Baonhiêu kế chuẩn bị để đối mặt với anh con trai của ông bỗng thành vô nghĩa khi côcon dâu ra mở cửa.
Cái nụ cười thường trực của nó nhoẻn ra như vầng trăng khuyếtbỗng méo lại như mảnh trăng tàn cuối tháng, khi ông giới thiệu: "Đây là cô Nền,cô ấy sẽ về ở với bố". Nói xong, ông trút phào một hơi thở. Thôi thì cứ trắngphớ ra như vậy cho nó nhẹ người. Cô con dâu bỗng chốc câm bặt, lẳng lặng bỏ lênphòng riêng, không hề hỏi thêm ông câu nào...
Chỉ còn hơn chục cây số nữa là vềđến nhà, ông hồi hộp âu lo. Từng cây số đang lùi dần, lùi dần, mà xe khách gìchạy như lên thiên đàng thế này... Ông lén trút một hơi thở dài thật từ tốn, từtốn vì ông không muốn người đàn bà đang gục vào bờ vai ông thức giấc. Những địadanh quá quen thuộc đang trôi dần qua ô cửa kính xe. Ông sốc người lại cho thẳngthớm, như kiểu sửa mình để bước vào cuộc họp, đó là cái cảm giác đã lâu rồi ôngkhông còn gặp lại nữa. Những cuộc họp kiểm điểm thường diễn ra vào dịp cuối năm,bao giờ cũng rất căng thẳng. Mặc dù đa phần ông được khen, nhưng, lúc nào ôngcũng giật thột khi nghe đến chữ "nhưng". Người ta bảo có tật thì giật mình, ôngsoát xét lại cũng chẳng có tật gì, sao ông vẫn hay giật mình? Làm quản lý nó khổthế, chả khác gì đứng trên chiếc ghế cao mà ở dưới có thằng đang giữ, ngộ nhỡ nóthả tay ra là mình ngã chổng kềnh. ấy vậy mà khối kẻ vẫn thích. Ông mỉm cười nhớlại cái quãng đời làm sếp của mình, tâm đắc vì mọi cái đều ổn. Không tham ô, gáigú, không sơ sểnh ký tá, có chăng thỉnh thoảng nhận chút quà biếu của cấp dướihoặc dăm ba cái phong bì gọi là cảm ơn của các đối tác. Tuy nhiên chính vì cáiđó mà lắm khi cũng làm ông giật thột. Song, nếu không có những cái phong bì đóchắc gì gia đình ông thoát khỏi cái nghèo thâm căn cố đế. Có đổi lại chút ít nơron thần kinh âu cũng là điều xứng đáng. Khổ nỗi khi ông có nhà cao cửa rộng, cómiếng ăn miếng để thì bà vợ lại lăn ra ốm, ốm quặt ốm quẹo và nhè đúng cái lúcông vừa rũ áo chốn quan trường thì bà ấy lại về với gia tiên. Tất nhiên, đámtang của vợ ông vẫn đông đúc, đầy đủ các ngành trên chức dưới. Dẫu sao ông cũngkhông đến nỗi cô quạnh như một số vị quan về hưu. Thậm chí ông còn được đám nhânviên tiếc rẻ: "Lãnh đạo như bác bây giờ cũng hơi hiếm".
Ông lại hít một hơi thở dài, ưỡnngực cho thẳng tư thế. Chắc chỉ ít phút nữa là tới nhà. Ông sẽ phải đối mặt vớiánh mắt của thằng con trai duy nhất. Bây giờ chỉ ánh mắt nó mới làm ông lo ngại.Nó là bản sao của ông về tất cả. Được học hành bài bản, nó tiến nhanh hơn ôngtrên con đường quan lộ, mới ba mươi tuổi đã là trưởng phòng một cơ quan báo chílớn của tỉnh. Gì chứ cái chức phó tổng biên tập là trong tầm tay. Bố con ông rấthợp tính nhau. Sau buổi cơm nước bao giờ cũng nhâm nhi tí thời sự. Nó có ánh mắtnghiêm khắc giống hệt ông, cái ánh mắt đã từng rèn nó mỗi bước đi. Bây giờ chínhánh mắt ấy sẽ lại phán quyết ông.
Người đàn bà vẫn ngủ say tít nhưđã tìm được bến đỗ. Ông mỏi nhừ bên vai nhưng vẫn không dám cựa. Tay phụ xe đảomắt lại phía ông hỏi: "Bác xuống đoạn nào, chuẩn bị đi, xe không đỗ lâu đâu".Ông không thèm trả lời, ai chả biết là phải chuẩn bị rồi. Ông là ông vẫn ức khinãy hắn đon đả chỉ cho ông cái ghế cạnh tay lái, rồi còn hí hởn chào mời: "Bácngồi trên này khỏi say, con gái bác ngồi sau cũng được". Ông lầm lỳ không nhậncái ghế tốt đó mà kéo người đàn bà xuống dãy ghế phía dưới. Nhất quyết ông khôngthèm nhận những đặc ân dành cho người cao tuổi. Ông mới chỉ hơn sáu mươi thôi mà,nếu so về sức vóc, ông còn trẻ hơn tuổi nhiều. Về hưu không có sự đón đưa vàthưởng thức những của ngon vật lạ như lúc đương chức nhưng ông lại có vẻ khỏe ra.Không phải thức khuya dậy sớm, không có những cú thần kinh căng thẳng nên da dẻông nhẵn nhụi hồng hào. Chiều đến, tung tẩy cái vợt cầu lông ra khuôn viên đầuphố đánh với mấy ông bạn hàng xóm, cười nói thả phanh, văng tục sướng mồm, ôngthấy đời cũng đáng sống chứ không bi quan như cái lúc sắp phải rời ghế. Phải cái,lâu nay ông đâm ghiền cái món internet. Thằng con trai biết bố đói thông tin nênlúc đầu chịu khó đem về cho ông đủ thứ báo, nhưng rồi sau chừng như không đủkiên nhẫn để sưu tầm các loại báo mà ông đòi hỏi, nên nó đã vác về cái máy vitính và dạy ông sử dụng. Lúc đầu ông cũng chóng mặt vì những enter, những shift,những del... nhưng khi đã biết cách lướt web rồi thì ôi chao, ông như kẻ nghèongợp trong kho châu báu. Ông ngồi lỳ trước máy đến nỗi lúc đứng dậy phải khomkhom một lúc mới đứng thẳng nổi. Ông khoái nhất là gõ vào cái google muốn xemcái gì là được cái ấy. Mà khi chỉ có mình ông ở nhà, ông có thể tự do lang thangtrên mạng, xem từ thượng vàng đến hạ cám. Tin tức mãi cũng chán, rồi sang đếngiải trí, rồi những vấn đề nhạy cảm mà cái thời làm sếp ông luôn phải chặn cáibarie đối với các nhân viên. Bây giờ thì ông có thể tự do lặn ngụp trong cái hồcấm ấy mà chả phải sợ ai. Ôi chao là những đường cong, những đường cong lại cònquằn quại, rên rỉ nữa chứ, nó thôi thúc cái sinh lực đàn ông của ông bao nhiêunăm phải uốn theo cái ghế lãnh đạo, bây giờ được bật tung ra như cái lò so, ấythế mới khổ. Rời cái máy ra là ông rã rời, thấy nôn nao như người thèm ăn màkhông biết ăn gì. Rồi ông mắc chứng khó ngủ...
![]() |
Minh họa: Nguyễn Đăng Phú. |
Anh con trai, dù công việc bù đầunhưng vẫn rất quan tâm tới bố. Anh nhận ra sức khỏe của bố có vấn đề. Thế làđúng dịp công đoàn cơ quan tổ chức chuyến đi du lịch lên Móng Cái, có ghé sangTrung Quốc vài ngày, anh nhường luôn suất của mình để bố đi. Thực ra đi du lịchthì ông cũng không ham, nhưng ông tặc lưỡi "Thay đổi một tí không khí cũng cócái hay".
Lúc đầu cũng tại cái tính hay ômviệc vào mình của ông. Ông nhớ lúc đó ông đang thưởng thức các món ăn Trung Quốctại một nhà hàng bình dân ở một thành phố giáp biên của nước bạn thì buồn đi đạitiện. Ông ra hiệu cho cô nhân viên người Hoa chỉ cho ông nhà vệ sinh. ú ớ mộthồi, cô ta cũng đưa ông ra phía sau cửa hàng. Té ra ta hay Tàu cũng thế cả.Trong căn bếp tối tăm ẩm thấp là một dãy nhà vệ sinh. Ông cảm thấy ngượng ngùngvì phải chui vào nhà vệ sinh trước cái nhìn của mấy cô gái bản xứ đang làm bếp.Chẳng ai hỏi ai, với lại ngôn ngữ cũng bất đồng, nhưng khi ông bước ra muốn rửacái tay để tiếp tục ngồi vào bàn ăn thì lúng túng không tìm được chỗ vòi nướcnào còn trống. Bỗng một cô gái đang ngồi trước một chậu rửa bát to tướng ngẩnglên nhìn ông, rồi né người nói một câu tiếng Việt xanh rờn như đang ở quê chađất tổ: "Bác lại đây mà rửa này". Ông quên cả cảm ơn vì ngạc nhiên. Khi ông rửaxong đã thấy cô gái đưa cái khăn mặt trắng tinh lại để ông lau tay. Chừng nhưbiết ông muốn hỏi han, cô nhìn ông chờ đợi. "Cô là người Việt Nam à?". "Vâng"."Sang bên này...lấy chồng à?". "Vâng". Ông chưa kịp hỏi thêm thì cô gái đã ghésát lại phía ông, nói nhỏ: "Bác ơi, cứu cháu với! Cháu bị bán sang bên này, maymà trốn được. Cháu đang trốn trong nhà hàng này chẳng dám ló mặt ra ngoài, báccho cháu theo về Việt Nam với".
Thật may cho cô gái đã tìm đượcđúng người cần nhờ. Sau một thoáng ngỡ ngàng, ông quyết ngay: "Được, tôi sẽ gặpchủ cửa hàng, tìm cách đưa cô về". Sau khi hội ý với trưởng đoàn và được mọingười trong đoàn ủng hộ, ông đã điều đình với chủ cửa hàng để cô được nghỉ việc.Chỉ khi ra đến cửa khẩu mới gặp rắc rối, nhưng may được cái tài thao lược vốn lànăng khiếu của ông nên mọi việc lại xuôi chèo mát mái. Cô gái, nói đúng hơn làmột thiếu phụ đã nghiễm nhiên ngồi cùng xe với đoàn đi du lịch của ông. Về đếnHà Nội, đoàn nghỉ lại trong một khách sạn theo đúng lịch trình, mai mới đi sớm.Đáng lý là ông có thể chào tạm biệt người thiếu phụ rồi, nhưng ông lại nghĩ: "Bâygiờ trời cũng đã tối, để cô ta về tận Thái Bình liệu có còn xe không?". "Thôivào trong này nghỉ tạm cùng với đoàn chúng tôi mai hãy về" - Ông gọi người thiếuphụ đang tần ngần bước đi.
Sáng hôm sau, khi đã xách va lybước lên xe cùng với đoàn du lịch rồi, nghĩ sao ông lại tụt xuống. Ông nói vớitrưởng đoàn: "à tôi phải đi thăm mấy ông bạn đồng ngũ cái đã, đoàn cứ về trước".Thực ra cái lý do chính đáng là ông nhìn thấy bộ mặt thẫn thờ và ánh mắt buồnthiu của người thiếu phụ khi vẫy tay đưa tiễn ông. Phải đưa cô ta về tận nơi tậnchốn, thế mới gọi là có trách nhiệm chứ. Ông nghĩ vậy. Lúc mọi người bắt tay ôngđể về trước, một thằng cha trong đoàn ghé tai ông nói nhỏ: "Bác nên cẩn thận đấy,dẫu sao cũng gái nhặt mà". Ông tím lịm mặt mày. Bố láo, nó nghĩ ông sẽ làm gìchứ. Phải như nhân viên cơ quan ông thì ông đã cho nó cái bạt tai rồi.
Quay trở lại với người đàn bà,ông đâm bẳn gắt: "Sao còn đứng ngây ra đấy, chuẩn bị đi, tôi sẽ đưa cô về tậnnhà". Người đàn bà bỗng rơm rớm nước mắt, ngước nhìn ông như cầu khẩn: "Cháukhông thể về quê được bác ạ. Cháu phải ở lại đây kiếm việc làm chứ về quê ...thì nhục lắm. Cháu đã bỏ quê đi lâu rồi, bao giờ có tiền mới trở về được". "Ôichà, cô tưởng kiếm được việc làm ở cái đất thủ đô này dễ lắm à, trừ phi... Thôithế này nhé, tôi sẽ giúp cô. Tôi có nhiều người quen ở đây, chắc họ sẽ giúp, laođộng đơn giản thì cũng không khó lắm".
Thế là ông lại đeo thêm một việcnữa, đi tìm việc cho người đàn bà. Ông tất tả đi cho đến tối mịt mới về. Toànnhững ông bạn mà thời còn đương chức, họ thân thiện với ông lắm, cứ hò hò, hẹnhẹn giúp này giúp nọ, nhưng ông chưa có lần nào phải cần đến họ cả, chỉ có bâygiờ... "Vâng vâng, có gì đến mai em gọi lại", "Chân tạp vụ bây giờ cũng khó lắmanh ạ". Ông lại tìm đến mấy ông bạn doanh nghiệp. "Không có nghề gì ư, có xe máykhông? Không thì gay đấy, thôi, bác cứ yên tâm, em sẽ cố gắng thu xếp sau". Sausau, biết đến bao giờ, ông còn lạ gì những lời hứa kiểu đấy. Ông ngán ngẩm trởvề. Trời lại tối sập xuống, chẳng còn đi đâu được nữa. Ông ân hận bỗng nhiên lạimua dây buộc mình. Nếu không thì bây giờ ông đã vui vẻ quây quần bên con cháurồi. Nhìn cái mặt như tàu lá héo của người đàn bà, ông đâm chạnh lòng: "Thôi,đến mai tôi đưa cô về quê tôi, chắc chắn tìm việc dễ hơn". Ông toan lôi cái valy kéo ra khỏi phòng thì cô ta hốt hoảng ngăn lại: "Bác đi đâu ạ, ở lại đây cũngđược mà. Phòng có hai giường mà bác, cháu coi bác như ...cha". Ông nghĩ bụng, ừcô ta còn kém thằng con trai ông đến vài tuổi, có gì đâu mà ngại, việc gì phảiđi thuê thêm phòng cho nó tốn kém.
Ông vào phòng tắm xì xọp kỳ cọtrong làn nước ấm của chiếc vòi hoa sen, thật sảng khoái. Ông trở ra với bộ quầnáo ngủ bằng lụa tơ tằm màu mỡ gà, rất hợp với làn da hồng hào săn chắc của ông.Đây là bộ quần áo đứa con dâu đi Thái Lan về tặng mà ông rất thích, nó vừa nhẹnhàng mềm mại lại vừa tôn được cái vẻ sang trọng quý phái của đấng nam nhi luốngtuổi. Nhìn sang giường bên vẫn thấy người đàn bà trẻ ngồi thu lu. Ông giục: "Vàotắm đi, rồi đi ngủ sớm, mai hãy hay". Ông lên giường buông màn duỗi thẳng chântay cho khoan khoái và bắt đầu thở đều đều theo thói quen cho dễ ngủ. Người đànbà vào phòng tắm và ở trong đó khá lâu, hình như ông đã chợp mắt được một lúc,khi tỉnh dậy vẫn thấy cửa phòng tắm đóng kín. Ông lo lắng định gọi thì chợt thấymùi xà phòng thơm thoang thoảng sộc vào mũi. Một bóng người lướt qua giường ôngnghe thơm mùi hồ của bộ quần áo ngủ mới cứng. Tiếng công tắc đèn cái tách, bóngtối tràn ngập căn phòng, một lúc mới lờ mờ hiện lên cái dáng dài manh mảnh củangười đàn bà đang duỗi ra trên giường. Trong bóng tối, ông thả sức căng mắt nhìnsang. Cô ta nằm nghiêng quay lưng lại phía ông, nhưng chính cái đường cong chếtngười ấy lại đánh thức ông. Cái đường cong đã từng làm ông khó thở bao nhiêuđêm, nay hiển hiện ra trước mắt, trong bóng tối lờ mờ lại càng huyền ảo thôithúc.
Ông bắt đầu thở dốc. Trong phútchốc ông quên mất vai trò của người hiệp sĩ cứu mỹ nhân, mà chỉ thấy đang là mộtthằng đàn ông với bản năng giống đực ngùn ngụt. Ông tung màn bước sang giườngngười thiếu phụ không chút ngại ngần, như dòng nham thạch của núi lửa đã đượctích tụ từ hàng ngàn năm trào ra không gì ngăn nổi. Bản nhạc câm chỉ bằng nhữngđộng tác nhịp nhàng nhuần nhị nhưng không kém phần quyết liệt. Khi dòng nhamthạch đã cháy thành than, ông mới soài người ra và chợt nhận ra cô ta không hềchống cự, hay là cô đang chịu ơn ông? Không, vì hình như cô còn hưởng ứng làđằng khác. Có lẽ đây là cuộc mây mưa mỹ mãn nhất trong đời ông. Kể cả khi đanglà thanh niên, ngay trong đêm tân hôn ông cũng không được cái cảm giác cùng lênmây như bây giờ. Bà vợ ông là một người đàn bà khép kín lại yếu đuối, nên nhữngcảm xúc của bà đã bị nhét chặt trong cái cơ thể không mấy hấp dẫn. Cả một đời vợchồng của ông bao nhiêu năm thực ra chỉ là làm tròn đạo.
Để khẳng định sự nhiệt thành củangười đàn bà đang nằm bên cạnh, ông quay lại ôm cô ta, áp cái đầu bù xù dấp dínhmồ hôi của cuộc mây mưa vừa qua vào bộ ngực đang nóng hầm hập của mình."Tôi...có làm cô giận không? Nếu giận cho tôi xin lỗi". Không có tiếng trả lời,chỉ có vòng tay cô ta vòng qua người ông xiết lại, và ngực ông đang rỉ ra thứnước âm ấm chảy tràn xuống lưng. "Ơ, ơ, cô khóc đấy à. Tôi đã làm cô...". "Khôngkhông, cháu, à em hạnh phúc lắm. Ông biết không. Hai năm trời sống với ngườichồng xứ người, thật là cực hình. Hắn bị bệnh bất lực nên đêm đêm hắn hành hạ embằng đủ mọi cách. Hắn bắt em phải làm tình với đủ mọi vật dụng, đủ mọi kiểu cáchđể hắn xem cho thoả mãn. Rồi khi không thỏa mãn hắn cắn xé em như chính em lànguyên nhân khiến cho hắn không thực hiện được. Ban ngày, gia đình hắn nhìn embằng con mắt hằn học vì em chưa có con. Em... em chưa bao giờ được như thế này".
Trời ơi, thật thế sao? Ông chẳngmuốn hỏi thêm, ông thấy mình như bỗng dưng được một món quà mà Thượng đế vừa bancho. Tự nhiên ông đâm tiếc cái thời gian đời người của mình còn ít quá. Nhưngmuộn còn hơn không, nếu cô ta đồng ý, ông sẽ... Nghĩ vậy ông lại thấy rạo rực,lại muốn được trùm lên cô ta một lần nữa...
"Ơ, ơ, này, cho tôi xuống đây". "Nóirồi mà bác không chuẩn bị, thôi bác về bến nhé". "Anh thông cảm, nhà tôi ngaygần đây, xe về bến thì xa quá". Người đàn bà bừng tỉnh líu ríu theo ông xuống xe.Tay phụ lái lướt cái nhìn tinh quái: "Đỡ ông ấy xuống kìa cô". Không còn nể nang,ông lườm tay phụ lái một cái sắc như dao bài.
Bao nhiêu kế chuẩn bị để đối mặtvới anh con trai của ông bỗng thành vô nghĩa khi cô con dâu ra mở cửa. Cái nụcười thường trực của nó nhoẻn ra như vầng trăng khuyết bỗng méo lại như mảnhtrăng tàn cuối tháng, khi ông giới thiệu: "Đây là cô Nền, cô ấy sẽ về ở với bố".Nói xong, ông trút phào một hơi thở. Thôi thì cứ trắng phớ ra như vậy cho nó nhẹngười. Cô con dâu bỗng chốc câm bặt, lẳng lặng bỏ lên phòng riêng, không hề hỏithêm ông câu nào. Lúc ông đi qua phòng nó để đưa người thiếu phụ lên phòng thayđồ, thì nghe có tiếng nói qua điện thoại: "Anh về ngay nhá, bố nhặt ở đâu về mộtngười đàn bà ấy. Đúng là trẻ không chơi già đổ đốn".
Ngay lập tức anh con trai đã cómặt ở nhà. Anh hỏi han chuyến đi du lịch của bố với cái mặt lạnh tanh. Ông đâmsốt ruột gọi anh vào phòng riêng: "Bố sẽ lấy vợ, lấy cô ấy đấy, con thấy thế nào".Cái mặt anh con trai trắng bệch: "Con không phản đối, có điều...". "Bố hiểu rồi,vợ con không đồng ý chứ gì. Thôi được, bố và cô ấy sẽ ở riêng". "Không, ý con là,con muốn người mẹ kế của con không phải là cô ta". Cuộc đấu lý của hai bố conkhông kém phần gay gắt nhưng không ồn ào, và không phân thắng bại. Người thiếuphụ vẫn được sắp xếp cho một phòng riêng trên tầng chót để nghỉ ngơi. Phải tếnhị thế chứ, bao giờ chính thức hãy hay, ông nghĩ vậy, rồi ông sẽ cố dàn xếp concái sau...
Ông ngủ say như chết, chắc mấyngày đi lại mệt, khi tỉnh dậy nhà đã vắng hoe. Ông sực nhớ đến người thiếu phụ,vội chạy lên, thấy cửa phòng không đóng. Ông giật mình thấy căn phòng trốngkhông, giường chiếu khá gọn gàng. Một mảnh giấy để ngay trên gối: "Chào ông, emphải đi để ông được yên ấm với gia đình. Cảm ơn ông rất nhiều". Ông vội nhìnđồng hồ, cô ta chưa thể đi xa được.
Có một dạo, cả thành phố xì xàobàn tán về một dòng tin quảng cáo trên truyền hình nhắn tìm bố với lời lẽ thốngthiết của người con trai mà tên lại trùng khít với tên của người Phó Tổng biêntập tờ báo lớn nhất tỉnh. Nghe nói chỉ vì cái tin nhắn đó mà anh phó tổng laođao suýt mất chức...
Truyện ngắn của Nguyễn Cẩm Hương
VNCA