Đại lý trà trộn gas chínhhãng và gas giả bán ra thị trường. DN chỉ khuyên đại lý rằng nếu viphạm sẽ bị xử phạt này kia nhưng đại lý chủ quan và không sợ.
Như đã phản ánh, trong 10 tháng năm 2011 cơ quan chức năng đã phát hiện hơn2.000 bình gas dỏm trôi nổi trên thị trường. Điều này không chỉ khiến các DNchân chính đau đầu đối phó với nạn sang chiết gas lậu mà người tiêu dùng cũngrất hoang mang. Nỗi hoang mang này càng lớn khi gần đây liên tiếp xảy ra nhữngvụ cháy nổ gas.
Gần 4 triệu bình gas dỏm đang trôi nổi
Bà Lê Thị Anh Mẫn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cho biết tính đếnnay, các DN gas đầu mối trong cả nước đã cung cấp ra thị trường khoảng 10triệu vỏ bình gas. Tuy nhiên, lượng vỏ bình thất thoát, rơi vào tay bọnsang chiết gas lậu chiếm 30%-40%.
Như vậy, theo tính toán của chúng tôi, con số trên tương đương gần 4 triệu bìnhgas bị mài bỏ logo, cắt tai xách, cắt đế… đang trôi nổi trong bếp của người dân.Theo bà Mẫn, những tháng cuối năm nhu cầu gas sẽ tăng cao nên bọn sang chiếtgas lậu càng tung ra thị trường nhiều.
Theo bà Mẫn, các DN tung ra lượng vỏ nhiều để cạnh tranh thị phần, đâychính là kẽ hở cho đại lý thu gom bình bán cho bọn sang chiết gas lậu. Đồngthời, các đại lý đã trà trộn hàng trôi nổi với hàng chính hãng đểbán ra.
![]() |
Người tiêu dùng nên chọn các cửa hàng đại lý chính thức của các công ty gas để tránh gặp phải gas kém chất lượng. |
Có ý kiến cho rằng việc DN gascho các đại lý đặt cọc vỏ bình với giá thấp hơn giá trị thực của bình là mộttrong những nguyên nhân làm cho bình gas của các thương hiệu lớn dễ bị đại lýtiếp tay tuồn ra ngoài cho bọn sang chiết lậu.
Tuy nhiên, theo bà Mẫn, nếu DN quản lý vỏ bình theo chu kỳ vòng thì vỏ bình khómà bị tuồn ra ngoài. Nghĩa là theo chu kỳ xài một bình gas khoảng thời gian haihoặc ba tháng, số lượng bình công ty phân phối xuống đại lý bao nhiêu thì đại lýsẽ phải trả về cho công ty bấy nhiêu.
Đại lý nắm quyền sinh sát
Đại diện một công ty gas (không muốn nêu tên) cho biết hiện nay không ai quyđịnh giá thế chân là bao nhiêu. Người tiêu dùng thì thích rẻ, các công ty chạyđua đưa ra càng nhiều vỏ càng tốt thậm chí hạ giá xuống thấp để đại lý mua hàngcủa mình nhiều hơn. Mỗi DN có kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng riêng nênkhông thể có giá đồng nhất được. Họ vẫn tuân theo quy định của Bộ Tàichính là vỏ bình gas không được vượt quá 100% giá trị thực của bình.
Cũng theo vị đại diện trên, theo quy định, tất cả đại lý đều ký hợp đồngvới DN và trình lên Sở Công Thương TP.HCM. DN chỉ khuyên đại lý rằng nếuvi phạm sẽ bị xử phạt này kia nhưng đại lý chủ quan và không sợ.Hiện nay, theo Nghị định 107 thì các đại lý chỉ được ký hợp đồng kinhdoanh với ba hãng nhưng các đại lý vẫn vô tư bán thêm nhiều nhãn hiệu gaskhác. Nếu quản lý thị trường kiểm tra phát hiện những nhãn hiệu gas thiếuhợp đồng mua bán, sổ mua hàng, hóa đơn… thì cần phạt ngay cả ngườibán và người mua. Có như vậy thì đại lý mới sợ và hạn chế đượctình trạng này.
Một vị đại diện của Shell Gas cho biết gas giả là vấn đề phức tạp đãkéo dài trong nhiều năm. Vì vậy, trong lúc này vai trò của người tiêudùng phải là chủ đạo. Nếu người tiêu dùng mạnh dạn tẩy chay gas không rõnguồn gốc, không có hạn kiểm định, ngày sản xuất thì gas giả sẽ không có đấtsống. Ngoài ra, các công ty kinh doanh gas nên tiếp tục đưa ra thị trườngnhững sản phẩm dễ nhận dạng để giúp người tiêu dùng phân biệt thậtgiả, ví dụ như dán tem chống hàng giả.
|
Theo Pháp Luật TPHCM