V-League 2011 hạ màn với chức vô địch thuộc về SL Nghệ An, các nhà điều hànhcó thể hài lòng vì năm đầu tiên giải khoác áo chuyên nghiệp đã về đích antoàn. Tuy nhiên, nhìn lại 26 chặng đua sẽ không khó nhận ra những điều tiếngliên quan đến trọng tài.
Phải mất đến 11 năm, giảiVĐQG mới có nổi trận “chung kết” đúng nghĩa, khi chức vô địch chỉ được phânđịnh ở vòng đấu cuối sau cuộc chiến nảy lửa trên sân Vinh chiều 21/8. Cuộccạnh tranh ngôi “vương” hấp dẫn là vậy, nhưng nhiều chuyên gia chất lượngV-League vẫn chẳng hề được cải thiện là mấy.
![]() |
TT Trần Công Trọng phải nhận án kỷ luật vì sai lầm sơ đẳng - Ảnh: Tuấn Phạm |
Việc có đến quá nửa số đội tham dự đối mặt nguy cơ xuống hạng từ ngàykhai mạc, cho đến tận vòng cuối phần nào cho thấy rõ mặt bằng chất lượnggiải đấu vẫn được xem như là hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Chất lượnggiải đấu phát triển giật lùi, trong khi bạo lực và các vấn đề ngoàichuyên môn lại gia tăng đến chóng mặt.
Chưa có mùa giải nào cácông “vua áo đen” bị phản ứng dữ dội như V-League 2011, với cấp độ vi phạmlần sau nghiêm trọng hơn lần trước. Có đến gần 10 trọng tài, bao gồm cả “còivàng” phải nhận án phạt do Hội đồng TTQG đưa ra sau những sai sót sơ đẳng.
Ngay vòng đấu thứ 2, phảnứng từ đội bóng đối với “vua sân cỏ” đã được nhen nhóm, khi HLV Lê Thụy Hảithẳng mặt công kích trọng tài Ngô Quốc Hưng trong trận thua Hòa Phát HN, dẫnđến việc bị đuổi lên khán dài và sau đó là bản án phạt tiền 5 triệu đồng vìlỗi phản ứng không đúng mực.
Nhưng chỉ 2 tháng sau,trọng tài Ngô Quốc Hưng đã phải nhận án “treo còi” do thổi phạt penaltyThanh Hóa, khiến đội bóng xứ Thanh thảm bại tại sân Vinh dẫn đến những phảnứng dữ dội từ phía HLV Lê Thụy Hải và các cầu thủ.
Cũng trong tháng 3, ở vòng8 trọng tài Nguyễn Quốc Hùng khiến Hội đồng TTQG mất mặt với hành động “bỏcủa chạy lấy người” sau màn rượt đuổi của các cầu thủ Hà Nội ACB, vì bịtrọng tài người TP.HCM cướp đi 1 điểm quý khi cho chủ nhà K. Khánh Hòa đượchưởng quả penalty gây tranh cãi phút cuối.
Trước khi kết thúc lượt đi,trên sân Thống Nhất vấn đề trọng tài tiếp tục nóng với vụ BHL Navibank SGlao vào sân phản ứng dữ dội, sau tình huống trọng tài Nguyễn Văn Quyết choSHB Đà Nẵng hưởng quả phạt 11m. Nếu tiền vệ Minh Phương không chủ động sútphạt hiền để Santosbắt gọn, có thể ông trọng tài gốc Thái Bình khó rời sân an toàn.
![]() |
TT Võ Minh Trí không còn cơ hội giữ "còi vàng" - Ảnh: Gia Hưng |
Bước vào chặng đua lượt về, tranh cãi và điều tiếng liên quan đến nănglực của “vua sân cỏ” lại gia tăng chóng mặt khi ứng cử viên vô địch,cùng nhóm có khả năng xuống hạng phải tích lũy điểm bằng mọi giá. Trongsố này, có những vụ việc nổi cộm khiến số đông người hâm mộ nghi ngờ vềđạo đức trọng tài.
Đúng thời điểm cuộc đuachức vô địch bắt đầu nóng, “còi vàng” Võ Minh Trí trở thành tâm điểm chỉtrích trên sân Vinh, với quyết định cho HA Gia Lai được hưởng quả penaltytrong tình huống Huy Hoàng chưa chạm tay vào bóng, qua đó lấy đi 3 điểm quýgiá của SL Nghệ An.
Trong hai vòng đấu liêntiếp 23 -24, vấn đề đạo đức “vua sân cỏ” lại một lần nữa được dư luận mangra mỏ xẻ. Vòng 23, HLV Nguyễn Thành Vinh bức xúc gọi trọng tài Trần CôngTrọng là “mafia”, sau các quyết định thổi có lợi cho V. Hải Phòng khiến HòaPhát HN bị “bức tử” tại Lạch Tray.
Chỉ đúng 1 tuần sau, đếnlượt trọng tài Nguyễn Văn Quyết nhận kết luận “bắt quá tệ” ở tình huống bỏqua quả penalty cho V. Hải Phòng trên sân B. Bình Dương. Bằng những chiếnthắng tranh cãi, đội bóng đất cảng đã trụ hạng thành công nhưng cả trọng tàiCông Trọng và Văn Quyết đều bị treo còi.
Với một giải đấu kéo dàiđến 8 tháng, trọng tài mắc sai lầm là điều khó tránh. Nhưng khi sai lầm lặpđi lặp lại có tính hệ thống, buộc người hâm mộ phải đặt ra những dấu hỏinghi ngờ. Bên cạnh đó, việc Hội đồng TTQG không xử lý mạnh tay đã khiến chotổ chức này bị đánh giá là “dung túng” cho sai lầm phát sinh.
Theo Quang Vinh
Dân Trí