Xây nhà, xây mộ trên cà kheolà một trong những cách ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH) ở ĐBSCL. Khi các nhàkhoa học miệt mài hội thảo thì dân vẫn hứng chịu nhiều tác động BĐKH và ứng phótheo cách của mình.

Người dân không biết BĐKH làgì

Anh Trần Văn Thành, huyện CaiLậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, người dân ở ĐBSCL không biết biến đổi khí hậu làgì nhưng mất mùa, nước mặn lấn sâu đất liền, nắng nóng kéo dài, thiếu nước ngọt…thì ai cũng biết và cũng ớn. Người dân chưa chủ động ứng phó với thiên nhiênđược mà chỉ khắc phục khi “sự đã rồi” như hạn hán thì bơm nước giếng khoan lêntưới, thiếu nước ngọt dùng thì phải đi mua giá cao.

Nếu như trước đây người dân vùngsông nước này đa phần xây nhà trên sông thì bây giờ họ xây trên đất nhiều hơn.Nhà trên sông hay trên đất đều cao hơn mặt đường chứ không ngang với mặt đườngnhư trước đây vì sợ nước ngập nhà - anh Thành cho biết thêm. 

Nhà khoa học nói cho nhau nghe!
Mộ trên cà kheo. Ảnh BBC

Ở cấp quản lý, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Phòng kể câu chuyện theo ông là "phổ biến hiện nay".Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đặt vấn đề xây dựng, kinh doanh với tỉnh,nhưng đều không được chấp nhận. Nguyên do vì khi ông nói: "Các anh cầntính đến những cách ứng phó với biến đổi khí hậu" thì họ lắc đầu không hiểubiến đổi khí hậu là gì.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường, TS Nguyễn Văn Đức, ứng phó với BĐKH có tính chất cấp thiết và sốngcòn của Việt Nam. Bởi, VN là một trong 5 nước chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH trêntoàn cầu.

Những thông tin như thế khôngnhiều người biết. Dù trong nhiều hội thảo về biến đổi khí hậu, các nhà khoa họcvẫn mặc sức… nói cho nhau nghe. Và những kịch bản riêng từng vùng, miền, tỉnhthành được lập ra chi tiết cho các nhà khoa học cùng tính toán, tham khảo.

Hãy ra đồng chứ không phảingồi trong phòng hội thảo

Trao đổi với báo chí, TS. Lê AnhTuấn, Viện Biến đổi Khí hậu cho rằng, nhiều cách người dân ứng phó với BĐKH hiệnchưa khoa học. Có khi vô tình đẩy ô nhiễm, BĐKH theo chiều hướng xấu hơn. Ví dụ,bơm nước giếng khoan vô tội vạ, dùng xong không xử lí...

PGS. TS Trần Thục, hiểu biết hạnchế về BĐKH của một phần lớn người dân là một trong khó khăn lớn nhất khi triểnkhai chương trình quốc gia về ứng phó với BĐKH. Hiện chỉ có 5% người dân hiểubiết sơ sơ về vấn đề này dù người dân VN không ít thì nhiều đều bị ảnh hưởng củaBĐKH. Một chương trình quốc gia thì rất cần sự quan tâm, chia sẻ của người dân.

Nhà khoa học nói cho nhau nghe!
Nghiên cứu giống lúa chịu mặn, hạn... là một trong những cách ứng phó BĐKH tích cực. Ảnh tư liệu

Một lãnh đạo của Viện Biến đổikhí hậu cho rằng, nếu chỉ trách nhà khoa học chưa đến với dân, chưa đặt vấn đềBĐKH đúng hướng là phiến diện. Bởi rất nhiều hội thảo về BĐKH, hướng "sốngchung", ứng phó có đủ cả, Viện mời nhưng dân thường không mặn mà đến. Mặt khác,ti vi, báo đài, các phương tiện truyền thông nói về BĐKH khá đầy đủ. Ngườidân vẫn thường tự làm theo cách của mình.

Tuy nhiên, khi cho biết quan điểmriêng của mình, GS. TS Lâm Minh Triết , Viện Nước và Công nghệ Môi trường, thẳngthắn "rất khó nói rằng nhà khoa học có lý trong chuyện này và không thể tráchngười dân. Vì có hội thảo về BĐKH nhưng nhiều đại biểu chưa biết rõ về BĐKH chứnói gì đến người dân chẳng bao giờ có khái niệm “hội thảo” trong đầu. Vả lại,nhà khoa học muốn nói cho dân nghe thì tốt nhất hãy ra đồng chứ không phải ngồitrong phòng hội thảo".

Ông Triết nói thêm, Bộ Tài nguyênMôi trường (đơn vị chủ trì chương trình Ứng phó với BĐKH) và các  nhà khoahọc không nên tuyên truyền chung chung mà bằng những con số, hình ảnh, ví dụ cụthể, sát sườn cuộc sống người dân mới có hiệu quả.

Theo GS.TS Lâm Minh Triết, ngườidân vùng ĐBSCL cũng như các vùng chịu tác động biến đổi khí hậu cần chuyển từsống chung với lũ sang sống chung với biến đổi khí hậu. Bao gồm sống chung vớilũ, lụt, hạn hán, mặn.

Cụ thể, các biện pháp ứng phó nhưtrồng cây xanh xung quanh ao cá, chọn giống lúa ngắn ngày, chịu hạn, mặn để sảnxuất. Các giải pháp mà các nước tiên tiến áp dụng như đưa nước mùa mưa xuốngmạch nước ngầm có thể nghĩ tới việc khai triển, ứng dụng.

Hoặc chí ít, bằng những túi đựngnước (đã có đề tài nghiên cứu và triển khai thành công ở Bạc Liêu, Trường Sa) cóthể dự trữ một phần đáng kể nước ngọt cho mùa khô. Chủ nhiệm đề tài này, PGS.TSPhùng Chí Sỹ, cho biết, khi nói về lợi ích của việc dùng túi mềm dự trữ nước mưadùng cho mùa khô góp phần ứng phó BĐKH thì hầu như người dân chỉ... cười vàkhông mấy ai quan tâm. Nếu trong mùa mưa, mỗi  người dân ở vùng nông thôn chỉcần tích trữ vài m3 nước mưa thì có thể đáp ứng phần nào nước sinh hoạt trongmùa khô.

Khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 0,7°C; mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến nước ta mà biểu hiện rõ nhất là thiên tai, đặc biệt bão lũ, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn.

Dự tính tới năm 2100, mực nước biển sẽ tăng lên tới 1m, nhiệt độ tăng khoảng 3°C. Nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%, khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm.

Theo Thu Hương
Nhà khoa học nói cho nhau nghe!