Lâu lắm rồiThịnh “cóc” mới gặp một đối thủ rắn mặt đến thế. Kể cũng lạ, thằng giang hồ bặmtrợn, vai u thịt bắp, đâm chém không ghê tay lại chờn ông già ngoại lục tuần,gầy gò, khắc khổ, dáng đi chấm phẩy đúng kiểu đặc trưng của người bị tật.

Ở đời, có khái niệmmà người ta gọi là kỵ giơ, anh trăm trận trăm thắng, dời non lấp bể, bạt núibăng sông ở đâu không biết, nhưng hễ gặp đối thủ ấy, con người ấy là trầy vitróc vẩy, có thắng được cũng lên bờ xuống ruộng, thậm chí thua đau thua đớn,thua lấm lưng trắng bụng, thua tâm phục khẩu phục mà không hiểu tại sao mìnhthua.

Dĩ nhiên, thằnggiang hồ từ bé đến nhớn chỉ biết móc túi, cướp giật, chạy trốn và… đi tù nhưThịnh “cóc” chưa đủ lượng nơ ron thần kinh để cắt nghĩa cái chân lý phức tạp ấy.Kinh nghiệm bao năm đâm chém chỉ dạy cho hắn biết được điều đơn giản nhất: Đốivới những kẻ không biết sợ là gì thì nên thận trọng, tránh voi chả xấu mặt nào…

Thứ nhất, đó là kẻbị dồn vào đường cùng, không còn lối thoát, sẵn sàng chó cùng rứt dậu, một đổimột để giành lấy sự sống. Thứ hai là kẻ cao tay ấn, trình độ hơn người, nhìn đốithủ bằng nửa con mắt, coi như dạng nhãi nhép, chưa thèm chấp cho bẩn tay. Vớihai loại ấy, tốt hơn hết cứ nằm im thở khẽ, theo dõi binh tình, rồi liệu cơm gắpmắm mà hành xử cho có lợi nhất…

Ông già đang nằmcách Thịnh một cánh phản kia có lẽ là loại người thứ hai.

Ông già kỳ lạ

Thịnh nghĩ, giácó Kinh đại ca ở đây thì hay biết mấy. Con người đã từng bao bọc Thịnh suốtmấy chục năm lăn lóc đầu đường xó chợ ấy hơn hắn cả cái đầu. Trong nhữngtrường hợp tương tự thế này, Kinh đại ca luôn biết cách đưa ra phương án tốiưu nhất, không phải động thủ mà vẫn được việc. Một người lo bằng kho ngườilàm, loại đầu óc ngu si tứ chi phát triển như Thịnh chưa đủ tầm để xử lýnhững ca khó thế này… Chỉ tiếc là Kinh đại ca, kẻ duy nhất trên đời nàyThịnh “cóc” vị nể đã biến mất 7, 8 năm nay, không để lại chút dấu vết, cứnhư bốc hơi vào không khí vậy…

Ông già lại cấttiếng ngáy, bình thản đến khó chịu, xem như việc dọa nạt vừa rồi của Thịnh chỉlà chuyện muỗi đốt voi, chuyện bé như con kiến, chuyện đẩu đâu, không liên quanđến ông, không khiến ông suy suyển dù chỉ là sợ tóc…

Thịnh vật vã trởmình, không biết nên ở lại hay bỏ đi.

Ngoài kia, trời vẫnmưa tầm tã.

*  *  *

Dân giang hồ đặtcho hắn cái hỗn danh Thịnh “cóc” không phải vì hắn xấu xí, xù xì như loài vậtnơi gầm giường, gầm tủ kia. Cóc ở đây là bắt cóc bỏ đĩa. Ám chỉ chuyện Thịnhtrốn tù như cơm bữa. Công an bắt hôm trước, hôm sau đã thấy Thịnh lang thang móctúi ở Ga Hà Nội, hoặc Bến xe Gia Lâm, Giáp Bát. Có lần bị còng tay vào chiếc bànlim, nhân lúc anh công an trực ban sơ hở, Thịnh ôm luôn cả cái bàn, nhảy đại từtầng hai xuống đất. Phúc đức cho hắn, trời xui đất khiến thế nào lại rơi đúngđống cát đang dùng để xây hố xí. Bằng không, đã xanh cỏ từ thời tám hoánh vì tộitrốn bậy trốn bạ rồi…

Tất cả những lần bỏtrốn trước, Thịnh hành động theo bản năng, còn lần này, hắn đã tính toán kỹcàng.

Cả tháng nay, mỗibuổi đi lao động trồng cây, Thịnh bí mật đào một cái hố. Mỗi ngày một ít, cuốibuổi, hắn lấy lá khô lấp kín ngụy trang che mắt quản giáo. Gần một tháng trời,công trình của Thịnh hoàn thành. Hắn kiên nhẫn chờ thời cơ để thực hiện cú tẩuthoát ngoạn mục. Cuối buổi lao động hôm ấy, trời nổi giông đột ngột. Sấm chớpliên hồi. Mưa như roi quất vào mặt. Quản giáo vội cho phạm nhân về trại. Lợidụng lúc nhốn nháo, Thịnh “độn thổ” trong nháy mắt. 5 phút sau, hắn nhào lên từđám lá khô và cắm đầu chạy.

Thịnh không rõ mìnhđã chạy trong bao lâu, chỉ biết khi hai chân đã tê cứng, sức lực gần cạn kiệt vàcó lẽ đã ở cách trại cải tạo khá xa mới dám dừng lại. Thế là thoát, hắn thởphào, giờ chỉ cần tìm một chỗ trú qua đêm, tốt nhất là một hang đá, đợi sáng maingớt mưa, mò ra quốc lộ là Thịnh “cóc” trở về với giới giang hồ, mọi nỗ lực truylùng của lực lượng công an cũng chỉ như mò kim đáy bể, thực hiện lấy lệ, chứ sứcmấy mà tìm được gã trốn tù giờ đã bóng chim tăm cá…

Nhưng ở đời, ngườitính không bằng trời tính.

Mưa vẫn dai dẳngkhông dứt. Lũ lên nhanh. Con đường rừng dẫn ra quốc lộ bị nước nhấn chìm. Dĩnhiên là nhấn chìm luôn hy vọng nhanh chân tẩu thoát của tên tù vượt ngục. Đếnlúc ấy, Thịnh mới thấy đói. Đói bủn rủn chân tay. Đói xây xẩm mặt mày. Đói nhưxát muối vào bao tử. Bầu trời sũng nước báo hiệu những cơn mưa vẫn chưa dừnglại. Thịnh nhìn quanh. Chỉ có đá và đá.

Chết rục ở cái xóxỉnh này vì không có ăn thì thật vô lý. Chợt nhớ,  một lần đi lao động xa, Thịnhthấy bên kia núi có xóm dân cư nhỏ. Đói thì đầu gối phải bò, một liều ba bảycũng liều, cứ nhắm mắt đưa chân lần mò sang đó xem có gì tống vào dạ dày khôngđã. Còn hơn là nằm mục xác trong cái hang lạnh lẽo này. Phải đến sẩm tối, Thịnh“cóc” mới đến được khu dân cư. Dầm bộ quần áo tù xuống bùn, “diện” độc mỗi chiếcxà lỏn, hắn nhắm ngôi nhà ở tách biệt cuối xóm thẳng tiến.

Chủ nhân của ngôinhà đó là ông già bây giờ đang nằm ngủ bình thản cách hắn một cánh phản kia.

Thịnh được ông chomượn quần áo mặc, nấu cơm cho ăn và mời ngủ lại, đợi khi nào lũ rút thì “anhliên lạc với nhóm bạn sơn tràng rồi về cũng còn kịp chán”. Ông nói thế. Nhưngnhìn nét mặt ráo hoảnh của ông, Thịnh linh cảm thấy có điều gì đó chẳng lành.Bản năng của kẻ bị săn đuổi bao giờ cũng nhạy cảm trước những tín hiệu liên quanđến độ an toàn của hắn.

Ba mươi sáu chước,chước chuồn là hơn.

Nửa đêm, Thịnh tỉnhgiấc. Ông già ngủ say như chết, kéo gỗ vang nhà. Tất nhiên là biến. Nhưng trướckhi biến cũng phải khoắng một mẻ kiếm chút lộ phí phòng thân. Rồi vớ chiếc xeđạp dựng ở góc nhà kia làm phương tiện. Lũ mặc mẹ lũ, phắn được đến đâu hay đếnđó. Kế hoạch nhanh chóng được vạch ra trong đầu. Nhưng khi Thịnh vừa thò tay mởtủ thì tiếng ông già cất lên, tỉnh queo như trước đó ông chưa hề ngủ :

- Này, chú em, làmgì mà lọ mọ thế ?

Chết cha, hóa ralão ngáy nhưng vẫn tỉnh như sáo sậu. Thịnh luống cuống:

- Thằng em định… đivệ sinh… nhưng mà tối quá.

- Chú em định tèvào tủ à… Thôi, ngủ đi. Chỉ có mấy bộ quần áo rách. Khoắng nhầm chỗ rồi.

Bỏ mẹ, hóa ra lãobiết mình định ăn trộm. Mà không khéo lão biết tỏng mình là thằng trốn trại rồicũng nên. Thế này thì khác nào chó nằm trong rọ, mai lão báo chính quyền là mìnhlên thớt, quay về chỗ cũ, khoác áo Juventus, tiếp tục nằm kho. Không được, phảiđè lão, bóp chết cái ý tưởng ngu ngốc ấy từ trong trứng nước. Thịnh chồm lên,giọng rít qua kẽ răng :

- Ông già, ông biếthết rồi, đúng không?

- Biết hết - Tiếngđáp vẫn không chút thay đổi về âm lượng - chú mày ngu bỏ mẹ, mùa này làm chó gìcó thằng thợ rừng nào dám vác xác lên núi. Lũ nó xơi tái à? Bây giờ chú muốnbiến khỏi đây, cũng được, nhưng đường ra quốc lộ nước cắt rồi, chỉ có cách rađầu xóm, đi ngược lên hướng Tây, khoảng bảy, tám cây số gì đó, gặp xưởng cưa bỏhoang, rẽ trái độ mấy trăm mét là đến nơi.

- Đến đâu?

- Trại cải tạo số7, chỗ ở quen thuộc của chú mày chứ còn đâu nữa.

Thịnh cuống. Mẹkiếp, cứ tưởng dọa nạt thì lão sợ, hóa ra như đá ném ao bèo, nước đổ lá khoai.

Ông già tưng tửng:

- Bắt chú mày dễnhư ăn kẹo.

Thịnh “cóc” nổikhùng:

- Này, ông là cáichó gì mà ăn nói như như tướng thế?

- Tướng chả phải,tá cũng không nhưng có chân trong Ban công an xã. Chừng đó cũng đủ khả năng đểtóm một thằng phạm trốn trại như chú. Thôi, ngủ đi cho lành, đừng có lọ mọ nữa,vô ích.

Có cái gì đó chẹnngang họng Thịnh. Máu đông lại trong từng thớ thịt. Quái lạ, lão già này có lẽuống cả tấn thuốc liều mới dám ăn nói tưng tửng kiểu ấy. Đúng là tránh vỏ dưagặp vỏ dừa… Đời hắn chưa bao giờ gặp tình huống oái oăm đến thế.

Chưa đầy một phútsau, tiếng ngáy lại vang nhà.

Mưa rừng vẫn rảrích.

*  *   *

Tiếng xích xe đạplạch xạch làm Thịnh tỉnh giấc. Ngoài sân, ông già đang lúi húi dựng xe đạp. Chắclà ông vừa đi ra ngoài về. Mưa đã tạnh từ lúc nào. Ánh nắng tràn vào căn nhà làmThịnh chói mắt. Hắn lấy làm lạ là tại sao đêm qua mình chưa bỏ đi khỏi ngôi nhàquỷ ám này.

- Thôi, dậy đi, nằmườn ra đấy công an vào thộp cổ bây giờ.

Hai tiếng “công an”khiến Thịnh bật khỏi giường như một chiếc lò xo. Theo bản năng, hắn đưa mắt nhìnquanh. Chỉ có ông già nhìn hắn cười cười. Nụ cười bí hiểm và bất an. Rõ đốiphương đang chơi trò mèo vờn chuột với hắn. Đã thế, cứ nắn gân nhau chút đỉnh:

- Ông vừa đi báocông an chuyện tôi ở đây phải không?

- Ừ.

Tiếng “ừ” tỉnh queolàm Thịnh “cóc” chột dạ. Bỏ mẹ, không khéo lão làm thật chưa chừng. Đúng là toicơm, biết thế hôm qua biến cho rảnh nợ, cứ lởn vởn ở đây chả khác gì cưỡi trênquả bom nổ chậm. Thấy thằng giang hồ trốn trại tỏ ra căng thẳng, ông già bồitiếp :

- Ngoài ủy ban,người ta đang kháo ầm lên chuyện chú mày bỏ trốn. Trại cải tạo đã thông báo đếncác xã lân cận yêu cầu phối hợp truy lùng rồi. Ta bảo: Cái thằng vắt mũi chưasạch ấy đang ngủ trương ngủ nứt ở nhà tôi. Các vị vào mà xích, dễ như bắt cátrong chậu, tóm chim trong lồng.

Đến nước ấy thìThịnh “cóc” nổi điên thật sự. Hắn nhảy bổ tới nắm cổ áo ông già, giọng rít lên:

- Công an mà đếnđây thì ông chết đầu nước, rõ chưa?

Ông già, vẫn giữ sựbình thản cố hữu, nói:

- Yên chí, họ khôngđến đâu. Nghe ta nói thế, các bố ấy còn cười ầm lên bảo cái ông này thật khéođùa. Nó mà ở đấy chắc cả đêm hôm qua ông tè ướt cả tá quần rồi. Thôi, ra kiagiúp ta bắt con gà làm thịt. Trưa nay có khách.

*   *   *

Khách là một ngườimà kể cả trời sập, đất sụt, Thịnh “cóc” cũng không bất ngờ bằng.

Kinh đại ca.

Sau khi uống chénrượu khơi mào, ông già tập tễnh vác cuốc lên đồi, để mặc hai vị khách tùy nghitrò chuyện.

Kinh đại ca kể:

- Cách đây 8 năm,cái đận mày còn nằm trong trại Nam Hà, bị công an Hà Nội truy gắt, tao dạt lênvùng này lánh nạn. Đói quá, tao chặn đường mấy bà đi chợ sớm chấn lột, kiếm ănđắp đổi qua ngày. Không ngờ, một buổi tao đụng ông già. Cứ tưởng dễ xơi, nào ngờchỉ mấy đường cước, ông cho tao đo ván.

Chắc mẩm phen nàynhập kho, nào ngờ ông bảo chú mày nghĩ cho kỹ đi, làm thằng người mà sống mãithế này liệu có ổn không?  Nếu muốn thay đổi thì theo ta về. Đang lúc ngán ngẩmcái kiếp cướp bóc, tao theo ông già về thật. Ông nhường cho tao cả quả đồi, dạytao trồng khoai, dâm sắn, chăm cây ăn quả, nuôi gà, chăn lợn, đào ao, ngăn suốithả cá… Tuy vất nhưng thanh thản mày ạ. Không phải lo trốn chui trốn lủi chỗ nàychỗ kia, không sợ bị thanh toán, không ngại phải cho tay vào còng, rồi nằm trạicải tạo…

Sau này tao mớibiết, ông từng là một cảnh sát hình sự khét tiếng của Công an Hà Nội, cái chântrái đi tập tễnh cũng là do một lần truy đuổi cướp bị dính đạn. Về hưu, vợ mấtsớm, con cái phương trưởng cả, chán cảnh phố phường tù túng, ông bán căn nhà tậpthể, lên xứ này thầu mấy chục ha đất hoang, lập trang trại, lấy việc cuốc trồnglàm vui. Cách đây 3 năm, ông còn đi hỏi vợ cho tao. Bây giờ con gái đầu lòng đãbiết bi bô gọi bố rồi. Vất vả đến mấy, chỉ cần nghĩ đến vợ con là mọi nhọc nhằn,sầu muộn tan biến hết… Ơ kìa, uống đi, sao đực mặt ra như ngỗng ỉa thế?

Tự nhiên, Thịnh ứanước mắt. Ừ nhỉ, tại sao chưa bao giờ hắn tự hỏi cái câu ông già đã hỏi Kinh:Làm thằng người, sống mãi thế này liệu có ổn không?

Thịnh buông bát,đứng dậy, giọng dứt khoát :

- Đại ca cho em vềtrại cải tạo.

Bữa tiệc hàn huyênbỏ dở nửa chừng.

Khuya hôm đó trongtrại, sau khi lên giường nằm, Thịnh mới chợt nhớ ra là mình chưa kịp chào và cảmơn ông già, cũng chưa hỏi tên ông và tại sao ông biết Kinh đại ca và hắnquen nhau? “Kỳ lạ, kỳ lạ thật” - hắn lẩm bẩm.

Đêm ấy, Thịnh “cóc”ngủ một giấc ngon lành, không mộng mị.

 TheoLê Thanh Tăng
Ông già kỳ lạ