Dương thừa biết đó là chiêu "vừađấm vừa xoa" của sếp, bao giờ cũng đủ thứ hứa hẹn rất thuyết phục, nhưng chungquy lại vẫn là về "mo" mà thôi. Nhưng Dương cũng chưa biết làm cách nào bởi lẽ,nếu không có sự đồng ý của trưởng phòng thì luân chuyển nhân viên qua ban kháclà điều không thể.

Dù chưa tìm được chỗ làm, Hoàivẫn quyết định xin thôi việc. Đơn giản chỉ vì, Hoài làm ở đây đã 5 năm, khôngđược tăng lương đã đành, ngay cả cái lý đơn giản "sống lâu lên lão làng" Hoàicũng không có.

Nỗi lòng người xin thôi việc
Dù chưa tìm được chỗ làm, Hoài vẫn quyết định viết đơn xin thôi việc

Hồi mới vào công ty, nhân sự hứalên hứa xuống rằng sau 3 tháng thử việc sẽ xem xét mức lương thỏa đáng và cứ 6tháng một lần sẽ nâng xét nâng lương cho nhân viên. Cả một công ty "to đùng",lại chỉ có vài ba kế toán nên công việc nhiều vô kể.

Thế nhưng, sau thời gianthử việc với đánh giá tốt của trưởng phòng, Hoài cũng chỉ được tăng thêm 500nghìn đồng/tháng và mãi đến giờ, đã gần 5 năm, cái việc xét lại lương dường nhưchỉ là hình thức. Lần nào cũng đưa ra xem xét nhưng rồi, chốt lại vẫn là "nhânviên kế toán mức lương 4 triệu là vừa rồi, không tăng nữa. Khi công ty nhiềuviệc, làm ăn khấm khá sẽ xét tiếp".

Trong khi đó, công việc ngày mộtnhiều, công ty vẫn áp dụng triệt để triết lý thêm việc nhưng chẳng thêm lương.Đã bao lần Hoài muốn nghỉ việc, đi tìm chỗ khác khấm khá hơn nhưng vì con cònbé, công ty hiện tại lại ngay gần nhà, đi bộ chỉ tầm 5 phút là đến nên cô vẫn cốgắng làm thêm một thời gian.

Thế nhưng, đến năm nay Hoài khôngthể gắn bó với công ty thêm nữa. Thưởng Tết bằng tháng lương thứ 13, Hoài cũngchẳng hơn gì những cô bé mới vào làm 1 năm hay cả những người vừa hết thử việcmấy tháng dù nếu tính về thâm niên, Hoài hơn hẳn họ một bậc và kinh nghiệm cũngcó thừa.

Hơn nữa, ngoài trưởng phòng ra,chức phó phòng mãi vẫn khuyết dù thực tế, công việc Hoài phụ trách chẳng khác gìviệc của phó phòng. Thế nhưng, ngay cả cái chức danh, Hoài cũng không được cânnhắc dù năng lực có thừa. Cô vẫn mãi chỉ là nhân viên quèn, nếu xét về tuổi tácthì Hoài còn nhiều hơn chứ xét về vị trí, cô cũng chỉ “cá mè một lứa” với nhữngnhân viên choai choai khác mà thôi.

Có thể, nếu lên phó phòng sẽ phảităng lương cho Hoài chăng? Hay vị trí ấy vẫn khuyết là để chờ đợi một người nàođó có họ hàng với sếp?... Hoài không hiểu rõ. Nhưng như thế cũng có nghĩa là,chẳng có gì níu kéo cô ở công ty này nữa.

Nói đơn giản như mọi người trong phòngthường đùa với nhau "không có tiền thì phải có quyền, đằng này tiền không,quyền cũng không" thì cũng chẳng cần ở đây thêm làm gì nữa. Vì vậy, dù mớituần làm việc đầu xuân, Hoài vẫn quyết định nộp đơn xin thôi việc trong sự ngỡngàng của mọi người.

Nỗi lòng người xin thôi việc
 Trước mắt, cô sẽ về nhà cùng hỗ trợ chồng mở cửa hàng kinh doanh riêng

Cũng như Hoài, Dương đã làm ởphòng khách hàng bao nhiêu năm nay nhưng lần nào cũng vậy, cứ đến đợt xem xéttăng lương là thể nào cô cũng... rớt.

Nếu lần nào may mắn lắm, cũng chỉ tăng 300nghìn đồng/tháng là cùng. Chẳng hiểu có phải vì sếp ghét cô hay các sếp đã họpkín với nhau từ trước thì Dương không rõ, chỉ biết rằng, mỗi khi cô thắc mắc,sếp lại ca bài ca muôn thuở: "Anh nghĩ, bọn em còn trẻ, nên phấn đấu trau dồichuyên môn trước. Nếu như em giỏi thì không có gì phải lo, rồi sẽ được lươngcao, chức vụ xứng đáng. Còn hiện giờ, tạm thời anh nghĩ mức lương đó là vừa đủrồi".

Bao giờ cũng thế, đó là điệp khúc hết mùa này sang mùa khác được sếpnhắc đi nhắc lại, nghe mà phát chán. Chẳng hiểu, sếp quan niệm thế nào là vừa đủnữa?

Đã thế, khi phòng kinh doanh củaban mới cần tuyển người với mức lương khá hơn, Dương muốn chuyển xuống đó làm.Một phần cũng là nhờ đã quen biết mấy người ở ban, phần nữa cũng vì đã chán cảnhmãi "dẫm chân tại chỗ" mấy năm nay.

Nhưng khi Dương vừa mở lời, trưởng phòng đãchặn ngay: "Em cứ lo trau dồi nghiệp vụ đi, đừng đứng núi này trông núi nọ.Làm nghề này, 3 năm, 5 năm hay 10 năm đi nữa, cũng phải kiên trì cố gắng. Khi emđủ kinh nghiệm, kể cả em sang ban đó chứ có đi công ty khác, anh cũng sẽ để emđi".

Dương thừa biết đó là chiêu "vừađấm vừa xoa" của sếp, bao giờ cũng đủ thứ hứa hẹn rất thuyết phục, nhưng chungquy lại vẫn là về "mo" mà thôi. Nhưng Dương cũng chưa biết làm cách nào bởi lẽ,nếu không có sự đồng ý của trưởng phòng thì luân chuyển nhân viên qua ban kháclà điều không thể.

Chán nản, Dương đành nghĩ cách lơlà công việc "cứ ngồi chơi, làm việc kém hiệu quả thì thế nào sếp cũng phảicho đi mà tuyển người mới". Thế nhưng, đã gần 1 tháng, sếp vẫn kiên trì giaoviệc, làm sai thì yêu cầu sửa lại, sai nhiều thì mắng mỏ nhưng tuyệt nhiên khôngthấy đả động gì đến chuyện cho sang ban khác.

Vì thế, lần này, Dương cũng quyếtđịnh xin nghỉ hẳn và apply vào công ty khác. Với kinh nghiệm lâu năm của mình,Dương biết với mức lương như cũ cô có thể xin được việc bất kỳ lúc nào. Nhưngtrước mắt, cô sẽ về nhà cùng hỗ trợ chồng mở cửa hàng kinh doanh riêng.

Nhiều người đi làm muốn tìm mộtcông việc ổn định dù thu nhập không cần cao lắm, một số khác lại nơm nớp lo thấtnghiệp vì công ty liên tục có sự thay đổi nhân sự. Thế nhưng, cũng không ít nhânviên văn phòng hiện nay sẵn sàng từ bỏ sự ổn định để đi tìm một công việc mớitốt hơn nếu như công ty không xét đến thâm niên và sống lâu cũng không được lênlão làng.

Theo Nỗi lòng người xin thôi việc