Trồng cây cảnh này vào đầu thu, hoa nở to như nắm tay, chi chít đầy cành, chiêu tài nạp phúc vào nhà

Cây cảnh này là một loài hoa truyền thống nổi tiếng, được liệt kê là một trong những "báu vật ba đời", tràn ngập sự cao quý, rất thích hợp trồng vào đầu thu.

Đây là cây cảnh cao quý, cây nhỏ giá rẻ nhưng càng trồng lâu càng trở thành báu vật được nhiều người nâng niu, yêu quý: Hoa trà.

Đặc điểm của cây cảnh hoa trà

Hoa trà (tên tiếng Anh là Camellia) là loại thực vật thuộc chi chè, có nguồn gốc xuất phát từ vùng Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Ngày nay, hoa trà có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới, được rất nhiều người yêu thích.

Đây là cây cảnh cao quý, cây nhỏ giá rẻ nhưng càng trồng lâu càng trở thành báu vật được nhiều người nâng niu, yêu quý: Hoa trà.

Cây cảnh này là cây thân gỗ, dáng cây cao, chiều cao cây có thể đạt từ 5 đến 7 mét nếu trồng ngoài tự nhiên, nếu trồng ở sân vườn cũng có thể mọc thành bụi với chiều cao khoảng 1-3m.

Lá cây xanh bóng, có dầu, xếp so le thoạt nhìn trông như lá cây lá chè mà chúng ta vẫn hay uống. Hoa trà có cánh đơn và cánh kép, màu hoa trà chủ yếu là màu hồng và màu đó, ngoài ra còn có màu vàng, màu trắng và 1 số màu khác.

Trồng cây cảnh này vào đầu thu, hoa nở to như nắm tay, chi chít đầy cành, chiêu tài nạp phúc vào nhà-1

Các loại hoa trà nổi tiếng như:

Bạch trà với màu trắng tinh khôi, đặc điểm với những lá dày tạo nên một bông hoa tròn đầy đặn mang đến vẻ thuần khiết trong trắng nhất.

Hoa trà đỏ hay còn gọi là trà hạt lựu bởi chúng có sắc đỏ nhưng những hạt lưu và cánh hoa hơi xoăn. Đây là giống hoa khá quý hiếm ở Việt Nam và chúng rất được trân trọng.

Trà thâm hay còn gọi là trà thâm hồng bát diện: hoa cánh kép, bông to màu hồng đậm, cánh hoa gồm 8 lớp đan xếp vào nhau rất đẹp. Cây trà thâm hồng bát diện thường được dùng để trang trí cảnh quan, là một thú chơi tao nhã trong những ngày Tết.

Cây trà hoa vàng trên thế giới được xếp vào một trong những loại thực vật quý có nhiều giá trị cần được nhân giống và bảo tồn. Có hơn 200 loại trà hoa vàng khác nhau trên thế giới và Việt Nam rất may mắn đã phát hiện 24 loại trà hoa vàng.

Hồng trà hay còn gọi là trà cung phấn, trà phấn hồng với màu hồng pha với sắc trắng tạo nên màu hồng phấn dịu nhẹ.

Trà đỏ Tàu, loại trà Trung Quốc màu đỏ được du nhập về Việt Nam nhưng đã qua khoảng 1 năm chăm sóc, thuần dưỡng thích nghi với khí hậu Việt Nam.

Trà đỏ Nhật Bản có màu đỏ, cuống rất ngắn, nằm riêng rẽ hay sát nhau trên cành. Loài hoa này có màu đỏ tươi tắn, cánh hoa cân đối, tương tự như bông hoa hồng.

Màu sắc rực rỡ, hoa lớn, đẹp và tinh tế, vòng đời của hoa trà cũng rất dài. Nếu được trồng thông thường, cây cảnh này có thể tồn tại hàng chục năm và nếu được chăm sóc tốt, nó có thể sống hàng trăm năm.

Thời kỳ ra hoa của hoa trà cũng có thể kéo dài, từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mùa xuân là thời kỳ ra hoa đẹp nhất. Loại cây cảnh này thích khí hậu ấm áp và ẩm ướt.

Cây cảnh này có thể trồng ở sân vườn hoặc trong chậu. Khi trồng trong sân, cành lá của cây cảnh rất xum xuê, rất dễ phát triển thành cây hoa nhỏ, nhiều hoa.

Đối với việc chăm sóc cây cảnh đặt trong nhà cần cắt tỉa để đảm bảo hình dáng cây hoa được ngay ngắn, đẹp đẽ.

Hoa trà mọc đều trên cây, mỗi hoa nở ra rất nhiều cành khác nhau. Hoa thường nở khoảng 2 - 3 tháng liên tục và nở vào khoảng giáp Tết.

Đây cũng là cây cảnh được ưa thích trưng bày vào ngày Tết, vì màu sắc rực rỡ và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp của nó.

Ý nghĩa của cây cảnh hoa trà

Ngôn ngữ hoa của hoa trà là may mắn và giàu có. Nếu bạn trồng nó trong sân, vận may của bạn sẽ ngày càng thịnh vượng.

Trong quan niệm người xưa, hoa trà có màu đỏ màu của sự may mắn và lạc quan, tràn ngập sức sống cho những ngày đông lạnh lẽo và ảm đạm.

Chính vì thế, trưng một bình hoa trà trong nhà sẽ giúp gia chủ có thêm động lực để phấn đấu, và tự nâng cao tinh thần của bản thân.

Trồng cây cảnh này vào đầu thu, hoa nở to như nắm tay, chi chít đầy cành, chiêu tài nạp phúc vào nhà - Ảnh 7.
Ngôn ngữ hoa của hoa trà là may mắn và giàu có. Nếu bạn trồng nó trong sân, vận may của bạn sẽ ngày càng thịnh vượng.

Hoa trà cũng thường được bày ở cửa giúp chiêu tài nạp phúc, nghênh đón cát khí cho ngôi nhà, khai thông tài vận mà còn mang đến sự tươi vui, mới mẻ trong năm mới.

Hoa trà là đại diện của vượng tài, sung túc. Cây cảnh sum suê, xanh tốt, hoa nở rộ đầy cành thì càng tượng trưng cho tài lộc trong nhà thịnh vượng.

Ngoài ra, các màu hoa trà khác nhau cũng có ý nghĩa khác nhau. Ví như hoa trà trắng thể hiện tình yêu luôn được trân trọng, nâng niu, gìn giữ bền vững nhất. Chúng cũng được coi là sự may mắn, nhiều người thường mang chúng vào nhà để thu hút vận may.

Hoa trà đỏ biểu tượng cho phú quý và viên mãn, thường được dùng để trưng bày trong ngày Tết nhiều nhất với mong muốn chiêu tài, nạp phúc vào nhà đầu năm mới.

Cách chăm sóc cây cảnh hoa trà

Để chăm sóc cây cảnh hoa trà, bạn cần:

1. Chọn vị trí trồng cây cảnh thích hợp: Cây hoa trà thích ánh nắng đầy đủ, nhưng có thể cần một chút bóng râm trong mùa hè nắng gắt. Vì thế, hãy chọn nơi trồng cây thông thoáng, tránh đọng nước.

2. Đất trồng: Cây cảnh này ưa đất chua tơi xốp, thoát nước tốt. Bạn có thể thêm một ít phân hữu cơ đã mục nát hoặc phân bón có tính axit vào đất trước khi trồng. Thường xuyên xới đất và giữ cho đất thông thoáng.

Trồng cây cảnh này vào đầu thu, hoa nở to như nắm tay, chi chít đầy cành, chiêu tài nạp phúc vào nhà - Ảnh 9.
Cây cảnh này ưa đất chua tơi xốp, thoát nước tốt. Ảnh minh họa Burncoose

3. Tưới nước: Hoa trà thích giữ cho đất ẩm vừa phải nhưng không quá ẩm ướt. Tránh đọng nước, nhất là khi trồng hoa trà trong chậu. Trong những tháng mùa hè nóng nực, cần tưới nước thường xuyên hơn cho cây cảnh.

4. Bón phân: Trong mùa sinh trưởng, cứ 2-4 tuần bón một loại phân có tính axit, rất hữu ích cho sự phát triển của hoa trà và sự hình thành nụ hoa. Thực hiện theo các hướng dẫn trên gói phân bón và tránh bón phân quá mức.

5. Cắt tỉa và tạo hình: Thường xuyên cắt tỉa hoa trà có thể giúp duy trì hình dạng và kích thích chồi mới. Việc cắt tỉa thường được thực hiện sau khi hoa tàn. Bạn có thể tỉa bỏ những cành chết hoặc bị bệnh, đồng thời kiểm soát chiều cao và hình dạng của cây.

6. Kiểm soát côn trùng và dịch bệnh: Kiểm tra cây cảnh thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của sâu bệnh. Sâu bệnh của hoa trà thường là rệp, phấn trắng... Nếu cây cảnh có sâu bệnh cần xử lý bằng thuốc diệt côn trùng ngay.

7. Chống đông lạnh: Cây cảnh này nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh, do đó, ở những vùng có mùa đông giá lạnh hãy đảm bảo cho cây cảnh không bị giá rét. Khi nhiệt độ xuống thấp, các chậu hoa trà có thể được chuyển vào trong nhà, nếu là cây cảnh ngoài trời cần dùng các biện pháp chống lạnh phù hợp.

8. Nhân giống: Hoa trà có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, chiết cành.

9. Quan sát và chăm sóc: Bạn nên thường xuyên quan sát sự phát triển của hoa trà và chú ý đến bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Khi có sâu bệnh hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của cây cảnh cần xử lý ngay.

 

Theo Dân việt

Xem link gốc Ẩn link gốc https://danviet.vn/trong-cay-canh-nay-vao-dau-thu-hoa-no-to-nhu-nam-tay-chi-chit-day-canh-chieu-tai-nap-phuc-vao-nha-20230820001238618.htm

Không gian sống


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.