Sức hủy diệt ghê gớm của 2 quả bom hạt nhân mà Mỹ ném xuống Nhật Bản đã đẩy thế giới vào cuộc chạy đua vũ khí hủy diệt hàng loạt vô cùng khốc liệt.
Sức hủy diệt ghê gớm của 2 quả bom hạt nhân mà
Mỹ ném xuống Nhật Bản đã đẩy thế giới vào cuộc chạy đua vũ khí hủy diệt
hàng loạt vô cùng khốc liệt.
Ngày 16/7/1945, cả thế giới gần
như sửng sốt khi Mỹ tiến hành thử nghiệm một loại vũ khí có sức tàn phá
khủng khiếp: vũ khí hạt nhân. Sau nhiều năm nghiên cứu, dự án Manhattan
đã mở ra kỷ nguyên vũ khí hạt nhân của thế giới. Chưa đầy một tháng sau
thử nghiệm đầu tiên, Mỹ đã ném 2 quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và
Nagasaky khiến 192.000 người thiệt mạng. Đến nay, Washington là quốc gia
duy nhất sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh. Ảnh chụp màn hình: Youtube
Ngày 19/8/1949, Liên Xô trở
thành quốc gia thứ 2 trên thế giới sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Moscow tiến hành nghiên cứu công nghệ hạt nhân từ năm 1942 nhưng chưa
đạt được thành công. Vụ thử nghiệm và sử dụng vũ khí hạt nhân trong
chiến tranh của Mỹ đã gây áp lực rất lớn lên chương trình. Việc Liên Xô
sở hữu vũ khí hạt nhân đã làm cho cuộc chạy đua vũ trang trong những năm
Chiến tranh Lạnh trở nên khốc liệt hơn. Ảnh: Ctbto.org
Ngày 3/10/1952, Anh ghi tên vào
danh sách các quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử. Họ có trong tay các
công nghệ cần thiết để sản xuất bom hạt nhân sau 5 năm nghiên cứu. Anh
sử dụng các hòn đảo ngoài khơi lục địa Australia cho các thử nghiệm của
họ. Ảnh: Getty Images
Ngày 13/3/1960, Pháp gia nhập
câu lạc bộ hạt nhân với thử nghiệm thành công tại sa mạc ở Algeria. Sau
đó, họ tiếp tục tiến hành nhiều thử nghiệm khác tại vùng Polynesia ở
châu Đại Dương. Rất nhiều báo cáo cho rằng bụi phóng xạ từ các vụ nổ làm
ô nhiễm môi trường và gia tăng tỷ lệ ung thư. Ảnh: AP
Ngày 16/10/1964, Trung Quốc trở
thành quốc gia thứ 5 sở hữu vũ khí hạt nhân sau nhiều năm nghiên cứu
với sự trợ giúp của Liên Xô. Vào cuối những năm 1950, Moscow đã cắt
chương trình hợp tác với Bắc Kinh nhưng Trung Quốc vẫn tiến hành chương
trình nghiên cứu hạt nhân với mật danh 59-6 và đạt được thành công. Ảnh:
Getty Images
Thủ tướng Israel Benjamin
Netanyahu trong một bài phát biểu về chương trình hạt nhân của Iran.
Israel có vũ khí hạt nhân hay không đến nay vẫn là một ẩn số. Chương
trình hạt nhân của Israel bắt đầu vào những năm 1950 với sự trợ giúp của
Mỹ. Theo Tổ chức Sáng kiến mối đe dọa hạt nhân (NTI), nhiều khả năng họ
đã lắp ráp thô 3 quả bom hạt nhân và có thể đã chuyển giao cho Israel
dẫn đến chiến tranh Arab-Israel vào năm 1967. Ảnh: Getty Images
Ngày 18/5/1974, Ấn Độ trở thành
quốc gia thứ 6 chính thức có vũ khí hạt nhân. New Delhi tiến hành
chương trình nghiên cứu vũ khí hạt nhân từ năm 1947 nhưng không có kế
hoạch sản xuất cụ thể cho đến năm 1964. Với Dự án Vụ nổ hạt nhân dưới
lòng đất cho mục đích hòa bình (SNEPP), các nhà khoa học Ấn Độ đã hướng
tới thiết lập khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Họ đã tiến hành vụ thử
vũ khí nguyên tử đầu tiên vào năm 1974. Ảnh: AP
Ngày 28/5/1988, Pakistan thử
nghiệm thành công vũ khí hạt nhân sau nhiều năm nghiên cứu dưới sự dẫn
dắt của A.Q. Khan, người được mệnh danh là "cha đẻ" chương trình hạt
nhân của nước này. Ảnh: Getty Images
Ngày 8/10/2006, Triều Tiên thử
nghiệm vũ khí hạt nhân bất chấp cảnh báo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc. Hành động này vấp phải sự phản đối gay gắt từ cộng đồng quốc tế.