Tôi đã từng nghĩ mình sẽ chỉ vàobệnh viện Phụ sản khi làm thủ tục để sinh em bé. Nhưng số phận đã đưa đẩy tôitới đây sớm hơn...
>> (Phần 1)
Theo lịch hẹn của bác sĩ khám cho tôi (cũnglà bác sĩ làm tại bệnh viện Phụ sản T.Ư ở Hà Nội), vợ chồng tôi đến tầng3, nhà H. Tại đây, bác sĩ khám đưa chúng tôi đến trung tâm chuẩn đoántrước sinh để làm thủ tục khám
Vì đến muộn, không đăng ký số thứ tự, bác sĩkhám có nói phải chờ tới 12 giờ trưa mới được khám vì mình "chen ngang".Cũng không còn cách nào khác, lúc đó mới hơn 9 giờ sáng, ngoài hành langrộng chừng 1,5 m trước cửa trung tâm đã trung tâm đã đông kín bệnh nhânvà người nhà. Kẻ đứng người ngồi, mỗi người một tâm trạng. Nhưng có mộtđiều chung, đã vào tới trung tâm này thì chắc chắn thai nhi ít nhiều cónhững vấn đề nào đó, vì thế, vẻ mặt ai cũng lo lắng, buồn buồn.
Chờ đợi lâu, vợ chồng tôi tranh thủ tìm hiểuqua về trung tâm. Nó quá nhỏ so với lượng người tới khám, vẻn vẹn có 4phòng: phòng xét nghiệm, phòng thủ thuật, phòng tư vấn và phòng trả kếtquả các xét nghiệm như thử nước ối, tripper test, máu...
![]() |
Ảnh minh họa |
Chúng tôi làm thủ tục tại phòng tư vấn, tạiđây, theo như bảng hướng dẫn dán trước cửa, nếu muốn bác sĩ tư vấn chúngtôi phải trả 20.000 đồng cho 10 phút, nếu quá thời gian thì trả thêmtiền. Rất muốn nghe bác sĩ tư vấn, nhưng xem chừng điều đó rất khó, vìsau khi làm thủ tục, lập tức chúng tôi được mời ra ngồi ngoài hành langvà chờ đợi được gọi tên. Nhân viên y tế ở đó nói vợ chồng tôi cứ đăngký, sẽ được tư vấn trước khi khám nhưng chờ mãi, chẳng thấy ai gọi...
Hai vợ chồng ra ngoài hành lang ngồi, ở đây,cũng có nhiều bà bầu ngồi chờ đợi mà không dám đi đâu xa, chỉ sợ y táđột ngột gọi không có mặt vừa bị mắng, lại phải chờ tới lượt sau. Ngồitại đây quan sát một lúc, tôi mới biết, nguyên tắc để khám tại trung tâmlà cả vợ, cả chồng đều phải đi, khi vào phòng, y tá thường gọi tên sảnphụ và chồng. Nếu không có chồng đi kèm thì nhất thiết phải có thêmngười nhà, họ hàng. Nhưng khi vào phòng khám, liên quan tới một quyếtđịnh nào đó, thì bắt buộc phải là chồng hoặc người thân trong gia đình.
Nếu như ở phòng khám, đa số gặp các bà bầu ởHà Nội thì tới trung tâm phần nhiều là từ các tỉnh thành trong cả nướcvề đây. Do đó, 1 bà bầu nhưng kéo theo từ 1 tới 3,4 người thân đi kèm.Tôi ngồi chờ đối diện với phòng thủ thuật, nơi bác sĩ sẽ siêu âm, khámthai. Thông thường một ca khám thường kéo dài từ 15 tới 20 phút. Sau đóbệnh nhân tiếp tục chờ đợi bác sĩ hội chẩn và trả kết quả.
Ba tiếng đồng hồ ngồi chờ đợi, chứng kiếnnhiều bà bầu và nghe các câu chuyện của họ, vợ chồng tôi như phần nàođược chia sẻ về vấn đề của mình. Tôi ngồi cạnh người nhà của một chị đãngoài 30 tuổi từ Lạng Sơn xuống.
Chị đã mang thai tới tháng thứ tuần thứ 30thì biết đường tiêu hóa của em bé có vấn đề khá nghiêm trọng, liên quantới một loại men nào đó mà nếu sinh ra, em bé sẽ không thể tự mình tiêuhóa được thức ăn. Sau 10 phút đi vào phòng khám, chị bước ra ngoài, mắtđỏ hoe, kết quả ban đầu bác sĩ khuyên nên giữ lại thai vì nó quá lớn.Khi sinh ra, bác sĩ sẽ tiêm cho em bé 1 liều thuốc nhưng vấn đề cơ thểem bé có tiếp nhận hay không thì chưa thể khẳng định được.
Ngồi cạnh bên trái tôi là hai vợ chồng cũngkhá trẻ ở Hà Nội, hỏi ra, chồng sinh năm 1980, còn chị vợ sinh năm 1984,hơn tôi 1 tuổi đang mang thai ở tháng thứ 4. Họ vào đây vì kết quả siêuâm ở một vài nơi có sự khác nhau liên quan tới dị tật của em bé về đốtsống, chân và mũi. Chị vợ tên là H. chia sẻ: "tuần trước mình đi siêuâm thì bác sĩ nói em bé không có mũi, thiếu một đốt sống. Đến hôm qua,đi siêu âm ở nơi khác thì nói đã nhìn thấy mũi, nên mình muốn kiểm tralại. Dù thế nào thì mình vẫn muốn sinh em bé, mẹ chồng mình nói em béthế nào thì cũng là con của mình, phải để em bé ra đời".
Một chị ngồi đối diện hàng ghế chờ của chúngtôi cũng sinh năm 1984, tên là Hương, mang thai ở tuần thứ 34 gópchuyện: "nhưng mình nghĩ vẫn phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ, nhưthế tốt cho cả hai...". Chị kể, em bé của chị là con gái, đi siêu âm tớitháng thứ 7, bác sĩ mới phát hiện bị hở môi trên, trước đó, khi siêu âm,em bé cứ để tay che miệng nên rất khó phát hiện ra. Chị cũng đã rất lolắng, nhưng thai to quá, thêm nữa, với sự tiến bộ của y học, việc phẫuthuật tái tạo môi trên giờ rất dễ dàng. Chị muốn đi kiểm tra thêm mộtlần nữa cho chắc chắn.
Chúng tôi an ủi chị, dù sao, trường hợp củachị còn rất may mắn, những dị tật về hình thể như khèo chân, khèo tayhay hở hàm ếch hoặc nặng như về tim đều có chương trình quốc gia nhưPhẫu thuật hở hàm ếch hay Trái tim cho em. Tuy nhiên, người mẹ cũng phảichuẩn bị tâm lý cũng như các kỹ năng thật tốt để đón con ra đời vì nuôiem bé có dị tật sẽ vất vả hơn rất nhiều so với em bé bình thường.
Câu chuyện của chị Hương vẫn tiếp nối, chịkể về hoàn cảnh của mình, về người chồng đầu bị tai nạn qua đời, về cuộcsống bôn ba của chị đất Hà Thành. Khi mọi người hỏi chồng chị đâu, chịnói đi một mình. Rồi một lúc sau, một người đàn ông khá già xuất hiện...Có thể, vì câu chuyện khá cởi mở, chị mạnh dạn chia sẻ: "đây là bố củabé gái trong bụng mình, nhưng chưa phải là chồng, mong mãi mình mới cóbé, vậy mà bé lại bị thế này..."
Rồi chúng tôi cũng đến lượt được gọi vàophòng khám. Siêu âm cho tôi là một bác sĩ khá nổi tiếng tại miền Bắc.Ông là người có tài thực sự, nhìn hình ảnh thai nhi rất tốt, tuy nhiên,về tính tình thì hơi hơi khác người khiến nhiều "chị em" e ngại.
Lúc tôi lên giường siêu âm đã là 12h30 phút,ông đặt đầu dò lên bụng tôi, ấn khá mạnh và... quát: "cô dậy đi vệ sinhngay cho tôi, đã dặn là phải đi vệ sinh rồi mới vào phòng cơ mà". Tôikhá bất ngờ nhưng răm rắp làm theo. Quả thật, mải ngồi buôn với lại cũngvừa mới đi nên tôi đã không làm theo lời cảnh báo trên cửa phòng.
Quay trở lại phòng, lúc này tâm lý của tôivà chồng đã nghĩ tới điều xấu nhất, chỉ mong một điều kỳ diệu sẽ xảy ramà thôi. Đầu dò đều đặn lướt trên bụng tôi. Bác sĩ đã biết qua về tìnhhình nên đi ngay vào vấn đề chính. Ông trầm ngầm, chống tay vào cằm:"vẫn có hốc mắt, mũi, nhưng đúng là không có đường phân chia thùy não".Ông cầm đầu dò đậm khá mạnh vào bụng tôi: "tay phải bình thường, bàn tayxòe ra, nhưng tay trái có vấn đề, không chỉ khèo mà ngón tay còn cómàng".
Khoảng 3 phút sau, quá trình siêu âm của tôikết thúc. Vì là người cuối cùng, bác sĩ đã hội chẩn và đưa ra kết quảvới vợ chồng tôi luôn.
"Đây là dị tật Nhiễm sắc thể số 13, ảnhhưởng tới não, nó là tổn thương nghiêm trọng. Tốt nhất cháu nên đình chỉthai kỳ sớm". "Thưa bác sĩ, việc não không phân chia có thể nào là dothai nhi quá bé không?", chồng tôi hỏi. "Không, nếu phân chia thì nó đãphân chia từ đầu, thời điểm 12 tuần là lúc có thể nhìn thấy rõ". "Thếnguyên nhân của việc này là do đâu ạ", tôi hỏi tiếp. "Khó có thể tìm rađúng nguyên nhân, tôi sẽ cho cháu chọc ối để nuôi cấy tế bào xem nó làdo quá trình phân chia hay là từ di truyền".
"Mọi quyết định là do hai cháu, nhưng nênđưa ra ý kiến sớm tốt cho cả mẹ, cả con...", bác sĩ kết luận.
Buổi trưa hôm đó, chúng tôi ăn tại một quánnhỏ gần bệnh viện để buổi chiều làm thủ tục chọc nước ối và có thể nhậpviện luôn để làm thủ tục. Lại tiếp tục những giây phút chờ đợi dài dằngdẵng trong bệnh viện vì vô vàn những thủ tục loằng ngoằng. Tôi và chồngký cam kết chấp nhận rủi ro khi chọc ối, lấy mẫu đơn để chuyển qua trungtâm kế hoạch hóa gia đình ngay đối diện trung tâm chuẩn đoán trước sinhđể có thể làm thủ thuật phá thai.
Mọi chuyện không hề đơn giản như chúng tôitưởng tượng khi phải qua rất nhiều khâu, làm đủ các xét nghiệm, rồi lạira về chờ tới lịch hẹn. Tới đây, vì không còn đủ kiên trì và quá mệt mỏicho quãng thời gian 1 ngày tại bệnh viện, chúng tôi "cầu cứu" lại bác sĩkhám để nhờ anh giúp.
Nhưng kết cục, tôi vẫn phải ra về, chờ chọcối, chờ xin chữ ký lãnh đạo bệnh viên về "đơn phá thai tình nguyện". Khichạy qua nộp đơn tại Trung tâm kế hoạch hóa gia đình, chân tôi đã runbủn rủn, rồi lại thở phào khi chưa phải nhập viện. Đưa tay xuống cáibụng hơi to to của mình, tôi chảy nước mắt, dù sao sinh linh bé bỏng vẫncòn một đêm ấm áp trọng bụng. Đêm đó, gió mùa Đông bắc tăng cường, trờimưa và rất lạnh...
(Còn tiếp)
Theo PLXH