Gắn bó với khán giả hơn một thập kỷ, thay 4 người dẫn chương trình song Chiếc nón kỳ diệu vẫn là một trong những bữa ăn tinh thần không thể thiếu đối với người xem truyền hình.
Gắn bó với khán giả hơn một thập kỷ, thay 4
người dẫn chương trình song Chiếc nón kỳ diệu vẫn là một trong những bữa
ăn tinh thần không thể thiếu đối với người xem truyền hình.
Đuờng lên đỉnh Olympia
là một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh trung học
phổ thông do VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi hàng năm
này được tổ chức từ năm 1999, và là chương trình có "tuổi thọ" dài nhất
trong các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3. Tính tới năm 2013,
Đường lên đỉnh Olympia đã 14 tuổi và đang bước sang năm thứ 15. Một năm
có 36 cuộc thi tuần, 12 cuộc thi tháng, 4 cuộc thi quý và một cuộc
chung kết được truyền hình trực tiếp trên VTV3.
Ý tưởng tên gọi của chương
trình được lấy từ một cuộc đua leo núi kiến thức dành cho các thí sinh,
trong đó người lên đỉnh núi đầu tiên sẽ nhận được vòng nguyệt quế. Tuy
nhiên, ngay từ những buổi đầu phát sóng, khán giả đã phát hiện ra điểm
bất thường trong tên gọi của cuộc thi. Thực tế, Olympia không phải là
tên một ngọn núi mà là một đồng bằng, chỉ có núi Olympus thuộc Hy Lạp.
Do đó, dùng chữ "lên" và "đỉnh" kèm với "Olympia" là không chính xác về
từ ngữ, thế nhưng, cho đến tận bây giờ, ban tổ chức cuộc thi này vẫn
chưa cải chính tên gọi.
Các thí sinh tham gia chương
trình đều là học sinh trung học phổ thông, đạt học lực giỏi và hạnh kiểm
tốt trong tất cả các học kỳ của cấp Trung học phổ thông (tính đến thời
điểm đăng ký). Các thí sinh sẽ phải vượt qua các vòng thi: Khởi Động,
Vượt Chướng Ngại Vật, Tăng Tốc, Về Đích. Có một điểm trùng hợp khá đặc
biệt, tới nay, chương trình đã tìm ra 14 nhà vô địch và cũng đã thay 14
người dẫn chương trình. Những MC được yêu mến từng gắn bó với Đường lên
đỉnh Olympia có thể kể tới Tạ Bích Loan, Lưu Minh Vũ, Tùng Chi.
Chiếc nón kỳ diệu:
Là một trong số các chương trình trò chơi truyền hình đầu tiên trên
sóng kênh VTV3 của Đài THVN (2001), tới nay, Chiếc nón kỳ diệu vẫn có
chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ sau hơn 10 năm ra mắt.
Gameshow này được mua bản quyền và dựa trên trò chơi Wheel of Fortune
(Vòng quay may mắn) phát sóng từ năm 1975 tại Mỹ.
Hơn một thập kỷ, “chiếc nón”
vẫn quay đều đặn và kỳ diệu ở trường quay S9 và "gặp mặt" người hâm mộ
vào trưa thứ 7 hàng tuần. 13 năm “chiếc nón” đã thu hút được hàng nghìn
người chơi đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc cũng như những bạn bè quốc
tế đã và đang có thời gian công tác tại Việt Nam. Ban tổ chức cho biết
nhằm đảm bảo tính khách quan cuộc thi, họ hàng những người thực hiện
chương trình sẽ không được tham gia.
Chiếc nón kỳ diệu cũng là
chương trình ghi dấu ấn của nhiều nam MC được khán giả truyền hình yêu
mến. Người đầu tiên dẫn dắt gameshow có tuổi thọ lớn nhất nhì VTV3 chính
là nhà báo Lại Văn Sâm. Sau đó, BTV Long Vũ là người tiếp quản vai trò
này. Với sự sôi nổi, vui tính và hóm hỉnh đầy thông minh của mình, Long
Vũ đã ghi dấu ấn sâu đệm với khán giả truyền hình trong vai trò MC. Sau
này, việc dẫn chương trình được trao lại cho Tuấn Tú - một BTV nhiệt
tình và tâm huyết. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm gắn bó, MC điển trai cũng đã
nói lời tạm biệt với chương trình. Kể từ năm 2014, Danh Tùng là người
đảm nhận vị trí dẫn dắt Chiếc nón kỳ diệu.
Ai là triệu phú là
phiên bản tiếng Việt của trò chơi truyền hình nổi tiếng của Anh - Who
wants to be a millionaire. Chương trình bắt đầu được phát sóng ngày
4/1/2005 và người dẫn chương trình là nhà báo Lại Vǎn Sâm. Tới nay, sau
gần 10 năm phát sóng, Ai là triệu phú vẫn là gameshow được người xem chờ
đón mỗi tối thứ ba hàng tuần và thu hút đông đảo người chơi ở nhiều độ
tuổi, nhiều miền đất khác nhau của Tổ quốc. Trong mỗi lượt chơi, 10 ứng
viên sẽ tham gia trả lời một câu hỏi bằng cách sắp xếp các phương án A,
B, C, D theo thứ tự đáp án đúng để chọn ra người chơi chính. Người trả
lời đúng và nhanh nhất sẽ được chọn làm người chơi chính ngồi trên chiếc
"ghế nóng", trả lời 15 câu hỏi với mức độ từ dễ đến khó.
Sau gần chục năm phát sóng, đến thời điểm hiện tại, gameshow Ai là triệu phú ở
Việt Nam chưa tìm được người chiến thắng. Người chơi giành được giải
thưởng lớn nhất cho tới thời điểm này là Nguyễn Lê Anh - một kỹ sư xây
dựng đã trả lời được 14 trên tổng số 15 câu hỏi vào năm 2008. Điều đáng
tiếc là ở câu 15, bằng cách suy luận, người chơi này đã chọn được đáp án
đúng chỉ có điều trước đó, anh đã lựa chọn giải pháp an toàn là dừng
cuộc chơi
Hãy chọn giá đúng:
Lên sóng VTV3 lần đầu tiên vào năm 2005, Hãy chọn giá đúng là một
format chương trình trò chơi truyền hình bản quyền của Mỹ được khán giả
Việt Nam yêu mến. Thú vị và gần gũi với cuộc sống hàng ngày, đối tượng
người chơi cũng đa dạng, gần 10 năm qua, Hãy chọn giá đúng đã triển khai
ghi hình tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Việc mở rộng địa điểm ghi hình
cũng tạo điều kiện cho khán giả ở các vùng miền trên cả nước có thể tham
gia chương trình.
Người đầu tiên dẫn dắt gameshow
được yêu mến này chính là nhà báo Lại Văn Sâm. Sau này, BTV Minh Vũ và
MC Trần Ngọc là những gương mặt đồng hành cùng với những khán giả yêu
mến Hãy chọn giá đúng.
Để giành được tiền thưởng từ
chương trình, người chơi cần phải vượt qua các trò chơi bằng cách đoán
đúng hoặc gần nhất với giá của các sản phẩm. Chương trình đặc biệt thu
hút các chị em phụ nữ, những bà nội trợ thường xuyên nắm bắt được giá cả
bán lẻ trên thị trường.
Đấu trường 100
là một trò chơi truyền hình do Đài truyền hình Việt Nam (VTV) sản xuất
theo sự cho phép của công ty Endemol N.V., Hà Lan và là một dạng khác
của chương trình 1 vs. 100 (Eén Tegen Honderd) của Hà Lan. Cuộc tranh
tài trên truyền hình sẽ diễn ra giữa hai bên, một bên là một người chơi
chính được lựa chọn ngẫu nhiên từ số người tham dự, còn bên kia là 100
người chơi phụ, dưới hình thức khảo nghiệm kiến thức.
Đây là trò chơi ghi kỷ lục "trò
chơi truyền hình đầu tiên có số người tham dự trực tiếp đông nhất tại
Việt Nam". Đấu trường 100 được phát sóng lần đầu tiên vào 21h ngày
7/7/2006 và tới nay vẫn thu hút đông đảo người tham dự cũng thư "níu
chân" khán giả theo dõi màn ảnh nhỏ.
Gameshow sử dụng hệ thống đèn
LED cho 100 người cùng chơi. Khi kiểm tra kết quả của những người cùng
chơi, đèn sẽ chuyển sang trạng thái ‘màu đỏ’ từng người chơi một, lần
lượt từ hàng trên xuống hàng dưới. Người chơi chính sẽ chọn lựa đáp án
A, B hoặc C bằng hình thức bấm 3 nút tương ứng. Chương trình hiện được
dẫn dắt bởi biên tập viên Thái Tuấn.