Tuyên bố ở Bác Ngao và thăm đột xuất làng chài Đàm Môn... Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn cảnh báo các nước láng giềng ven Biển Đông.
Thông điệp cảnh báo phát đi từ đảo Hải Nam
![]() |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. |
Ông Tập Cận Bình đã có mặt trên đảo Hải Nam từ cuối tuần trước để chủ trì Diễn đàn Bác Ngao. Tuy không trực tiếp đề cập tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản và Biển Đông với nhiều nước Đông Nam Á, Trung Quốc lại ráo riết vận động về chủ đề Biển Đông.
Đề tài Biển Đông đã được ông Tập Cận Bình mang ra thảo luận với lãnh đạo một vài quốc gia có mặt trên đảo Hải Nam. Đáng chú ý là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Nhật Bản đều không tham dự Diễn đàn Bác Ngao năm nay. Điều này có nghĩa là cuộc thảo luận về an ninh Biển Đông do Trung Quốc chủ trì không có tính chất đa phương như báo chí nước này khoe khoang.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về yêu sách chủ quyền phi lý thông qua cái gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”, chiếm tới 80% Biển Đông. Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối các động thái ngày càng gây hấn của Trung Quốc tại các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Giới phân tích cho rằng là thông điệp cứng rắn của ông Tập Cận Bình không chỉ gửi tới Bình Nhưỡng, mà còn gửi tới Mỹ và các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Đáng chú ý là khi ông Tập Cận Bình “cảnh báo không cho phép bất kỳ ai làm loạn châu Á”, thì giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lại đưa tin Bắc Kinh sắp phái tàu du lịch ra hoạt động trái phép tại Hoàng Sa. Theo Tân Hoa Xã, một hãng du lịch ở Hải Nam chuẩn bị đưa 2.000 du khách đến khu vực Hoàng Sa.
![]() |
Ông Tập Cận Bình thăm làng chài Đàm Môn trên đảo Hải Nam. |
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình nói trên tàu cá Qiong-Qionghai 09045: “Tôi rất ấn tượng (sau khi nghe câu chuyện của các bạn). Các bạn đã làm được một công việc tốt! Đảng và chính phủ sẽ quan tâm đến các bạn. Tôi chúc các bạn… đánh bắt được nhiều cá lớn”.
Đáng chú ý là cách đây một năm, tàu cá Qiong-Qionghai 09045 dài 30m này đã bị cảnh sát biển của đảo quốc Palau ở Thái Bình Dương chặn lại do đánh bắt cá bất hợp pháp và một ngư dân bị chết trong khi đụng độ.
Các nước láng giềng ven Biển Đông nghi ngại
Việc ông Tập Cận Bình thăm ngư dân Hải Nam, vốn được coi là lính xung kích trên biển, đang gây ra những phản ứng nghi ngại của các nước láng giềng.
Wang Hanling, một chuyên gia về biển tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết chuyến thăm làng chài Đàm Môn và những tuyên bố của ông Tập Cận Bình ở đây là dành cho các nước láng giềng đang tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Chuyên gia biển Wang Hanling nói: “Lợi ích biển của Trung Quốc chắc chắn bao gồm quyền đánh cá ngư dân của chúng ta và sự an toàn của họ trong vùng biển Nam Hải (Biển Đông). Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và các cuộc tập trận-tuần tra thường xuyên của Hải quân Trung Quốc là nhằm khuyến khích ngư dân tiến vào các vùng lãnh thổ biển của chúng ta ở Nam Hải (Biển Đông) để tuyên bố chủ quyền bằng hoạt động đánh cá”.
Chuyên gia hải quân Li Jie cho biết Bắc Kinh coi Biển Đông là trọng tâm chiến lược chính trong nỗ lực trở thành một cường quốc biển. Ông này nói: “Nếu muốn trở thành một hạm đội biển xanh, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể tạo bước đột phá ở Biển Đông vì vị trí địa lý đặc biệt của nó”.
Lấn biển để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”
![]() |
Tàu chiến Trung Quốc. |
Đánh giá về cuộc tập trận vừa qua của Hạm đội Nam Hải, viên tướng này cho rằng lần tập trận này khác hẳn với những lần tập trận trước về quy mô, cường độ, áp lực và tính thực tế chiến trường. Tưởng Vĩ Liệt còn nói rằng việc Trung Quốc mỗi năm triển khai vài cuộc tập trận lớn, dài ngày là một "yêu cầu tất yếu khách quan".
Trong đợt tập trận-tuần tra kéo dài 16 ngày, bốn tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đã tiến hành lễ tuyên thệ gần James Shoal, cực Nam của cái gọi là bản đồ “lưỡi bò” gây tranh cãi, chiếm hầu hết diện tích Biển Đông.