Vụ gặt đang rộ nơi nhữngcánh đồng trung du. Nắng vàng hươm. Ngọn nồm hây hẩy. Giữa chiều, trời râmmát, người gặt giăng trên đồng càng vung tay hái nhanh hơn.

Khi những thửa ruộng như từngthảm lụa lớn được thu cuốn dần lại cũng là lúc từ trên không những đàn chimén nghìn nghịt cả một vùng trời lượn xuống gần mặt ruộng hơn. Vẫn với đôicánh nhọn như những mũi tên khỏe khoắn chao lượn vùn vụt như xé gió, con nàomồm cũng há hoác như để uống thỏa thuê làn không khí thơm lừng mùi lúa, mùirơm rạ phả ra dưới nắng gió.

Thật ra bầy én há mồm sàxuống những thửa ruộng gặt chính là để đón mồi - những côn trùng có cánh lớnnhỏ khi bị thợ gặt dồn đuổi bay lên.

Én ở đâu mà bay đến nhữngcánh đồng mùa gặt nhiều đến thế? Nỗi tò mò của những đứa trẻ đã được ngườilớn giải thích rằng chúng đến từ những dãy núi xa vốn như những bức bìnhphong che chở, ôm ấp những xóm làng, những cánh đồng mênh mông bên dưới.

Nhưng để hiểu làm sao từtrong những hang sâu nơi núi thẳm, có nơi cách xa những cánh đồng bên dướiđến dăm bảy cây số, chúng lại có thể nhận ra tín hiệu mùa gặt hay đúng hơntừ những con mồi đang bị thợ gặt dồn đuổi bay lên, để rồi rủ nhau bay xuốngđúng nơi đúng lúc thì vẫn là điều bí ẩn mà không ai có thể giải mã được,ngoài cách nói chung chung là nhờ cơ thể chúng có một màn rađa siêu nhạy.

Những cánh én
Ảnh minh họa

Nhưng điều tôi muốn nói về lũén núi én đồng này không phải để cầu tìm những giải đáp khoa học mà là vềcái đẹp của bầy chim, nỗi vui của con người khi có được lũ chim thân thươngvề giao hòa, sẻ chia niềm vui mùa gặt, cũng yên hòa, đẹp đẽ như chúng đã“đưa thoi” vào những ngày xuân.

Không chỉ trẻ con, ngay cảngười lớn có ai không thấy bức tranh quê đẹp tươi, sinh động thêm khi nhìnnhững bầy én sổ rừng về bay lượn tíu tít trên tầng không vào những chiều vàcả những trưa râm mát, không chỉ vào giữa xuân mà cả giữa đông, giữa hạ. Lũén đông trăm đông ngàn thay nhau bay trên mấy tầng không thôn dã, từ tầngmây cho đến sà trên ngọn lúa không phút nghỉ ngừng có lẽ là sứ điệp ngợi catình yêu cuộc sống của muôn loài.

Ngay cả trong những ngày mưagió lê thê giữa đông, lũ én vẫn kiêu bạc chao liệng trên những cánh đồngngập ngụa như động viên con người và bao loài hãy ráng vượt qua sự nghiệtngã của đất trời. Trên bước bão dông đó, thỉnh thoảng có đôi con lụy cánh sàxuống đất, bị người bắt.

Không như những loài chimkhác, những con én lạc bầy, kiệt sức sa vào tay người tuyệt đối không baogiờ chịu ăn uống, chỉ rũ cánh đứng vài ba hôm rồi chết. Cái đầu, chiếc mỏ,đôi mút cánh và mút đuôi nhọn hình chữ V sắc sảo, tất cả đều nhỏ nhoi vậy màkhông ngờ chim én mạnh không kém cánh hải âu trên trời biển bao la. Chúng đãchao liệng miệt mài trên không trung cả một đời để biểu hiện sức mạnh tìnhyêu cuộc sống của một loài vật mọn hèn.

...

May mắn quá, giữa triều dângnước cuộn của cái thời điêu linh tan tác của muôn loài trên mặt đất, loài énvẫn còn đông đủ bầy đàn. Những ngày én liệng trên đồng ai cũng chỉ trỏ, trầmtrồ về sự đông đúc không cùng của những bầy én nối cánh nhau. Có lẽ do chúngchưa bị con người săn bắt - vì chúng chưa được khám phá tính đặc sản cho mộtthực đơn, vì chúng khó săn bắt bởi chỗ ở của chúng vẫn còn là nơi bí hiểmvới con người.

Và cũng có lẽ chúng còn chưadị ứng với bao mùi vị công nghiệp đã và đang phát tỏa trong không khí bởitác động của con người. Tiếng chim én không hay nhưng những âm thanh đơn lẻ,nhỏ nhoi của cả một đàn đông đúc giăng trên tầng không lộng gió cũng tíutít, âm vang cho bản giao hưởng của đồng quê.

Bản nhạc quê đã mất mát, thưavắng quá nhiều những âm sắc nên thơ, cả đến tiếng ếch, tiếng dế cũng thưavắng dần thì khi còn lại được lời ca của lũ én không mừng sao được.

Cầu mong sao lũ én sẽ ở lạivới con người nơi ruộng đồng thôn dã được dài lâu. Vẫn là lời mong cầu thôi,bởi làm sao ai dám chắc một loài vật bé mọn có thể tồn tại khi thiên nhiênđã bị con người thống trị ngày một mạnh tay hơn!

Theo Hoàng Thảo
Những cánh én