Sau một thời gian kiểmtra, xác minh, Phòng CSĐT TP&TTXH CA tỉnh TT-Huế (PC 45) vừa có văn bản gửiPhòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP Huế về việc Trung tâm bảo trợ trẻem An Tây (phường An Tây, TP Huế) có dấu hiệu ngược đãi trẻ em.

Theo đó, bà Nguyễn ThịThu Sương, PGĐ Trung tâm bảo trợ trẻ  em An Tâythường xuyên dùng roi đánh vào tay, chân, mông các em vi phạm; bắt cácem dọn nhà vệ sinh.

 

Tuy nhiên mức độ hậu quả không nguy hiểm, chưagây thương tích, cố tật cho các em nên chưa đủ yếu tố xử lý theo pháp luật.
 

PGĐ Trung tâm bảo trợ trẻ em đánh, bắt trẻ dọn nhà vệ sinh
Trung tâm bảo trợ trẻ em An Tây

 

Để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em tại trung tâmnày cũng như các trung tâm khác trên địa bàn tỉnh TT-Huế, Thượng tá NguyễnHàn, Trưởng Phòng PC 45 đã đề nghị Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TPHuế tham mưu cho UBND TP Huế chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp chấn chỉnhnhững sơ hở, thiếu sót trong quản lý và phương pháp giáo dục, giảng dạy cáccháu ở trung tâm.

 

Trước đó, do quá bức xúc vì 3 con mình và 1người cháu đang gửi ở Trung tâm bảo trợ trẻ em An Tây thường bị bà Sươngđánh đập nên bà Nguyễn Thị Như Hoa đã gửi đơn tới nhiều cơ quan chức năngnhờ giúp đỡ. 

 

Ngày 12/1, PV đã có buổilàm việc với ông Trương Đình Hạnh, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh vàXã hội TP Huế về vụ việc này. Ông Hạnh cho biết trước những sự việc củabà Sương, Phòng đã làm việc nhiều lần với Trung tâm bảo trợ trẻ em AnTây và người sáng lập trung tâm là bà Nguyễn Trần Thị Tri (Việt kiều tạiThụy Sĩ) để kiến nghị phải kiện toàn lại bộ máy trung tâm và không đểxảy ra những chuyện đáng tiếc như vừa qua.

PGĐ Trung tâm bảo trợ trẻ em đánh, bắt trẻ dọn nhà vệ sinh
Em Võ Tấn Kiệt (lớp 7) và Võ Văn Dự (lớp 3) - con của bà Hoa - kể lại đã bị bảo mẫu Sương đánh nhiều lần, hiện 2 em đã bị đuổi khỏi trung tâm khi chưa đủ tuổi hồi gia


Ông Hạnh cho biết cuối năm 2010, tại Trung tâmbảo trợ trẻ em mồ côi Thủy Xuân (TP Huế) cũng đã có 1 bảo mẫu đánh đập trẻem, sau đó đã bị buộc thôi việc. “Tình hình chung về bảo mẫu ở các trung tâmbảo trợ trẻ em là không đủ chuyên môn, thường được nhận “ngang” với điềukiện “cần” là không có chồng con chứ ít khi thông qua các đợt kiểm tra gắtgao. Do đó đã có nhiều chuyện như người không có tình thương vẫn được vàolàm bảo mẫu” - ông Hạnh cho biết.

 

Đã nhiều lần bà Nguyễn Thị Thu Sương được bà Triđề bạt lên làm giám đốc Trung tâm bảo trợ trẻ em An Tây nhưng đã bị Phònglao động, thương binh và xã hội TP Huế từ chối vì lý do bà này không có đủchuyên môn và đạo đức.

 

Theo Đại Dương
Dân Trí