Tập
đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố kết quả sản xuất, kinh
doanh năm 2013 với những con số về doanh thu và lợi nhuận đáng chú ý.
Theo
đó, tổng doanh thu trong năm 2013 của Petrolimex là 196.330 tỷ đồng,
lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 1.929 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận kinh
doanh xăng dầu 768 tỷ đồng.
Tập
đoàn cũng nộp ngân sách 31.300 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm
2012; trong đó, tăng chủ yếu từ thuế nhập khẩu xăng dầu do năm 2013 nhà
nước duy trì thuế suất luôn ở mức cao hơn so với năm 2012.

Trong khi Petrolimex liên tiếp kêu lỗ và buộc phải tăng giá xăng dầu trong nhiều năm liền, thì
những thông tin về doanh thu, lợi nhuận và cơ chế hoạt động của tập đoàn này cũng rất
cần được công khai, minh bạch.
Theo Phó tổng giám đốc Petrolimex Trần Ngọc Năm, các số liệu trên mới chỉ là "tạm tính".
Riêng
về khoản lợi nhuận thực tế sau thuế cả năm, theo ước tính của lãnh đạo
tập đoàn là khoảng hơn 1.530 tỷ đồng, tăng gần 100% so với năm 2012.
Lý
giải cho khoản lợi nhuận tăng đột biến này, Phó tổng giám đốc Trần Ngọc
Nam cho rằng, năm 2012 do Chính phủ kiềm chế lạm phát, nhiều thời điểm
Petrolimex phải bán xăng dầu dưới giá cơ sở.
Tuy
nhiên, trong năm 2013 việc vận hành theo Nghị định 84 có thuận lợi hơn
nên lợi nhuận có tăng, nhưng thực tế so với số vốn mà tập đoàn bỏ ra và
tổng doanh thu thì tỷ suất lợi nhuận là khá thấp và con số hơn 1.500 tỷ
cũng không phải là “lãi khủng”.
Theo
ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, lý giải trên của lãnh đạo
Petrolimex là “hợp lý”, song thực tế này cũng đặt ra khá nhiều câu hỏi
cho các nhà quản lý trước năng lực kinh doanh của Petrolimex. Liệu tỷ
suất lợi nhuận thấp của Petrolimex có liên quan đến việc tập đoàn này đã
tốn quá nhiều chi phí cho hoạt động kinh doanh của mình? Bởi thực tế,
chỉ cần bán ra một lít xăng là Petrolimex đã có thể thu về gần 100 đồng
tiền lãi. Hơn nữa, với đặc thù của hoạt động mua bán xăng dầu,
Petrolimex có lợi thế rất lớn là bán thu tiền ngay, thu tiền mặt, trong
khi mua có thể trả chậm.
Ở
khía cạnh khác, trong khi Petrolimex liên tiếp kêu lỗ và buộc phải tăng
giá xăng dầu trong nhiều năm liền, thì những thông tin về doanh thu,
lợi nhuận và cơ chế hoạt động của tập đoàn này cũng rất cần được công
khai, minh bạch.
Tuy
nhiên, tại hội nghị tổng kết năm 2013 của tập đoàn ngày 12/1 vừa qua,
dù có cả Phó thủ tướng và lãnh đạo Bộ Công Thương tham dự, song cánh báo
chỉ đã bị “cấm cửa” tham dự với lý do “đây là cuộc họp nội bộ”.
Theo VnEconomy