Mộttờ báo mạng vừa đăng tải loạt hình chụp một cô bé 12 tuổi trong chương trìnhbiểu diễn thời trang dành cho người lớn. Trong vòng mấy ngày, trên các diễn đànmạng đã tràn ngập những bình phẩm sôi nổi, nghiêm túc thì ít mà đùa cợt thìnhiều!

“Cô dâu”tuổi teen

“Cô dâu” này từngđạt giải nhất cuộc thi Người mẫu tuổi teen năm 11 tuổi và trở thành người mẫuchuyên nghiệp ngay sau đó. Mặc dù người mẫu tuổi teen này được tờ báo nọ cho làđã “mang đến một làn gió lạ cho làng thời trang Việt”, nhưng hình ảnh bé gáiđang học lớp 7 dưới vóc dáng phụ nữ trưởng thành trong bộ áo cưới khiến nhiềuphụ huynh không khỏi bàng hoàng.

Nổi tiếng ở tuổi teen: Phúc hay họa?

Nổi tiếng sớm: Tai hại khó lường

Trênmột diễn đàn, một bà mẹ có nickname là nhimxinh đã thốt lên: “Không thể tinđược cô bé mới 12 tuổi. Có cảm giác trông già dặn quá, chuyên nghiệp quá nhưngcứ thấy rờn rợn thế nào…” Một thành viên khác tên thobong viết: “Ở tuổiấy là để học, để chơi, vẫn còn có lúc mê mẩn truyện cổ tích, tim bắt đầu rungrinh khi đọc truyện tình cảm mới lớn, thế mà… tuổi thơ của cô bé này là gì?”Còn trong một trang blog cá nhân, tác giả Nguyen Phong cho rằng “từ lâu đãkhông dám cho con mình, đặc biệt là con gái, đi xem các cuộc thi, các chươngtrình thời trang dành cho tuổi học trò”. Tác giả này cho rằng rất khó diễnđạt thành lời cảm giác của mình: “Tuy biết là cho con phát triển năng khiếumột cách tự do, nhưng với những cô bé thế này thì đừng hỏi tại sao các cháu lạitrưởng thành sớm đến vậy”.

Nhữngcuộc thi “bán lúa non”

Nhưngđó chỉ là một trong rất nhiều những cô cậu học trò được gọi bằng danh từ thờithượng là “hot girl, hot boy”, đang bên trong vòng xoáy của một thứ ma lực là sựnổi tiếng mà bên kia của vòng xoáy ấy chưa biết là nụ cười hay nước mắt. Phảichăng nhu cầu “hot” này lớn đến mức hàng chục cuộc thi từ nhỏ đến lớn đã được tổchức nhắm vào đối tượng tuổi học trò?

Nổi tiếng ở tuổi teen: Phúc hay họa?

Các em ngày này có sống đúng với tuổi thực của mình?

Kểtừ năm 2003, sau bê bối của những người tổ chức cuộc thi Hoa học đường, cơ quanchức năng đã có quy định đối tượng tham dự tất cả các cuộc thi liên quan đến sắcđẹp phải từ 18 tuổi trở lên. Sau một thời gian trầm lắng, vài ba năm gần đâynhững cuộc thi sắc đẹp dành cho tuổi teen bỗng xuất hiện dày đặc trở lại vớinhiều tên gọi. Có những cái tên thoạt nghe rất học đường như Duyên dáng tuổi họctrò, Sứ giả học đường, Người mẫu teen… nhưng cách thức tổ chức và quy mô chẳngkhác nào thi hoa hậu dành cho tuổi mới lớn. Và mới đây, cuộc thi Ngôi sao tuổiteen vừa kết thúc vòng khởi động, ban tổ chức cho biết đã thu hút đến hơn 2.000hồ sơ dự thi từ cả nước!

Song song đó, đốithủ của cuộc thi này là một cuộc thi nữa có tên rất Tây là… Hot Vteen do một tờbáo chuyên về giáo dục tổ chức hẳn hoi dành cho đối tượng 15 – 20 tuổi đang đượcphát động. Phía sau hầu hết những cuộc thi đó đều là những thương hiệu lớn vàgiải thưởng tổng cộng lên tới hàng tỉ đồng, được một đội ngũ PR quảng cáo rầm rộvới các mỹ từ như “tôn vinh vẻ đẹp của nữ sinh hiện đại” v.v..

Trongkhi trường học, các đoàn thể chưa tạo được nhiều sân chơi cho học sinh thì nhữngcuộc thi kể trên ở góc độ nào đó đã giúp giới trẻ tự tin hơn, có cơ hội khẳngđịnh mình và rèn luyện cách thức ứng xử trước đám đông... Nhưng theo tiến sĩ tâmlý Đinh Phương Duy – chủ tịch hội Khoa học tâm lý giáo dục TP.HCM, cần xem lạicách thức cũng như quy mô tổ chức những cuộc thi (có tài trợ, giải thưởng lớn…)dành cho trẻ em như vậy, bởi cái lợi do cuộc thi mang lại thì ít mà hậu quả củasự nổi tiếng sớm đối với trẻ sẽ khôn lường.

Ông Đinh Phương Duynhận định, bản thân sự nổi tiếng không có gì xấu nhưng do hiểu biết của các emchưa đầy đủ, chưa phân biệt đúng – sai rõ ràng, việc được đề cao quá mức haynhững bình phẩm, đánh giá của xã hội dễ làm các em bị ảo tưởng, nhận thức lệchlạc về giá trị bản thân: “Ở lứa tuổi cần tập trung cho học tập và chưa hoànthiện nhân cách thì sự trở thành người nổi tiếng, là trung tâm của dư luận đôikhi làm các em khổ sở hơn là hạnh phúc”.

Theo DiệuThuỳ
SGTT