện Sức khỏe tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.