Những ngày giáp Tết và trongTết tại Hà Nội, có rất nhiều điểm mua sắm, vui chơi.

Chợ hoa Hàng Lược và Chợ đêm Đồng Xuân mở cửa từ 6 -13/2/2010 tại khu phố Hàng Lược và Vườn hoa Hàng Đậu - Đồng Xuân. Chợ hoa HàngLược chỉ  họp đúng dịp giáp Tết để người Hà Nội đi sắm đào, quất và các loại hoa,đồ trang trí, tranh dân gian, câu đối Tết...  Còn Chợ đêm Đồng Xuân là nơi sắmđồ thủ công mỹ nghệ, xem ca múa nhạc, ca trù, hát xẩm và thưởng thức ẩm thực 3miền.
Nhộn nhịp điểm đi chơi Tết Canh Dần

Theo chị Phan Thị Phương Loan(Phụ trách Kinh doanh của Công viên Thiên đường Bảo Sơn), tối 6/2/2010 (23tháng Chạp năm Canh Dần) Thiên đường Bảo Sơn có giao lưu nghệ thuật "XuânQuê hương 2010” dành cho kiều bào - hoạt động mang tính mở đầu cho năm Đạilễ 1000 Thăng Long – Hà Nội.

Dự kiến Tết này Thiên đường BảoSơn sẽ khai trương Thủy cung (với những loài cá quý hiếm) và Vườn thú hoang dãChâu Phi (có hổ trắng, sư tử trắng, hà mã, rồng đất, voi Châu Phi...). Ngày khaixuân có Lễ hội Canaval (lễ hội hóa trang và diễu hành) có 5 xe diễu hành với gần100 diễn viên tham gia biểu diễn.

Tại Công viên Hồ Tây (Lạc LongQuân, Tây Hồ), từ 14 - 21/2/2010 có chương trình “Rộn ràng vui xuân, Valentinehạnh phúc”. Đêm giao thừa có các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, với nhóm nhảytrong phim Bước nhảy xì-tin đang được giới trẻ mến mộ, cùng những màn múa LânRồng, Trống Hội, rối cạn và road show hoành tráng. Theo chị Hồ Ngọc Dung (PhòngKinh doanh và Maketting, Công viên Hồ Tây), Mồng 1 Tết cũng là Ngày lễ tình nhân,các cặp tình nhân sẽ có bữa tiệc nho nhỏ trên Cabin Love, vừa ấm cúng, vừa ngắmHồ Tây lãng mạn trên đu quay khổng lồ.

Nhộn nhịp điểm đi chơi Tết Canh Dần

Khách du xuân sẽ cùng các emnhỏ chơi các trò chơi dân gian, tham gia các phong tục đón Tết của ngườiViệt và các nước anh em. Tham gia phiên Chợ Quê với những cô nàng áo nâu,đòn gánh cong vút bán các món đặc sản 3 miền, chế biến công phu, hấp dẫn.

Độc đáo hơn là tại Bảo tàng Dântộc học Việt Nam từ 19 - 21/2/2010 (tức mồng 6 tới hết mồng 8 Tết), có hội “Vuixuân Canh Dần” với sự tham gia của các dân tộc Triêng, Thái, Tày... làm nên nétmới lạ đặc biệt hấp dẫn. Theo chị Lê Thị Vũ Hằng (Phòng Maketting, Bảo tàng Dântộc học Việt Nam), tối khai hội trương sẽ có màn đốt pháo bông rực rỡ mà trẻ emrất yêu thích. Món quà độc đáo Bảo tàng tặng du khách là vũ điệu cồng chiêngtrầm hùng, quyến rũ do Đoàn nghệ nhân dân tộc Giẻ Triêng  từ Kon Tum (Tây Nguyên)xuống núi góp vui, kèm những làn điệu dân ca, nhạc cụ độc đáo.

Tại đây, người thích thư phápsẽ xin chữ đầu năm, người thích tranh Đông Hồ sẽ xem nghệ nhân Đông Hồ (BắcNinh) trình diễn in tranh dân gian, được tự in tranh để đem về.

Các em sẽ được hướng dẫn làm đồchơi về hổ như tô vẽ hổ đất, mặt nạ hổ, nặn hổ bằng bột. Còn có nhiều trò chơidân gian sinh động như đánh pháo đất, đánh đu, đi cà kheo, ném còn (người Tày).

Các trò tỏ mạ mằng, ô ăn quan vàcác trò ít được biết đến như mạc hạp, mả mú xứa, pa mạ na ố, mả hạp, tỏ hốn tálòn (người Thái).

Khu ẩm thực ở nhà người Nùng cóhương vị mới lạ, đặc sắc dân tộc Tày (Lạng Sơn), với những món cổ truyền lợnquay lá mắc mật, thịt trâu khô xào chua ngọt, lạp xường hun khói trên gác bếp,xôi màu và các loại bánh cóc mò, pẻng khô, khẩu sli… ngất ngây với rượu men lá.

Theo Hà Dương - Ngọc Minh
Nhộn nhịp điểm đi chơi Tết Canh Dần