Cơ quan Tình báo Israel (Mossad)đang phải hứng chịu nhiều áp lực của công luận quốc tế cũng như trong nước, sauvụ ám sát Mahmoud al-Mabhouh, một trong những thủ lĩnh của phong trào Hamas tạiDubai (Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất - UAE). Với những kết quả điều traban đầu, cảnh sát tại Dubai đã khẳng định, có tới 99% khả năng thủ phạm đứngđằng sau vụ này là Mossad.
Nếu nhìn lại lịch sử 60 năm hoạtđộng của Mossad, những lời cáo buộc trên chắc chắn không hề "oan" chút nào…
Được thành lập nhờ một lá thư mậtcủa Thủ tướng đầu tiên David Ben-Gurion gửi cho Bộ Ngoại giao Israel vào năm1949, Mossad nhanh chóng có được danh tiếng nhờ một loạt những chiến dịch bắtcóc hay ám sát táo bạo nằm ngoài lãnh thổ Israel.
Dưới sự lãnh đạo của YitzhakShamir (về sau trở thành thủ tướng thứ 7 của Israel), Mossad ngay từ giai đoạnsơ khai đã triển khai cả một chiến dịch khá quy mô chống lại các nhà khoa học cũcủa phát xít Đức đang giúp đỡ Ai Cập trong chương trình vũ khí của họ. Đáng kểnhất là thành công của Mossad vào năm 1961, khi bắt cóc được tên trùm phát xítAdolf Eichmann, đưa hắn trở về Israel để xét xử.
Đặc điểm chung của các chiến dịchtại nước ngoài của Mossad luôn được đánh giá bằng một nhận định chung: đạt đượcmục đích bằng mọi giá, không e ngại chuyện đụng chạm với chính quyền nước sở tại.Điển hình là vụ tấn công do Mossad tổ chức nhằm vào nhà máy hạt nhân của Phápnằm gần Toulon vào năm 1979, được coi là một hình thức "thuyết phục" Paris ngừnggiúp đỡ chương trình hạt nhân của Iraq.
Mossad cũng đóng vai trò rất lớn bằngcách cung cấp thông tin tình báo chi tiết, giúp cho Thủ tướng Menachem Begin đưara quyết định tấn công lò phản ứng hạt nhân Osiraq gần Baghdad.
![]() |
Hình ảnh camera ghi lại các nhân viên Mossad tại khách sạn ở Dubai, nơi Mahmoud Al-Mabhouh đã bị sát hại |
Vụ ám sát đáng chú ý đầu tiên của Mossad nhằmvào phát ngôn viên Ghassan Kanafani của Mặt trậnGiải phóng nhân dân Palestine (Popular Front forthe Liberation of Palestine), người đã thiệtmạng sau vụ đánh bom xe hơi tại Beirut vào năm1970. Nhưng làn sóng của các chiến dịch ám sátcủa Mossad thực sự bắt đầu từ sau sự kiện bithảm tại Thế vận hội Munich năm 1972, khi 11 vậnđộng viên Israel bị các tay súng khủng bố ngườiPalestine thuộc nhóm Tháng 9 đen sát hại.
Chỉtrong vòng 20 năm kể từ sự kiện trên, Mossad đãsát hại hơn chục thành viên của các phe nhóm vũtrang quá khích Palestine tại Pháp, Italia, Síp,Tây Ban Nha, Hy Lạp và Liban.
Tuy nhiên, trong cuốn sách có tên"Striking Back" (Đánh trả) của tác giả Aaron Klein - người đã phỏng vấn hàngchục điệp viên Mossad - thì phần lớn các đối tượng bị tiêu diệt trong chiến dịchtrả thù này đều không liên quan trực tiếp tới vụ thảm sát Munich.
Hầu hết nhữngthủ phạm tham gia vụ thảm sát đều cao chạy xa bay tới những nơi mà Mossad khó cóthể lần ra, khiến hầu hết các vụ ám sát chỉ mang ý nghĩa trả đũa gián tiếp. "Máucủa chúng tôi đã sôi lên - Một nhân vật tại Mossad giải thích với Klein - Nênkhi có bất cứ thông tin liên quan đến kẻ nào, chúng tôi không thể bỏ qua dù chỉlà những chi tiết nhỏ".
Klein trong cuốn sách đã mô tảchi tiết vụ ám sát Atef Bseiso tại Paris, một kẻ dính líu trực tiếp tới bi kịchMunich nhưng Mossad đã không thể lần ra dấu vết cho đến năm 1992. Ngay từ khi bịphát hiện rời khỏi trụ sở của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) tại Tunis,Bseiso đã liên tục nằm trong vòng giám sát của các nhân viên Mossad.
Tới Paris, Bseiso đăng ký nghỉtại khách sạn Meridien, trước khi đi ăn với một tay vệ sĩ PLO ở địa phương vàmột phụ nữ Liban nào đó. Khi vừa xuống khỏi chiếc xe Jeep để bước vào cửa kháchsạn, Bseiso đã bị hai người đàn ông nhẹ nhàng áp sát và bắn hạ bằng một khẩuBeretta 0.22 có gắn bộ phận giảm thanh, trước khi biến mất nhanh chóng bằng mộtchiếc xe đậu gần đó.
Vài tháng sau, Bộ trưởng Nội vụPháp trong một lần gặp gỡ với Shabtai Shavit (Giám đốc Mossad vào thời điểm đó)đã phải đập bàn giận dữ: "Chúng tôi biết các ông đã giết Bseiso. Chúng tôi vẫnđang tìm kiếm các bằng chứng... Chúng tôi sẽ không cho phép các ông trở lạiParis với những hành động chiến tranh và ám sát kiểu như vậy. Đây không phải làthời điểm đầu những năm 70 khi các ông muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không chophép chuyện này xảy ra nữa".
Dù phải hứng chịu những chỉ tríchgay gắt từ Pháp, nhưng Mossad vẫn đánh giá vụ tiêu diệt Bseiso là một thành cônghoàn hảo, khác hẳn với thất bại bẽ bàng trong điệp vụ Lillehammer.
Tại thị trấnnhỏ bé tại Nauy này, các điệp viên Mossad đã bắn một người hầu bàn gốc Moroccocó tên Ahmed Bouchiki, khi nạn nhân này bị tưởng nhầm là Ali Hassan Salameh, mộttrong những đối tượng trực tiếp tổ chức vụ thảm sát Munich. Hậu quả là Mossadmột lần nữa lại bị ê mặt, chưa kể mạng lưới điệp viên của họ tại châu Âu bị tổnthất nặng nề.
Vụ ám sát Ben Barka có thể coi làmột thành công đáng kể khác của Mossad, cho dù cơ quan này vẫn phải hứng chịubúa rìu chỉ trích của dư luận Pháp khi mọi chuyện bị tiết lộ sau này. Vấn đề làMossad có mối quan hệ thân thiết với Cơ quan Mật vụ Morocco của Vua Hassan.
Năm 1965, Mossad nhận được lời đềnghị giúp đỡ: truy tìm và tiêu diệt Mehdi Ben Barka, khi đó là đối thủ chính trịhàng đầu của Vua Hassan. Sau một vài thủ thuật nghiệp vụ, chính trị gia lưu vongnày bị lừa tới Paris, bị bắt giữ và chuyển tới ngôi nhà của một tay anh chịtrong giới xã hội đen của Pháp. Tại đây, nạn nhân đã bị thẩm vấn, tra tấn và sáthại trước sự hiện diện của tướng Mohamed Oufkir, Bộ trưởng Nội vụ khi đó trongchính quyền Vua Hassan. Hai năm sau, vụ việc này mới được đưa ra ánh sáng.
Nhưng thất bại nặng nề nhất (cả về chính trị vànghiệp vụ) của Mossad xảy ra năm 1997, đúng vàonhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của BenjaminNetanyahu. Trong một âm mưu đầu độc thủ lĩnhchính trị Khaled Meshaal của Hamas tại Jordan,hai kẻ ám sát sử dụng hộ chiếu Canada đã bị bắtgiữ, chưa kể 4 điệp viên khác đã may mắn trốnvào Đại sứ quán Israel.
Hậu quả là Đại sứ Ephraim Halevycủa Israel tại EU, là một người bạn của Vua Hussein (Jordan) đã phải vội vàngquay trở về để tìm cách xoa dịu vụ bê bối. Hai mươi bốn giờ sau, Netanyahu theođề xuất của Halevy đã phải ra lệnh trả tự do cho thủ lĩnh tinh thần Ahmed Yassincủa Hamas, như một cử chỉ "làm lành" với nhà Vua Hussein.
Theo Thái Quân