Tống Học Văn, một thanh niên từng có một cuộc đời tươi đẹp, một tương lai xán lạn và đầy hứa hẹn, thế rồi chỉ trong một lần vô tình nhặt lên một vật lạ ở trên đường cuối cùng đã khiến anh mất hết tất cả.
Năm 1996, khi đó Tống Học Văn 19 tuổi và mới vào làm khoảng 2 năm ở tập đoàn xây dựng ở Cát Lâm, Trung Quốc. Với tinh thần chịu khó, làm việc có trách nhiệm và chịu cầu tiến, Tống Học Văn được ban lãnh đạo công ty trọng dụng đề cử làm trưởng nhóm, tương lai sẽ có thêm nhiều cơ hội để thăng tiến.
Bên cạnh thái độ tốt, Tống Học Văn còn thích viết lách. Thời gian rảnh rỗi anh thường viết bài cho đài phát thanh của công ty, từng giành được giải thưởng cho một bài luận. Anh còn tham gia vào đội chạy việt dã của đơn vị và có nhiều thành tích đáng nể.
Học Văn tò mò lượm lên xem rồi quay sang hỏi thăm các đồng nghiệp có ai làm rớt đồ hay không nhưng không ai có vấn đề gì. Chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, Học Văn cho “chùm chìa khóa” vào túi quần, định bụng đến giờ giải lao sẽ tìm lại chủ nhân của nó.
Chưa đầy 2 tiếng sau, Học Văn bỗng nhiên cảm thấy chóng mặt và buồn nôn dữ dội. Tình trạng mỗi lúc một tăng lên, cơ thể mất hết sức lực, nôn mửa liên tục.
Sau khi Học Văn về ký túc xá nghỉ ngơi nhưng cứ cách 10 phút lại bị nôn, anh đã yêu cầu nhân viên trực ban báo cho ban lãnh đạo.
Điều đáng nói là bộ phận này lại có chất phóng xạ hạt nhân iridium-192. Trong quá trình vận chuyển, do một số sai phạm và vật này đã bị rơi ra trên đường mà không ai phát hiện. Chính “chùm chìa khóa” này là thủ phạm khiến Học Văn xảy ra các phản ứng kinh khủng vừa rồi.
Hành trình điều trị đau đớn suốt hơn 2 thập kỷ
Tống Học Văn nhanh chóng được chuyển tới bệnh viện địa phương, tuy nhiên các bác sĩ ở đây chưa từng tiếp nhận hay chữa trị cho một bệnh nhân nhiễm phóng xạ nào cả. Tình trạng của Học Văn ngày càng trở nặng, anh bắt đầu mất dần ý thức rồi hôn mê.
Đó chỉ là sự khởi đầu chuỗi ngày bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của Tống Học Văn. Một năm sau đó, chất phóng xạ trong người tiếp tục phá hủy cơ thể Học Văn. Bác sĩ lại phải lựa chọn cắt bỏ nửa bàn tay và chân còn lại để giữ mạng sống cho anh.
2 năm sau đó, anh tiếp tục phải trải qua 7 ca phẫu thuật lớn khác với hàng trăm mũi khâu chằng chịt trên người. Từ một thanh niên cao gần 180cm, giờ đây khi đeo chân giả, Học Văn chỉ còn 170cm.
Suốt thời gian nằm viện chữa trị, đêm nào anh cũng oằn mình vì đau đớn, cứ cách 4 tiếng là phải tiêm thuốc an thần thì mới có thể xoa dịu được. Cũng vì vậy, anh bắt đầu bị nghiện thuốc an thần, không thể sống nổi nếu không có nó. Một khi đã lên cơn nghiện thì anh chỉ biết la hét, đập phá tất cả đồ đạc xung quanh.
Năm 21 tuổi, về cơ bản thì chất phóng xạ trong người Học Văn đã được khống chế. Anh được bác sĩ cho về nhà tiếp tục theo dõi và điều trị.
Thời điểm này Học Văn gần như rơi vào tình trạng trầm cảm. Anh sợ hãi thế giới xung quanh, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, kéo kín rèm cửa, không giao tiếp với bất cứ ai.
Những ngày trốn trong nhà, Học Văn thường dùng điện thoại để gọi vào những số máy ngẫu nhiên, nhờ cách đó, anh có thể tìm được tiếng nói của chính mình. Cho đến một ngày, anh vô tình gọi vào số máy của Dương Quang - người vợ tương lai, từ đó anh dần bước ra khỏi bóng tối.
Năm 2000, Tống Học Văn nhận được khoản tiền bồi thường nhưng trừ đi khoản tiền chữa trị, phí lắp chân tay giả và phí luật sư, cuối cùng anh chỉ còn lại 8000 NDT (khoảng 28 triệu đồng).
“Không có nỗi buồn nào hơn nỗi đau chết đi sống lại”, Học Văn chia sẻ.
Anh cũng nhận lời trở thành diễn viên chính cho bộ phim “Chain of life”, ra mắt năm 2011, dựa trên cuộc đời của anh.
Đến năm 2016, tình trạng sức khỏe của Học Văn trở nên tệ hơn, có khả năng tử vong bất cứ khi nào. Anh được chẩn đoán mắc bệnh đục thủy tinh thể do phóng xạ, xơ gan, tiểu đường, tim mạch, các tế bào trong người liên tiếp bị hoại tử.
Bức xạ hạt nhân cũng làm tổn hại trí nhớ của anh, nhiều chi tiết trong quá khứ đã bị lãng quên. Học Văn đau đớn, lo sợ rằng một ngày nào đó anh sẽ quên mất cả vợ và con mình.
Cái chết của Tống Học Văn khiến cho nhiều người đau xót. Câu chuyện về cuộc đời anh khiến cho chính quyền Trung Quốc cũng như các ban ngành liên quan siết chặt hơn các quy định về kiểm soát và sử dụng vật liệu phóng xạ để tránh thảm kịch xảy ra thêm lần nữa.
Theo Pháp luật và bạn đọc