- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trồng cây cảnh mùa đông sợ nhất 4 loại nước "chết người" này, tưới một muỗng, chết cả chậu
Cây cảnh vào mùa đông có nỗi "sợ nước" mà bạn cần lưu ý, đặc biệt là 4 loại nước "chết người" này.
Nhiệt độ ngày càng thấp, nhiều người trồng cây cảnh đã bắt đầu có chế độ đặc biệt để chăm sóc những "bạn hữu" của mình.
Một trong những điều cần phải chú ý nhất vào mùa đông đối với những người trồng cây cảnh chính là vấn đề tưới nước.
Nếu bạn tưới nước không đúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây cảnh, thậm chí khiến cây bị thối rễ, ngạt rễ, chết rễ.
Trồng hoa, cây cảnh vào mùa đông khác với các mùa khác.
Trồng hoa, cây cảnh vào mùa đông khác với các mùa khác. Nhiệt độ trong mùa này thay đổi và hệ thống thông gió trong nhà rất kém, nếu bạn chăm sóc, tưới nước không đúng cây cảnh dễ bị chết.
Dưới đây là 4 loại "nước tử thần" đối với cây cảnh, bạn không được dùng nếu như không muốn còn trơ lại mỗi chậu hoa.
1. Tưới nước phân đậm đặc cho cây cảnh vào mùa đông
Nói chung, sau khi bước vào mùa thu và mùa đông, nhiệt độ giảm xuống, nhiều loại hoa và cây cảnh ngừng phát triển và bước vào thời kỳ ngủ đông, không cần chất dinh dưỡng.
Đó là vì nhiều loại cây không chịu được lạnh vào mùa thu và mùa đông, hệ thống rễ ngừng hoạt động. Nếu bạn tiếp tục bón phân, nó sẽ chỉ gây gánh nặng cho cây trồng.
Do đó, khi bón phân cho cây cảnh vào mùa đông, bạn phải chú ý đến liều lượng. Bạn cần pha loãng phân trước, không bón đậm đặc. Ảnh minh họa Inf,news
Tuy nhiên, ở những vùng thời tiết không quá lạnh hoặc cây đặt trong phòng có lò sưởi thì cây cảnh vẫn phát triển bình thường. Nếu bạn làm tốt công tác chăm sóc thì cây cảnh còn có thể nở hoa trái vụ.
Đối với những cây cảnh trồng trong phòng ấm hoặc vùng không lạnh vẫn cần được bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời.
Nhưng dù sao cũng là thu đông, không có ánh sáng mạnh, tốc độ sinh trưởng của thực vật nhất định sẽ chậm lại, nhu cầu về chất dinh dưỡng cũng không cao như trước.
Do đó, khi bón phân cho cây cảnh vào mùa đông, bạn phải chú ý đến liều lượng. Bạn cần pha loãng phân trước, không bón đậm đặc.
Nếu bạn vô tình bón phân với nồng độ quá cao, cây cảnh sẽ không thể hấp thụ được, dễ bị cháy rễ, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và đen, cuối cùng là chết cả cây.
Nếu không không thực hiện các biện pháp bổ sung nước thích hợp vào mùa thu và mùa đông, cây cảnh sẽ gặp nhiều vấn đề. Ảnh minh họa homesandgardens
2. Tưới nước nửa vời hoặc không tưới nước cho cây cảnh
Nhiều người có thể không quen thuộc với thuật ngữ "cắt một nửa nước". Trên thực tế, nước bị cắt một nửa có nghĩa là cây chưa được tưới nước kỹ. Mặc dù có nước chảy ra từ đáy lọ hoa, nhưng đất bên trong thì một nửa khô và một nửa ướt.
Hiện tượng này rất phổ biến và đây cũng là điều cấm kỵ nhất trong việc nuôi dưỡng cây cảnh. Mọi người nhất định phải chú ý đến điều này.
Nếu không không thực hiện các biện pháp bổ sung nước thích hợp vào mùa thu và mùa đông, cây cảnh sẽ gặp nhiều vấn đề. Vì sau mùa xuân và mùa hè, bộ rễ của cây cảnh phát triển rất mạnh.
Hãy tưới từ từ dọc theo chậu hoa, đợi đến khi thấy nước từ đáy chảy ra dưới đáy chậu thì ngừng bổ sung nước. Ảnh minh họa joyusgarden
Nếu quá ít nước, một số rễ sẽ không hút được nước, sau đó bị teo lại, sức đề kháng của cây cũng giảm đi rất nhiều, không phục hồi tốt cho năm sau. Đồng thời, cành lá cũng sẽ không phát triển tốt, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng hoa lá.
Mọi người khi bổ sung nước cho cây cảnh vào mùa đông phải chú ý, không được bổ sung quá nhiều nước. Hãy tưới từ từ dọc theo chậu hoa, đợi đến khi thấy nước từ đáy chảy ra dưới đáy chậu thì ngừng bổ sung nước.
Sau đó lại tưới lại lần nữa, liên tục 2-3 lần như vậy mới gọi là tưới kỹ. Để tránh nước chảy ra, bạn có thể đặt 1 cái đĩa hứng nước dưới đáy chậu hoa.
Sau khi tưới nước cho cây cảnh theo cách này, nước thừa sẽ tích tụ trong đĩa phía dưới, để đất trong chậu hoa thấm và ngâm nước trong nửa giờ. Sau đó bạn hãy đổ nước thừa ra ngoài.
Như vậy, chậu cây cảnh của bạn sẽ được tưới một cách no đủ mà không bị ngập nước, úng rễ.
Khi bạn tưới cây cảnh không được để nhiệt độ nước và nhiệt độ xung quanh chênh lệch quá nhiều. Ảnh minh họa homesandgardens
3. Tưới nước cho cây cảnh vào buổi sáng và chiều tối
Ở một số vùng lạnh giá, có một số thời gian trong ngày, nhiệt độ xuống rất thấp. Khi đó, nhiệt độ vào buổi trưa là cao nhất, nhiệt độ vào buổi sáng và buổi tối là thấp nhất.
Khi bạn tưới cây cảnh không được để nhiệt độ nước và nhiệt độ xung quanh chênh lệch quá nhiều. Nếu không sẽ kích thích bộ rễ của cây cảnh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Đối với mùa hè, nhiệt độ buổi trưa quá cao nên buổi sáng và buổi tối là thời điểm tốt nhất để bổ sung nước.
Sau mùa thu và mùa đông, việc tưới nước lại cần chuyển sang buổi trưa, tránh sáng sớm và tối muộn vì lúc đó nhiệt độ rất thấp.
Vào mùa thu và mùa đông, mọi người nên tưới cây cảnh vào buổi trưa. Ảnh minh họa ugaoo
Nếu bạn tưới nước cho cây cảnh vào lúc nhiệt độ quá thấp sẽ dễ gây ra hiện tượng tê cóng cho rễ cây, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ. Như vậy, cây cảnh không thể phát triển tốt.
Vào mùa thu và mùa đông, mọi người nên tưới cây cảnh vào buổi trưa. Lúc này, thời tiết tương đối ấm áp. Khi tưới nước vào cây, cây cảnh sẽ không cảm thấy khó chịu vì nước quá lạnh.
Nhưng có một điều mọi người cần chú ý là nhiệt độ nước máy tương đối thấp nên cần đặt trong phòng 1 thời gian để nước ấm lên rồi mới tưới cho cây cảnh.
4. Phun nước vô tội vạ cho cây cảnh
Vào đầu mùa đông, không khí trong nhà sẽ trở nên rất khô, đặc biệt là những gia đình sử dụng máy sưởi và điều hòa trong thời gian dài.
Phun nước bên cạnh là một cách làm tốt, nhưng nó không hiệu quả với tất cả các loại cây cảnh. Ảnh minh họa Shutterstock
Để tránh các vấn đề với hoa và cây cảnh, nhiều người sẽ làm mọi cách để tăng độ ẩm không khí. Phun nước bên cạnh là một cách làm tốt, nhưng nó không hiệu quả với tất cả các loại cây.
Đặc biệt đối với các loại cây cảnh như phong lữ thảo, anh thảo, đỗ quyên, huệ tây... thì không nên phun nước, vì trên lá của chúng có một số lông tơ.
Nếu sử dụng bình xịt nước, nước sẽ tích tụ trên lá và chẳng bao lâu lá của các cây cảnh này sẽ có vi khuẩn. Lá cũng sẽ bị thối, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giá trị trang trí tổng thể mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây cảnh.
Điều này làm cho nụ hoa bị rụng, lá bị thối, rễ và lá bị thối ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình thức bên ngoài, thậm chí chết cả cây.
Theo Dân Việt
-
Nhà đẹp2 giờ trướcLàm nhà là việc rất hệ trọng nên mọi người thường chú tâm chọn tuổi; năm 2024 những tuổi nào làm nhà được là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi năm mới sắp đến.
-
Nhà đẹp14 giờ trướcTrong quá trình trồng cây hoa giấy, rất nhiều người thường mắc phải những sai lầm cơ bản khiến cây càng trồng càng khó ra hoa. Vậy làm thế nào để khắc phục được những vấn đề đó?
-
Nhà đẹp19 giờ trướcĐây là cây cảnh nở hoa như thác nước khiến ai cũng phải ngước nhìn. Nếu bạn có khoảng sân nhỏ đừng bỏ qua khung trời mộng mơ này.
-
Nhà đẹp23 giờ trướcNhìn cây cảnh bonsai nghệ thuật, tinh tế này, khó ai ngờ nó lại mọc lên từ gốc cây sần sùi, cục mịch.
-
Nhà đẹp1 ngày trướcDù mất đến 2 triệu đô để xây một căn biệt thự rộng lớn nhưng Thu Hoài tiết lộ: "Thực ra một năm tôi chỉ đến đây 4, 5 lần.
-
Nhà đẹp1 ngày trướcCăn nhà nhỏ của cô gái trẻ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại, đặc biệt là rất gần gũi với thiên nhiên.
-
Nhà đẹp2 ngày trướcNguyên tắc đặt lọ hoa trên bàn thờ vốn là "Đông bình Tây quả". Vì sao như vậy?
-
Nhà đẹp2 ngày trướcCơ ngơi của Lê Vũ Hoàng rộng rãi, thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Vợ chồng Quán quân Olympia rất ưng ý và chốt mua trong vòng 30 phút.
-
Nhà đẹp2 ngày trướcCăn nhà phố 6 tầng, thiết kế theo bố cục hình chữ U, tầng 3 được đẩy lùi vào 1,5 m khiến nửa trên của ngôi nhà trông giống như đang “trôi lơ lửng”, rất ấn tượng.
-
Nhà đẹp2 ngày trướcChi phí thuê nhà rẻ và lối sống thích một mình khiến nhiều người trẻ lựa chọn sống trong các căn hộ siêu nhỏ.
-
Nhà đẹp3 ngày trướcDù chỉ mới bắt đầu trang trí nhưng căn hộ của Jun Phạm đã ngập tràn không khí, nhìn là thấy vào mood nghỉ lễ.
-
Nhà đẹp3 ngày trướcĐây là 6 cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí và diệt khuẩn cực mạnh, bạn nên trồng trong nhà để ngừa bệnh.