Làm người mẫu trang điểmkhông phải nghề mới mẻ nhưng vẫn là công việc hấp dẫn đối với nữ sinh viênbởi nó nhẹ nhàng, không bó buộc về thời gian và lại có mức thu nhập rất ổn.Nhưng, liệu công việc này có “nhẹ nhàng” như mọi người vẫn tưởng?

>>

Nghề nhàn

Hiện nay, các trường dạynghề, các cơ sở cắt uốn tóc trang điểm mở ra rất nhiều. Nhu cầu cần ngườimẫu trang điểm cho các học viên thực hành tăng cao. Bên cạnh đó, còn cónhững công ty mỹ phẩm nổi tiếng muốn quảng bá mỹ phẩm bằng việc trang điểmcho người mẫu tại những nơi công cộng.

Tiêu chuẩn để tham gia làmngười mẫu trang điểm khá đơn giản: Không cần có gương mặt quá xinh đẹp, chỉcần dễ nhìn và nhất là da mặt khỏe mạnh, “ăn” phấn và có mái tóc tương đốikhỏe để có thể chịu đựng tác động hóa chất và nhiệt từ các dụng cụ hay thuốclàm tóc... Vì vậy, rất nhiều sinh viên đã tìm đến các trung tâm dạy nghề đểxin thử công việc này.

Nhọc nhằn SV làm người mẫu trang điểm

Ảnh minh họa - ảnh internet

Ngọc Nhi (trường ĐH Mở TP.HCM) cho biết: “Mình theo nghề này được hơn một tháng. Công việc khá ổnvì không bị ràng buộc về thời gian, rảnh buổi nào là đi làm buổi đó”.

Chỗ làm của Nhi là một trườngdạy nghề trang điểm nghệ thuật, học viên khá đông. Mỗi ngày, có 4 ca cho họcviên thực hành, ca thứ nhất bắt đầu lúc 8h và ca cuối kết thúc vào lúc 17h.Mỗi ca ngồi làm mẫu kéo dài 2 tiếng, Nhi nhận được 50.000 đồng tiền công từchính học viên trả.

Bạn Kim Hoàng (trường CĐ Côngthương) cũng từng làm người mẫu trang điểm cho một Công ty TNHH Mỹ phẩm chobiết, mỗi buổi làm mẫu, bạn được trả công 150.000 - 200.000 đồng.

Hoàng chia sẻ: “Môi trườnglàm thoải mái, không phức tạp như làm phục vụ ở các quán ăn, nhà hàng. Hơnnữa, ở đây có nội quy rất chặt chẽ nên mình cũng yên tâm khi làm”.

Nhưng không “dễ nhằn”

Những người giỏi trongnghề làm mẫu trang điểm cũng chỉ trụ được với nghề khoảng 6 tháng đổ lại vìhọc viên không thể nào thực hành mãi trên cùng một kiểu mặt!”, Ngọc Hà(trường ĐH Tôn Đức Thắng), một trong những người mới “giải nghệ” nghề ngườimẫu trang điểm, cho biết.

Tuy nhiên, lý do chính, theoHà, là phải chấp nhận da mặt mình tiếp xúc tần số cao và lâu ngày với nhiềuloại mỹ phẩm. Cho dù là mỹ phẩm “hàng hiệu” chăng nữa thì làn da mặt mỏngmanh của bạn cũng không thể nào chịu đựng nổi trong thời gian quá dài. Cóbạn bị dị ứng da mặt dẫn đến nổi mụn, bị sần sùi, tệ hơn nữa là khi trangđiểm liên tục, làn da không còn “ăn” phấn nữa.

Cô bạn Ngọc Nhi sau một thờigian làm người mẫu trang điểm cũng bắt đầu cảm nhận được “mặt trái” của côngviệc: “Mình cũng chỉ tính làm nghề này một thời gian ngắn nữa thôi trongkhi chờ kiếm việc làm khác. Nhìn gương những người bạn làm chung với mìnhtrước đây, mình đã hiểu công việc này gây tác hại như thế nào”.

Sau 5 tháng làm người mẫutrang điểm, Kim Hoàng đã cảm thấy ngán và trụ không nổi vì mái tóc ngày càngxơ xác. Hoàng đã xin chuyển sang làm nhân viên bán mỹ phẩm trong cùng côngty, tuy tiền lương và thời gian không được thoải mái như khi làm nghề ngườimẫu trang điểm.

Hầu hết những cơ sở dạy nghềhay những công ty mỹ phẩm khi tuyển dụng người mẫu trang điểm đều không kýhợp đồng hay có bất cứ một chế độ bảo hiểm nào cho người lao động.

Nếu các bạn sinh viên muốnlàm nghề này nên thận trọng tìm hiểu kỹ thông tin về công ty hay các trungtâm để tránh tình trạng gương mặt, mái tóc của mình bị đem ra thử nghiệm vớicác loại mỹ phẩm rẻ tiền. Khi đó, không chỉ là dung nhan mà sức khỏe của bạncũng có thể sẽ bị tổn hại.

Theo Hoàng Yến
SVVN