Vì sao cây kim ngân đẹp, hợp phong thủy nhưng ít người 'dám' trồng?

Được coi là loại cây mang lại tài lộc, lại có vẻ đẹp nổi bật nhưng cây kim ngân ít được chọn trồng vì một số nhược điểm, trong đó có tính "chảnh", khó chiều của nó.

Cây kim ngân có tên khoa học là Parachi Aquatica, được cho là có nguồn gốc từ Mexico. Với tên gọi mang nghĩa ngân lượng, tiền bạc, kim ngân được xếp vào nhóm cây phong thủy, thường được dùng trang trí trong nhà ở hoặc nơi làm việc với mong muốn nhận về nhiều may mắn, tốt lành về tài chính. 

Chưa tính đến mục đích phong thủy, bản thân vẻ đẹp của cây kim ngân cũng đủ thu hút mọi người với những chiếc lá có hình dáng tinh tế, tạo hình bắt mắt và màu xanh mướt rất "nịnh" mắt. 

Mặc dù vậy, sau một thời gian được ưu ái trồng trong nhà hoặc trong phòng làm việc, cây kim ngân bắt đầu bộc lộ những nhược điểm khiến nhiều người không còn mặn mà với nó.

Vì sao cây kim ngân đẹp, hợp phong thủy nhưng ít người dám trồng?-1
Cây kim ngân có ý nghĩa mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. (Ảnh Toutitao)

Sau đây là những điểm yếu khiến cây kim ngân dù được ưa thích nhưng vẫn bị nhiều người từ chối mang về trồng: 

Khả năng chịu lạnh kém

Có nguồn gốc từ Mexico, cây kim ngân ưa môi trường ấm áp, ẩm ướt, khả năng chịu lạnh kém. Trong điều kiện mùa đông, thời tiết lạnh dưới 10 độ C, cây có thể bị vàng lá, thối rễ. Rất nhiều người yêu cây thường chỉ trồng kim ngân được một mùa, khi trời chuyển rét là cây bắt đầu yếu ớt, lá vàng dần, nặng hơn thì sẽ úng thân, lá rụng dần và chết.

Nếu trồng cây kim ngân trong nhà, ở thời tiết lạnh, bạn có thể nhìn thấy rõ cây chậm phát triển; nhưng nếu đặt ngoài trời thì cây rất khó sống qua mùa đông khắc nghiệt, đặc biệt là ở các vùng lạnh.

Đòi hỏi môi trường thoáng gió

Vấn đề mà nhiều người trồng kim ngân trong nhà gặp phải nhất là vàng lá và thối rễ. Nguyên nhân chính là môi trường trong nhà kín gió, kém thông thoáng. Khi tưới nước, đất sẽ giữ độ ẩm lâu, cộng với ánh sáng trong nhà kém sẽ dẫn đến nguy cơ thối rễ.

Đặc biệt, do phần rễ của kim ngân rất lớn nên tình trạng rễ hỏng thường chậm bị phát hiện, đến lúc rễ mục nát mới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu rụng lá. Khi đó thì cây gần như đã hỏng hoàn toàn và rất khó cứu chữa.

Dễ gây dị ứng

Nhựa cây kim ngân có một số thành phần độc hại, đặc biệt là ở phần vỏ và lá của nó. Nếu vô tình tiếp xúc với nhựa kim ngân, bạn có thể bị dị ứng, da đỏ, sưng, ngứa và các triệu chứng khác. Nếu là người dễ bị dị ứng, khi tỉa cây kim ngân, tốt nhất bạn nên đeo găng tay để tránh nhựa cây dính vào da.

Ngoài ra, những gia đình có con nhỏ nên cân nhắc việc trồng kim ngân trong nhà. Trẻ em rất tò mò, nghịch ngợm, nếu tiếp xúc hoặc vô tình ăn phải lá cây sẽ có thể ngộ độc.

Vì sao cây kim ngân đẹp, hợp phong thủy nhưng ít người dám trồng?-2
Cây kim ngân dễ gây ngộ độc nếu con người nuốt phải lá. (Ảnh: Toutitao)

Dễ gây cảm giác đơn điệu

Mặc dù cây kim ngân có tán lá xòe rộng, phần thân phình to lạ mắt nhưng khi trồng một thời gian, cây hầu như không có sự thay đổi nên gây cảm giác đơn điệu cho một số người. Ngoài ra, cây có tốc độ phát triển nhanh và khi cành mọc quá cao, cành có xu hướng vươn ra lộn xộn, hình dáng trở nên mất thẩm mỹ, không còn đẹp mắt như khi mới mua về.

Tranh cãi về phong thủy

Trong phong thủy, cây kim ngân được coi là có thể mang lại may mắn, thịnh vượng, nhiều người còn gọi nó là "cây kiếm tiền”. Tuy nhiên, vì nó khó chăm, dễ chết, một số nhà phong thủy cho rằng cây kim ngân có thể mang lại năng lượng tiêu cực trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là khi cây đang suy tàn hoặc lá úa vàng. Họ cho rằng trong trường hợp này, cây kim ngân có thể mang lại xui xẻo hoặc những vấn đề sức khỏe.

Vì sao cây kim ngân đẹp, hợp phong thủy nhưng ít người dám trồng?-3
Nếu chăm sóc cây không tốt, để lá vàng, úa sẽ mang lại ý nhĩa phong thủy kém may mắn. (Ảnh: Toutitao)

Với những người quan tâm đến phong thủy, những nhận định này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ. Một số người vốn đã ngần ngại với sự "khó chiều" của cây kim ngân đã quyết định bỏ cuộc với lý do đó.

Theo VTC news

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/vi-sao-cay-kim-ngan-dep-hop-phong-thuy-nhung-it-nguoi-dam-trong-ar892104.html

cây cảnh


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.