Tết là dịp họp mặt, ăn uống,vui chơi nên món ăn ngày Tết luôn ngon, nhiều và lúc nào cũng trong "tư thế" sẵnsàng lên mâm. Tuy nhiên, "bệnh tòng khẩu nhập" tức bệnh theo miệng mà vào, nênđể phòng thân, chúng ta hãy thử đưa các món Tết đi "nội soi" xem xấu tốt thếnào.
Bánh chưng bổ, khoẻ nhưng...
Nếu ở miền Bắc, "Tết về nhớ bánhchưng xanh" thì miền Nam còn có thêm bánh tét. "Đội quân" nguyên liệu làm nênbánh chưng gồm: đậu xanh, nếp, tiêu, thịt nạc vai. Bánh tét ngoài "nhân" nếp,đậu xanh, thịt ba rọi còn có bánh tét nhân đậu đen. Nếp để gói bánh "béo bở" hơnnhờ thêm dừa nạo hoặc nước cốt dừa. Bánh tét thập cẩm lại càng phong phú: trứng,tôm khô, lạp xưởng, hạt sen, thịt giò, trứng bắc thảo, đậu phộng, nấm đông côtrộn với nhân đậu xanh.
![]() |
Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dượcliệu TP. HCM cho rằng, các thành phần thực phẩm chủ đạo tạo nên bánh chưng cótác dụng giúp tăng cường sức khoẻ, tuổi thọ, chống lão hoá, bồi bổ cơ thể...Trong đó, công đầu là đậu đen, đậu xanh nhờ tính mát, có tác dụng thanh nhiệtgiải độc, giải cảm. Bánh thập cẩm thoả điều kiện dinh dưỡng hiện đại là cung cấpnhiều loại thực phẩm (theo khuyến cáo mới nhất của WHO thì mỗi ngày, mỗi ngườiphải ăn tối thiểu 20 loại thực phẩm thuộc bốn nhóm thì mới đủ dinh dưỡng), mỗiloại có một công dụng riêng.
Tốt thì tốt thật nhưng theo TSNguyễn Thị Minh Kiều - Hội Dinh dưỡng và thực phẩm TP. HCM, cái bánh chưng nặng1kg, cung cấp khoảng 2.000kcal. Bánh tét cũng tương đương; nếu vỏ bánh được xàovà trộn dừa, hoặc bánh nhân thập cẩm thì năng lượng sẽ thêm khoảng 30-50kcal. Ởngười cao tuổi, bữa ăn chính chỉ cần 400-500kcal (khoảng 1/5 cái bánh chưnglớn). Do đó, chỉ cần vui miệng một chút là sau Tết lập tức thừa cân béo phì.
"Cân đo" cỗ Tết
Tết đến, không thể thiếu khoanhgiò bì. Giò bì làm từ thịt nạc trộn bì heo, vừa ngon vừa thơm. Họ hàng nhà giòcòn có giò thủ làm từ thịt đầu heo, giò lụa làm từ thịt nạc heo... Nhờ không cầnchế biến, chỉ cắt là ăn nên trẻ con người lớn đều có thể dùng làm "mồi" trongkhi chờ đợi món chính. Về năng lượng, cứ 100gr giò lụa chứa 136 Kcalo, giò thủdo làm từ thịt đầu heo nên năng lượng nhảy vọt lên 553Kcalo mỗi 100gr. Ăn mộtmiếng giò thủ bằng bốn miếng chả lụa. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi gắp miếngthứ hai, thứ ba. Món đầu heo ngâm giấm cũng được các vị nội trợ ưu tiên chọn làmmón ăn nhanh gọn nhẹ. Về năng lượng, tuy xắt lát mỏng, trông có vẻ "ốm yếu", vịchua chua, ngòn ngọt dễ ăn nhưng năng lượng của món này không hề thua thịt thủthông thường. Thậm chí, nếu thịt thủ ngâm ngọt, năng lượng còn tăng khoảng530kcalo/ngày.
Ngày Tết, đi đâu cũng "đụng" mónthịt kho nước dừa hay gọi theo dân miền Tây là thịt kho rệu. Miếng thịt mềm, màuvàng óng ả, ăn với cơm, xôi, gói bánh tráng cuốn chấm đều hấp dẫn. Cứ một miếngthịt gà và nửa quả trứng cung cấp 155kcal. Thịt gà, vịt luộc ăn cả da, kèm thêmvừa cháo, vừa gỏi, luôn cả gia vị, mỗi người làm... một bụng là coi như nạp cảngàn kcalo. Khó tính năng lượng nhất là món quốc hồn, quốc tuý nổi tiếng thếgiới: chả giò. Năng lượng của chả giò tuỳ thuộc vào nguyên liệu và bánh tráng.Song, nếu tính chung chung một chiếc chả giò cỡ bằng hàng đông lạnh siêu thị thìkhoảng 40-50kcal/cuốn, nếu cuốn bằng bánh tráng rế thì khoảng 45-50kcalo/cuốn.Cứ so với việc người lao động nhẹ mỗi ngày tiêu thụ 1.800kcalo, lao động nặngtiêu thụ từ 2.200 - 2.400kcalo sẽ thấy... sợ.
"Tác dụng phụ" của dưa hành củkiệu
![]() |
Dù ba miền của Việt Nam có khẩuvị ẩm thực khác nhau nhưng đều dùng dưa kiệu như món ăn chung trong ngày Tết.Kiệu được yêu thích vì mùi vị không "hung hăng" quá quắt như hành. Lại thêm móndưa là một món tuyệt vời, vừa có chất xơ trợ lực hệ tiêu hoá, vừa dùng với thứcăn béo ngậy như thịt kho rệu, bánh chưng rất hạp. Thế nhưng, gần đây các bà nộitrợ đã "nhát tay" khi chọn mua các thực phẩm ướp muối, ủ chua, ngâm giấm và hunkhói vì chúng được liệt vào danh sách các thực phẩm gây ung thư. Sự thật thếnào? Chuyên gia về ung thư, GS Nguyễn Chấn Hùng xác nhận: "Các loại thức ăn muốimặn như: dưa chua, cà pháo, mắm tôm, thịt hun khói làm tăng nguy cơ ung thư baotử do có thất nitrosamin. Nhưng, chỉ những ai ăn hoài một món mới dễ bị màthôi". Ông hướng dẫn thêm: "Ăn vừa phải dưa món, củ kiệu cùng với các thực phẩmchống ung thư như: rau xanh, hoa quả tươi thì không có gì đáng sợ".
Công - tội của mứt
Tham gia vào việc tạo nên khôngkhí Tết còn có hương vị ngọt ngào của mứt. Nguyên liệu làm mứt vô cùng phongphú, gần như có củ quả nào là có thể làm loại mứt đó. Gần đây mứt không còn đượcưa chuộng như xưa vì đằng sau vị ngọt ngào là tên "sát thủ" huỷ hoại vòng eo.Tội của mứt là vậy, còn công? Lương y Đinh Công Bảy cho biết, mứt có nhiều côngdụng tốt nếu dùng đúng. Đầu tiên là mứt gừng, nếu bị trướng bụng, khó tiêu donhiệt tình "múa môi", chỉ cần vài lát gừng sau bữa ăn là không còn phải lo. Xếphạng nhì có mứt tắc, loại làm nguyên trái, ăn cả vỏ vừa trợ tiêu hoá vừa thôngcổ. Mứt tắc, mứt hồng còn là "thuốc" dành riêng giải độc rượu cho các ông. Đứnghạng ba là mứt cà rốt với công dụng trị bệnh tiêu chảy, kiết lị và tăng sức đềkháng. Ngoài ra, mứt sen giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon, mứt cà chua (cả vỏ)giúp trẻ đẹp và ngừa ung thư từ xa...
Luận công - tội thì món mứt quảlà công nhiều hơn tội; nếu được sản xuất trong điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinhthực phẩm.
Suy cho cùng, mọi sự cố xảy ratrong dịp Tết như thừa cân, tăng huyết áp, tăng đường huyết... không phải dothực phẩm gây ra mà là do chúng ta đã ăn quá mức và bất hợp lý. Trong mỗi bữaăn, nên chú ý chọn thực đơn sao cho có sự cân bằng giữa rau củ và thịt để dễtiêu hoá. Nếu có điều kiện, nên thiết kế sẵn thực đơn cho ba ngày Tết, để chủđộng đề phòng các loại bệnh.
Theo Phương Nam