Lúc này đây, phía sau làn khóimỏng manh tỏa ra từ ly trà nóng, tôi nhìn thấy người đàn bà từng khiến người xemmê mẩn với những vai đào lệch đanh đá, chua ngoa, sắc xảo...đang trầm ngâm nhớlại cái ngày nước mắt giọt ngắn giọt dài chia tay gia đình, khăn gói quả mướpmột mình lặn lội lên Hà Nội học hát chèo...
Tiếng hát em vút cao...
Thanh Ngoan sinh ra trong một giađình thuần nông ở vùng biển Thái Thụy, Thái Bình, cách biển chừng 3km. Làn dabánh mật, giọng nói khỏe khoắn, ấm áp như được kết tinh từ cái mặn mòi củanắng-gió và muối biển, cuộc đời đã tặng cho chị một hình dáng, một số phận kỳ lạchẳng khác nào bông hoa xương rồng giữa miền cát trắng. Chẳng thiếu ngườinhắc tới chị thì nhăn mặt, số khác nhăn toàn thân. Nhưng cũng có nhiều người trởnên tê dại vì ngưỡng mộ. Nhưng hình như chị chả mấy quan tâm. Người đàn bà "ănsóng nói gió" vẫn luôn tự nhận mình là một đào chèo may mắn. Gia đình chị khôngai theo chèo một cách chuyên nghiệp nhưng người nào cũng yêu và hát chèo rấthay. Dì của Thanh Ngoan, bà Nguyễn Thị Bích Kiên cũng là một cây chèo nổi tiếngđất Thái Bình. Nhưng có lẽ phải đến lượt chị, cái "gen" chèo mới có dịp nổi trộimột cách đặc biệt. Trời phú cho chị một giọng hát nghe thanh mà lạ. Để đến khicất giọng lên, kẻ hậu sinh như tôi, ít nhiều xa lạ với lối hát truyền thống chợtlặng người, một cảm giác cay cay nơi sống mũi. Giọng ca nghe thanh thoát nhưngtha thiết, đa đoan và tình tự với nhiều cung bậc khác nhau. Tựa như hàm chứatrong đó những xúc cảm gập gềnh, đa chiều rất khó diễn tả khiến người nghe chỉbiết nuốt lấy từng lời mà không dứt ra được.
![]() |
NSUT Thanh Ngoan |
9 tuổi, chị đã cùng đội vănnghệ trong làng đi biểu diễn và học hát chèo. Đoàn chèo Việt Nam về TháiBình tuyển diễn viên, thế là thiếu nữ chớm tuổi trăng rằm khăn gói quả mướplên Hà Nội, một mình đeo đuổi nghiệp chèo. Từ đây, chị bắt đầu cuộc đời vớichiếu chèo đầy sôi nổi, đam mê nhưng cũng không ít sóng gió.
Chị tham gia và ghi dấu ấn rấtnhiều vai diễn. Chị diễn sắc sảo, điêu luyện trong cả vai đào lệch lẫn đàothương. Cô trò Thanh Ngoan bé nhất lớp năm nào nay đã trở thành Phó giám đốc Nhàhát Chèo VN, được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cao quý. Nhiềungười nhìn chị như nhìn một người thành đạt với tài, sắc và cả may mắn. Nhưngbạn bè, người thân và cả những người biết Thanh Ngoan suốt gần ba thập kỉ quađều hiểu: trời cho chút tài năng, nhưng để sống được với nghề, để yêu nghề thìkhông dễ chút nào...
Chị kể, năm 1991 tham gia Hội thitài năng trẻ toàn quốc, lẽ ra giải nhất đã nằm trọn trong tay chị nhưng rồi nólại bị giật ra vì những lý do tế nhị mà không mấy người biết. Tự ái, mất lòngtin, cô đào trẻ tài năng đã định bỏ nghề vào Nam đi hát cùng nhóm của nhạc sĩ LêYên, Lê Mây. NSND Bùi Trọng Đang khi đó đã xót xa, lặn lội đến gặp cô trò nhỏchỉ để nói một câu: "Con vào Nam có thể kiếm được tiền nhưng nôi chèo là ởđất Bắc. Dù sao nghiệp chèo với con vẫn là hợp nhất".
![]() |
Những lời thầy động viên đãkhiến chị bình tâm trở lại. Tạm dừng ý định vào Nam, chị gia nhập đoàn củanghệ sĩ Chu Thúy Quỳnh, chỉ hát mà không nhập vai. Nhưng tình yêu và lòngđam mê với chiếu chèo vẫn luôn dằn vặt thôi thúc trái tim khiến chị bừngtỉnh. Chị hiểu ra ước mơ và những gì ý nghĩa nhất với đời mình. "ThầyĐang nói đúng. Dù chèo có làm tôi đau đớn, suy sụp, có lúc đẩy tôi xuống tậncùng của sự thất vọng, nhưng nó vẫn là tình yêu, là cái nghiệp vận vào tôi,không thể dứt ra cũng không thể rũ bỏ vì bất cứ điều gì". Chị như đangtự nói với chính mình vậy. Đó chính là lý do vì sao ba mươi năm qua chị đãgắn bó với chèo và trở thành cái tên sáng giá nhất của Nhà hát chèo ViệtNam.
Đa đoan một giọng chèo
Con người vốn chuộng cái đẹp.Nhưng Thanh Ngoan lại khiến công chúng mê mẩn và nhớ tới mình bằng những vai đàolẳng, đào lệch, cứ như thể chị sinh ra để dành cho những vai diễn đanh đá, chuangoa, quỷ quyệt trên chiếu chèo. Ngoan tủm tỉm: "Hình như cứ viết kịch bảnxong là đạo diễn "ấn" ngay cho tôi vai đào lệch. Chẳng mấy khi có cơ hội đổi đờivới những vai đào thương". Nhưng của đáng tội, chỉ cần Ngoan cất cao chấtgiọng sang sảng, đôi mắt lá răm liếc một cái thì đã làm người xem lạnh xươngsống rồi.
Dù được đánh giá là một hiệntượng, một ngôi sao của làng chèo từ hội diễn "Giọng hát chèo hay" năm 1981 vớivai Quỷ cái, nhưng phải đến năm 1988, Thanh Ngoan mới tạo được dấu ấn đầu tiêntrên sân khấu với vai chủ quan Hồng Châu trong vở chèo Hồ Xuân Hương. Cho đếnbây giờ, đó vẫn là vai diễn để đời mà Thanh Ngoan nhớ nhất trong sự nghiệp củamình.
![]() |
Chủ quán Hồng Châu là vaidiễn hai mặt rất khó thể hiện. Cùng với nghệ sĩ Đức Hạnh, Thanh Ngoan đã tạora bước ngoặt đầu tiên khi đưa ca trù lồng vào với chèo. Đây là nền tảng choviệc hoà trộn ca trù với rất nhiều những làn điệu truyền thống khác, thậmchí là cả nhạc mới sau này. Với vai chủ quán Hồng Châu, Thanh Ngoan đã dànhHCV trong Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1988. Từ đây, giọngchèo tiếp tục ghi dấu ấn của mình trong lòng công chúng với rất nhiều vaiđào lệch khác như: Hoạn Thư, vợ cả Dọc, Đào Huế... Chị cũng dành được rấtnhiều thành tích cao qúy trong sự nghiệp diễn của mình: HCV Hội diễn sânkhấu chuyên nghiệp toàn quốc tại Thái Bình (1990), Diễn viên xuất sắc củasân khấu chèo Hà Nội (1991), HCV giọng hát chèo Toàn quốc (1992)…
Dân nghề tổ ai cũng biết ThanhNgoan là một người có tính cách mạnh, luôn muốn thay đổi, muốn tạo ra những cáimới, cái lạ trên sân khấu. Tư duy của Thanh Ngoan thích nhiều thứ nhưng khôngthứ nào trật ra khỏi guồng quay của nghệ thuật truyền thống. Chị muốn trở thànhmột nghệ nhân chèo đa dạng, biết hát diễn chèo cổ, chèo cách tân, ca trù, chầuvăn…
Để được hiểu sâu về văn hóa dângian, nguồn cội của sân khấu chèo, Thanh Ngoan đã cố gắng thi đậu vào khoa Đạodiễn trường Đại học Sân khấu điện ảnh. Càng học càng nghiên cứu, cô đào lệch đatình càng muốn cống hiến nhiều hơn cho nghề tổ. Rồi chị cùng giáo sư Phạm MinhKhang, nghệ sĩ Thao Giang thành lập CLB Sắc Việt, một trung tâm phát triển âmnhạc Việt Nam để gìn giữ một số loại hình nghệ thuật truyền thống.
![]() |
Thanh Ngoan và chồng |
Thanh Ngoan sinh năm BínhNgọ. Theo tử vi, những người đàn bà cầm tinh con “ngựa lửa” thường thànhdanh nhưng hay gặp phải cảnh trái ngang, nhất là đường tình duyên thì cànglận đận. Nhìn vẻ ngoài mạnh mẽ nhưng cũng hay khóc. Khóc trước rào cản gầnnhư không thể phá vỡ vì những nguyên tắc của cuộc đời. Cái số mệnh tử vi ấynó cũng vận vào Ngoan không thể tránh khỏi…
Với Ngoan, nghệ thuật truyềnthống như một “cuộc chơi”, một “cuộc chơi” đặc biệt mà vì đam mê đeo đuổi Ngoanđã để lỡ mất “chuyến đò” của đời mình.
Ngoan ít khi có thời gian dànhcho gia đình, lúc nào chị cũng ngập đầu trong công việc. Lần đầu tiên và duynhất Ngoan thực sự được nghỉ ngơi là khi chị sinh con, năm 1993. Trước đó, ốmchị cũng đi diễn. Chèo là nghệ thuật cộng đồng, chị ít dám vì mình mà để ảnhhưởng đến cả vở diễn.
Một năm có đến 8 tháng chị đidiễn xa nhà. Nỗi nhớ con, sự day dứt trong tình cảm vợ chồng và những áp lực củatrách nhiệm với gia đình đã khiến Thanh Ngoan có lúc muốn từ bỏ tất cả. Diễncũng được, không diễn cũng được, con cái, gia đình với chị mới là quan trọngnhất…Ngoan muốn sống, muốn yêu bằng bản năng của một phụ nữ.
Nhưng cuối cùng sân khấu vẫn níuchị lại, bởi rời sân khấu chị không còn là chị nữa. Những làn điệu chèo khiếnchị cảm thấy bình yên ngay cả trong giấc ngủ. Và chị lại đắm đuối với những vaidiễn trên chiếu chèo, đắm đuối cho đến ngày hôm nay…
Có lúc Ngoan đã không khỏi xót xamà tự nhận rằng: trong nghiệp chèo chị có chút ít thành công, thì trong hạnhphúc gia đình chị là kẻ thất bại.
Để được sống với nghề, chị đãphải trải một cái giá không rẻ. Cái giá đó không nằm trong sự vất vả, nặng nhọccủa nghề mà nằm trong cách chị vượt qua những giằng xé giữa bản năng của một phụnữ và tình yêu với chèo…
Theo Đỗ Quyên