Lần đầu tiên gặp. Chẳng biếtgọi là bánh gì cho đúng. Nhưng từ hình dạng, có thể phỏng đoán và tự...đặt tên.Chẳng thế mà, người lớn thì gọi tai bèo, tai yến, trẻ con lại cứ thích gọi bánhnón.

Trẻ con gọi bánh nón, đơn giản vìnó giống cái nón. Văn hoa hơn thì gọi bánh tai bèo. Nhưng theo khẳng định củanhững người bán ở đường Lê Thánh Tôn và cả trên đường Lý Tự Trọng quận 1 hayNguyễn Văn Cừ - quận 5, bánh ấy gọi là tai yến. Vì hình dạng của nó, nếu lật qualật lại, thấy cũng giống cái tổ chim yến. Và có lẽ, gọi văn hoa một chút sẽkhiến chiếc bánh ấy dễ gợi tò mò. Nhưng dù gọi theo cách nào, bánh đó vẫn chỉ cómột cách làm, khác chăng là sự gia giảm, thêm bớt lượng bột mà thôi.

"Anh em" của bánh bò

Nếu đã từng ăn qua bánh bò, dùhấp hay nướng, khi thưởng thức một chiếc bánh tai yến, hẳn sẽ thấy quen quen.Quen ở cái dai, ngòn ngọt của bánh, cái trong veo của bột sau khi chín, cái mùithơm thoang thoảng rất ghiền. Nhưng tai yến và bánh bò chỉ giống nhau ở cácthành phần có trong bánh, với bột gạo là chính, thêm ít bột năng, đường, nướccốt dừa. Còn lại, hai loại bánh khác hẳn về cách chế biến. Bánh bò dùng bột đặc,nhồi thành khối, có ít men hoặc nước cơm rượu và để cho nở rồi mới đem hấp hoặcnướng. Do đó, bánh này không thể để lâu, qúa một buổi là đã thấy mùi men chua.Tai yến thì khác, bột pha loãng giống như cách người ta pha để đổ bánh xèo,ngoài ra còn có thêm ít bột mì, sau đó chiên ngay và có thể để đến qúa một ngàymà không hề hấn gì.

Những chiếc bánh xòe

Tai yến mềm nhưng cũng hơi dai,nhất là khi ăn cái vành bánh ruộm vàng xung quanh. Nhiều người thích thế, bởikhi ăn, có cảm giác "trệu trạo" vui miệng; ăn dần đến giữa bánh, thấy mềm và cógì đó hơi giòn vì nơi đây, bột lắng đọng nhiều nhất. Ăn khi bánh còn hơi nóng sẽngon hơn để nguội. Khi ấy, bánh vừa có vị giòn, xôm xốp, vừa có mùi thơm của bộtmới chiên, phồng to bắt mắt. Bánh để nguội trở nên dai hơn và nhìn xèm xẹp.Nhưng cũng có người thích ăn nguội vì ăn theo cách này, bánh cũng có cái hayriêng. Hơn nữa, không phải ai cũng có thể may mắn mua được chiếc bánh vừa mớichiên hay thưởng thức ngay khi vừa mới mua.

Như chiếc nón xoè

Mua bánh, ăn bánh thôi chưa đủ,tận mắt chứng kiến người bán chiên bánh mới thấy thú. Đầu tiên, người ta phảidùng chiếc vá khuấy bột và mỗi lần chiên là mỗi lần khuấy, để bột đều, khônglắng cạn. Rồi cứ như định lượng, mỗi chiếc bánh là một vá bột vừa vừa, không hơnkhông kém và đổ thẳng vào chảo dầu đang sôi. Bánh cứ như thế thành hình, thànhkhối và nở xoè thành những chiếc nón bé con.

Nhìn chiếc bánh, hẳn nhiều ngườinghĩ phải có khuôn, hoặc có cách nào đó bánh mới giống hệt chiếc nón như vậy,xung quanh là vành xoè, chính giữa có chóp nhô lên. Nhưng không, bánh tự nó địnhhình khi được chiên vì bột gặp dầu nóng, tự động nở xòe. Nhưng phải nhớ, lúcchiên bánh, cứ đổ ụp bột xuống chảo dầu và phải chọn chảo hơi sâu lòng một chút,không rưới bột đều xung quanh chảo. Làm như thế thì mới có một phần bột lắngxuống đáy, tạo thành chóp nón xinh xinh. Trung bình, một chiếc bánh chiên khoảng3 phút là chín, chẳng cần lâu.

Chiên xong, bánh cần được gác lênmột "chiếc kệ" đặt ngay trên thành chảo dầu nhỏ xuống từ từ. Nếu không, bánh sẽđọng dầu, ăn mau ngấy. Thường thì người bán phải chiên trước một ít  bánh đểsẵn, vừa bán nhanh, vừa như trưng bày. Vì bánh xếp lớp trong chiếc quang gánhnhìn cũng thích mắt. Vả lại, khách mua nhiều sẽ không trở tay kịp. Bánh nàykhông ai bán hàng quán, vì thế cũng khá lưu động. Nhưng thông thường, ai bán ởđâu thì cứ cố định một góc, quen thuộc và thành nếp.

Món bánh của ban ngày

Nếu để ý, những món bánh chiênăn...chơi chơi này ít thấy bán buổi tối và cũng không ai nghĩ đến việc thưởngthức nó ban tối. Cũng dễ hiểu, bánh chiên thường hơi khó tiêu đối với nhữngngười "xấu bụng", ăn ban tối sẽ làm bụng dạ nhiều người trở nên nằng nặng. Chonên, không khi giữa trưa nắng chang hay tầm giờ xế, người ta thường chuộng ănbánh chiên và xem đó như quà vặt giữa buổi. Bánh này cũng có thể là món sáng chonhững người vội việc, ăn qua loa một chút để bắt đầu ngày làm.

Những chiếc bánh xòe

Mặc dù tai yến không "nổi đìnhnổi đám" tựa các loại bánh khác như bột chiên, bánh xèo, bánh cóng...nhưng theotìm hiểu của người viết, bánh này cũng xuất hiện từ rất lâu rồi. Người khôngchuyên bán riêng tai yến, cũng có thể xếp bánh chung trong chiếc xe bánh con conđẩy dọc đường để người mua có nhiều lựa chọn. Người chuyên hẳn rồi thì khỏi nói,ngày nào cũng có một gánh bánh, ngồi cố định một nơi, lần lượt chiên từng vábánh, bán cho người đi đường, đến hết thì quảy gánh về.

Như cô Tứ, người bán bánh tai yếntrên đường Lê Thánh Tôn với thâm niên hơn 10 năm "trong nghề", thấy bằng lòngvới gánh hàng của mình mà không cần phải thêm bất cứ loại bánh nào. Hay như chịNị - người cũng từng gắn bó với chiếc bánh này hơn 7 năm nay trên đường NguyễnVăn Cừ thấy bánh này cũng dễ làm, dễ bán, chẳng cần vốn liếng gì nhiều, chỉ cầnbỏ ít công. Thế cho nên, tai yến vẫn cứ âm thầm rải khắp nẻo đường để ngườithích bánh không thiếu cơ hội mua.

Theo  Vương Minh
Những chiếc bánh xòe