Ông Kiên làm bóng đá vì điều gì?làm thương hiệu, vì kinh tế ư?. Không. Ông cho rằng, bóng đá với mình đơn giảnchỉ là tình yêu
Ông Nguyễn Đức Kiên là một trongnhững doanh nhân đầu tiên góp mặt ở V-League. Năm 2003, ông Kiên đến với độiLG.ACB. Một năm sau đó, đội Hàng không Việt Nam giải thể, ông Kiên nhận lại độinày, sát nhập với LG.ACB thành đội LG Hà Nội ACB. Phần còn lại của LG ACB vàHàng không Việt Nam được ông Kiên chuyển cho Hòa Phát lấy tên là Hòa Phát Hà Nộiđã ở giải hạng Nhất.
Thành lập LG Hà Nội ACB, ông Kiên là ông “bầu” đầutiên mời HLV Lê Thụy Hải cầm quân ở V-League. Ông Hải trước đó chỉ làm bóng đánữ hoặc là trợ lý của người đồng đội cũ Mai Đức Chung. Năm đầu tiên ông Hải gópmặt ở V-League với Hà Nội ACB, đội này cán đích ở vị trí thứ năm. Năm 2006, ôngKiên một lần nữa đổi tên đội bóng của mình, từ LG Hà Nội ACB thành Hà Nội ACB
Hà Nội ACB thi đấu không thànhcông ở V-League. Năm 2008, đội này chỉ có 19 điểm sau 26 vòng đấu, phải xuốnghạng Nhất. Mất hai năm, Hà Nội ACB mới tái ngộ V-League sau khi vô địch hạngNhất năm 2010. Trở lại V-League, đội bóng của ông Kiên tiếp tục không thànhcông. Kết thúc V-League 2011, Hà Nội ACB cùng Đồng Tâm Long An là hai đội phảixuống hạng Nhất mùa sau.
|
Có Hà Nội T&T, Hòa Phát Hà Nộinhưng Hà Nội ACB vẫn được xem là đội bóng giàu “chất” Hà Nội nhất. Vì thế, saukhi Thể Công bị xóa sổ, Hà Nội ACB trở thành đội có nhiều CĐV nhất của bóng đáHà thành.
Vị trí thứ 5 ở V-League 2004 là thành tích cao nhất của Hà NộiACB. Các mùa bóng còn lại, đội bóng được xem là “truyền nhân” của Công an HàNội, phải vất vả lắm mới trụ được hạng. “Bầu” Kiên, với cách làm bóng đá khácbiệt hằn với phần còn lại, được xem là nguyên nhân khiến Hà Nội ACB bết bát.
Cùng với ông Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm Long An), Đoàn Nguyên Đức (Hoàng AnhGia Lai), ông Kiên là một trong những doanh nhân đầu tiên đầu tư vào bóng đá.Ông Thắng từng có hai chức vô địch V-League nhờ mạnh dạn tin dùng HLV Calisto.Ông Đức cũng từng hai lần lên đỉnh V-League nhờ bỏ hàng chục tỷ đồng muaKiatisak và vài ngôi sao người Thái Lan.
Khác với ông Đức và ông Thắng,dù có mặt trong top những người giàu nhất Việt Nam nhưng “bầu” Kiên chưa bao giờchạy đua mua cầu thủ. Gần 10 năm làm bóng đá, ông Kiên chưa từng mua cầu thủ nàocó giá tiền tỷ. Dấu ấn lớn nhất của “bầu” Kiên trong cuộc đua tiền ở V-League làgiữ chân Thành Lương, Xuân Thành – hai cầu thủ mà ông Kiên nói rằng, là “biểutượng” của bóng đá Hà Nội.
Không mua “sao”, đào tạo trẻ yếu, Hà Nội ACBvì thế chỉ là tập thể của những cầu thủ vô danh hoặc đã hết thời. Đồng Tâm LongAn, Hoàng Anh Gia Lai, Ninh Bình… các đội bóng doanh nghiệp thường đặt ra mụctiêu cao nhưng “bầu” Kiên chưa một lần giao chỉ tiêu cho đội bóng của mình. Câucửa miệng của ông “bầu” này là “cứ vào sân đá hết sức, thắng hay thua cũng khôngphải ân hận”.
Yếu về lực, không có mục tiêu, đã có lúc người ta gọi HàNội ACB là đội bóng ba không: không định hướng, không khát vọng, không tươnglai. Thất vọng với cách làm bóng đá của “bầu” Kiên, CĐV của đội nhiều lần trưngbiểu ngữ đề nghị ông “bầu” này bán đội.
Cũng đã có thời, các cầu thủ HàNội ACB mỗi khi gặp báo chí thường buông câu hỏi: có tin “bầu” Kiên bán đội bóngrồi à? Có người đặt câu hỏi, ông Kiên làm bóng đá vì điều gì? Làm thương hiệu?Ông Kiên lắc đầu bởi ACB của ông đã quá nổi tiếng. Vì kinh tế? Ông Kiên chorằng, bóng đá với mình đơn giản chỉ là tình yêu…
Thế nên, như không thấynhững sự phản ứng ấy, ông Kiên vẫn đều đặn ra sân bằng chiếc dream đời đầu. Ông“bầu” đầu bạc này luôn có mặt ở cabin huấn luyện, sẵn sàng giành lấy sa bàn chỉđạo và hò hét thúc giục cầu thủ tấn công.
Ngày Hà Nội ACB bị Sông LamNghệ An đánh bại 3-2 ở Mỹ Đình, chính thức về lại hạng Nhất, ông Kiên chẳng biểulộ cảm xúc ngoài câu nói: Có buồn nhưng chẳng thất vọng bởi đội đã chơi hếtmình.
Không xuất hiện trước báo giới nhưng, trước ngày tổng kết mùa bóng2011, ông Kiên gửi “tâm thư” khẳng định tình yêu với bóng đá Hà Nội. Một ngàysau, chủ tịch CLB Hà Nội ACB bất ngờ đăng đàn chỉ trích gay gắt BTC V-League vàVFF. Vạch ra những yếu kém của BTC, của VFF, ông Kiên đề nghị phải cải tổ. Ông“bầu” ngành ngân hàng đặt câu hỏi về số tiền 30 tỷ đồng mà Eximbank tài trợ choV-League, đặt vấn đề về tính minh bạch của bản hợp đồng bản quyền truyền hìnhV-League có thời hạn đến 20 năm mà VFF bán cho AGV.
Nhìn về V-League, ôngKiên cho rằng, giải đấu này đang có quá nhiều giá trị ảo. Thế nên, dù đủ khảnăng mua và nuôi đến 10 đội bóng nhưng ông không làm bởi “không cầu thủ nào cógiá vài tỷ đồng” và “tiền nhiều nhưng chất lượng ngày càng kém”.
Bài phátbiểu của “bầu” Kiên - khiến làng bóng đá Việt Nam rúng động. Ông Kiên muốn mộtgiải đấu sạch sẽ, những CLB sạch sẽ hướng tới một nền bóng đá chuyên nghiệp.Chưa biết rồi đây câu chuyện sẽ đưa đến kết quả nào nhưng phần đa các ý kiến đềuđứng về phía ông”bầu” được xem là “dị nhất” trong làng túc cầu Việt Nam.
Theo Vnexpress