Từ trên đỉnh cao, chiếc xe mấtthắng đang lao xuống vực thẳm. 2 thất bại liên tiếp chỉ sau 2 vòng khởi động củamùa giải phản ánh rằng sự thống trị mà Marseille xác lập được mùa trước quáthiếu chiều sâu, và tham vọng bảo vệ vương miện của họ có lẽ sẽ “chết yểu”.
Trận đấu cuối cùng của Niang
Đó là trận đấu cuối cùng của thủquân Mamadou Niang cho Marseille: Theo tuyên bố trên website chính thức của CLBthành phố cảng miền Nam nước Pháp, tiền đạo người Senegal đã chính thức hoàn tấtcác thủ tục chuyển sang Fenerbahce ngay sau khi đội nhà thất bại trên sân củaValenciennes. Niang sẽ gắn bó với CLB Thổ Nhĩ Kỳ theo bản hợp đồng có thời hạn 4năm, bỏ túi 4 triệu euro mỗi mùa, với mức phí chuyển nhượng, theo tờ L`Equipetiết lộ, vào khoảng 8 triệu euro.
5 năm mà theo Niang là khoảngthời gian không thể nào quên đã chính thức bị đặt dấu chấm hết. Số bàn thắng củaanh cho Marseille đã dừng lại ở con số rất tròn trịa: 100.
Trận đấu cuối cùng của tiền đạonày cho Marseille đã diễn ra hết sức miễn cưỡng, khi trái tim anh không cònthuộc về đội bóng này: Tất cả những gì anh để lại trong lần cuối khoác lên mìnhchiếc áo màu xanh là một pha đánh đầu vọt xà từ phút thứ 8, một cú đá hụt vôduyên sau quả căng ngang rất chuẩn của Taiwo và cuối cùng, một cú trượt ngã sõngsoài khi cố gắng chiến thắng thủ thành Penneteau vào phút 42, trước khi rời sânnhường chỗ cho tiền đạo trẻ Andre Ayew.
Một chức vô địch không chiềusâu
![]() |
Marseille liên tục nếm trái đắng |
Sự ra đi của Niang, cùng với việcBen Arfa tuyên bố sẽ “bỏ đá bóng” nếu không được Marseille chấp thuận chuyểnnhượng cho Newcastle, cho thấy niềm tin của họ vào tương lai ở đội bóng thànhphố cảng miền Nam là nhỏ nhoi đến thế nào, ngay cả khi Marseille vẫn đang làĐKVĐ.
Theo logic, sau chức VĐ Ligue 1 lần đầu tiên sau 18 năm, Marseille không nhữngphải đủ sức giữ chân các trụ cột, mà còn phải trở thành một “cục nam châm” thuhút các tài năng hàng đầu ở Ligue 1, thậm chí là ở tầm Thế giới. Lyon đã từngthực hiện xuất sắc “chính sách” ấy trong 7 năm liên tiếp thống trị giải VĐQGPháp, với một nền tảng rất sâu sắc về mặt lực lượng và nhiều yếu tố quản trịkhác.
Việc giữ chân thành công các trụ cột mùa bóng này tiếp tục chứng tỏ rằng thế lựccủa Lyon ở Ligue 1 vẫn rất lớn, vượt xa Marseille, dù đội bóng của Deschampsđang là ĐKVĐ. Mặt khác, ngay cả khi chấp nhận mất những cầu thủ tốt nhất, Lyoncũng có những thủ thuật ép giá hiệu quả và những phương án lấp chỗ trống hiệuquả không kém. Marseille, ngược lại, đã để cho những vụ mua bán có thể giảiquyết êm xuôi này vỡ bung ra, làm tổn hại nặng nề đến hình ảnh đội bóng.
Marseille cũng không nghĩ đếnviệc khuếch trương thế lực của họ sau khi đăng quang mùa trước: Chỉ tính riêngviệc HLV Deschamps tuyên bố rằng Marseille sẽ không có tiền chuyển nhượng đầumùa đã cho thấy tư duy “ăn xổi” của đội bóng này (mùa trước, họ còn bỏ ra mộtđống tiền để chiêu mộ ngôi sao).
Sau đó, khi nguy cơ mất những cầuthủ trụ cột hiển hiện, họ lại phải tính đường trở lại thị trường chuyển nhượng(vụ Luis Fabiano là ví dụ). Thái độ bất nhất ấy không thể tạo được sự tin tưởng.
Lợi thế của một nhà ĐKVĐ là thương hiệu và thế lực của họ ở giải VĐQG sẽ ngàymột lớn mạnh, nhưng điều khó khăn là các đối thủ sẽ quyết tâm gấp đôi khi thiđấu với họ.
Khi thế lực lớn mạnh, các nhàĐKVĐ có thể đánh bại các đối thủ một cách nhàn nhã. Khi thế lực giảm sút, họ cóthể bị bất kỳ ai đánh bại. Và nếu một Đế chế có “căn cơ” vững bền như Lyon cóthể bị kéo đổ, thì việc một nhà VĐ “thời vụ” như Marseille chết bẹp dưới sức épkỳ vọng là hoàn toàn dễ hiểu.
|
Theo Phạm An
Thể thao & Văn hóa