Sự nghiệp, gia đình và cả tương lai của Phan Thanh Tuấn - tiềnvệ ngôi sao một thời của của SLNA và BĐVN - đã tiêu tan theo làn khói thuốcphiện. Bây giờ, ở tuổi 39, Thanh Tuấn đã nhận ra rằng “ả Phù Dung” ma mị đã biếnanh thành một kẻ thân tàn ma dại, trượt dài trên con đường tăm tối không lốithoát.

Trượt dài theo khói trắng

“Tuấn bây giờ ở đâu thì chẳng ai biết, cậu ta biệt tăm biệttích mấy năm nay rồi. Em thử ra bến xe Vinh hoặc về chợ Vinh hỏi thăm xem. Cólần nghe nói cậu ấy hay lang thang ở những địa bàn ấy”, HLV Nguyễn Hữu Thắng củaSLNA - người anh em kết nghĩa với Thanh Tuấn - đã cho biết như thế khi chúng tôihỏi thông tin về cựu tiền vệ này.

Nhưng quả thực, mất gần 2 ngày quần nát những điểm trên, chúngtôi đều chỉ nhận được những cái lắc đầu. Nản. Quyết định bỏ cuộc và ra bến xebắt xe về Hà Nội. Tình cờ trong lúc chờ xe, chúng tôi bắt chuyện với một ngườiđàn ông tên là Thắng làm nghề xe ôm ở bến xe Vinh.

Sau một câu hỏi cầu may, hóa ra anh là người biết khá rõ vềPhan Thanh Tuấn. Thậm chí, vài năm trước, Tuấn còn là khách quen của anh vớinhững chuyến đi mua ma túy. “À thằng Tuấn “Tôn” hả? Thằng này tôi biết, 1 nămtrước toàn chở nó đi mua thuốc. Nhưng chỉ biết nhà nó thôi, chứ lâu nay khônggặp lại Tuấn. Hồi trước, mỗi lần chở nó, chẳng cần hỏi điểm đến ở đâu. Đến điểmmua thuốc xong, thấy nó ngồi hít tại chỗ, ánh mắt phờ phạc, không thể tin đượcngôi sao bóng đá một thời lại có lúc lâm vào con đường tệ nạn này”, anh Thắngkể.

Theo trí nhớ của mình, anh chở chúng tôi lòng vòng đến một cănnhà nhỏ, nằm phía sau chợ Vinh. Chúng tôi gọi cửa và một ông già - chính là ôngPhan Thanh Tôn, bố của Phan Thanh Tuấn - ra mở cổng rồi chỉ thẳng vào trong nhà:“Các chú may mắn đó, thằng Tuấn nó vừa từ mỏ đá Quỳ Hợp về sáng nay”.

Nghe tin có khách, Thanh Tuấn đã vội vàng ra tiếp chúng tôi dùvẻ mệt mỏi vẫn còn hiện rõ trên gương mặt của anh. Sau vài tuần trà làm quen,với ánh mắt đượm buồn, Thanh Tuấn bắt đầu trải lòng với chúng tôi: “Tôi dại quá,bây giờ nghĩ lại bao nhiêu người cùng lứa đều có gia đình êm ấm, sự nghiệp phấtlên, còn mình thì bi đát thế này. Năm 2003, tôi chia tay sân cỏ, chẳng có nghềngỗng gì. Càng ngập sâu vào ma túy, tôi càng suy sụp và chán đời khủng khiếp”.

Thời anh dính vào ma túy, nhiều người ở Vinh khi ra đường khôngdám đi bộ trên vỉa hè vì sợ giẫm phải kim tiêm. Một phần vì môi trường phức tạpnhưng cái chính là do bản lĩnh của Thanh Tuấn quá yếu, không thắng được nhữngcám dỗ. “Nhiều đêm tôi dằn vặt, tại sao mình lại vướng vào ma túy? Chắc tại chơibời với nhiều bạn xấu, lại lúc có tiền nên tôi đã sa ngã. Nhiều khi muốn cai lắmnhưng bạn bè cứ rủ rê nên tiếp tục sa ngã. Khi cơn nghiện lên là lý trí mất hết.Đã trót dính vào ma túy rồi, khó dứt được lắm”, Tuấn bộc bạch.

Cũng vì đã “nhập hộ khẩu” ở “làng nghiện” nên những bạn bè thânthiết ngày càng xa lánh Tuấn. Tất cả đồ đạc trong nhà cũng đội nón ra đi theolàn khói trắng. Anh rơi vào tận cùng của sự khủng hoảng khi người vợ đâm đơn ratòa xin ly dị. Mất vợ mất con, lại lầm lũi quay về nhà bố mẹ.

Phan Thanh Tuấn: Nghiệp tan, thân tàn vì ma túy
Phan Thanh Tuấn, tiền vệ tài năng một thời của bóng đá  Việt Nam

Đầu bạc nuôi đầu xanh

Là con cả, lại nghiện ngập nên Thanh Tuấn không thể giúp đượcgì gia đình về mặt kinh tế. Trong căn nhà cũ mà anh đang sống với bố mẹ, khôngcó thứ gì giá trị ngoài chiếc ti-vi, bộ bàn ghế cũ. Bố mẹ Thanh Tuấn đều đã bướcsang tuổi 70, mái tóc lốm đốm bạc. Vậy mà, 2 tấm thân già vẫn phải gồng gánhnuôi cậu con trai đã 39 tuổi.

Ông Tôn nói: “Mấy năm đi đá bóng, nó chỉ mang về nhà được đôivé xem bóng đá, còn lại kiếm được bao nhiêu, nó tiêu xài hết. Nhưng con mình dứtruột đẻ ra, chẳng nhẽ lúc nó sa ngã lại ruồng bỏ nó”. Còn bà mẹ rấm rức kể khổ:“Ngày nó nghỉ bóng đá, giao du với bạn bè nhiều. Tính nó tiêu hoang, có tiền làmang đi đốt sạch. Đến khi hết tiền, lại quay về nhà. Nó lại hay uống rượu, ngàynào cũng phải cho vài đồng mua rượu”.
Thanh Tuấn kể tiếp: “Suy cho cùng cũng là do mình tự hại đời mình cả. Ngửa taycầm vài ngàn lẻ mẹ cho, đi mua chai rượu về uống, nghĩ cũng nhục lắm”. Ròng rãsuốt hơn 5 năm sống ăn bám bố mẹ, Tuấn cảm thấy rất bí bách nên cũng nhiều lầntìm mọi cách để mưu sinh.

Năm 2010, có người bạn rủ lên mỏ đá trên Quỳ Hợp làm bảo vệ.“Nhiệm vụ chính là khi các mỏ tranh giành địa bàn của nhau thì mình ra canthiệp. Công việc ở nơi rừng sâu, nước độc lại nhan nhản tệ nạn xã hội như thuốcphiện, gái gú, rượu chè. Làm bao nhiêu cũng tiêu hết từng đó. Gia đình lo tôilại nghiện nặng hơn nên quyết định gọi về nhà rồi tính tiếp”, Thanh Tuấn chánnản tâm sự.

Cả nhà không có ai theo nghiệp thể thao, Thanh Tuấn trở thànhniềm tự hào của cả gia đình. Nhưng niềm vui đó ngắn ngủi hệt như những lần cựutiền vệ này được gọi lên ĐTQG tập trung rồi lại xin về. Cả gia đình Thanh Tuấnđã phải chịu nhiều điều tiếng từ dư luận xã hội vì “có thằng con nghiện ngập”.Suốt một thời gian dài, ông bố cứ phải tránh mặt bà con làng xóm vì không muốnđón nhận những ánh mắt thương hại, cùng những lời đàm tiếu ác khẩu. “Con mình hưthì mình chịu. Chỉ khổ mẹ nó ra ngoài đường không dám nhìn mặt ai. Đau lắm”.

“Tài năng của Thanh Tuấn không kém Hồng Sơn”

“Ngay từ khi được lên đội 1 SLNA năm 1990, dù mới 18 tuổi nhưngThanh Tuấn đã bộc lộ những tố chất hiếm có của một tiền vệ tổ chức. Tốc độ, lắtléo trong đi bóng, dứt điểm hóc hiểm và đặc biệt những đường chuyền độc của Tuấnluôn giúp đồng đội dễ dàng ghi bàn. Nếu Thanh Tuấn không sa ngã, chắc gì HồngSơn đã có cơ hội để nổi lên”, HLV Thành Vinh nhận xét về tiền vệ tài hoa mộtthời này.

Thực tế, Thanh Tuấn đã rất nhiều lần được gọi vào ĐTQG ViệtNam, dưới thời HLV Weigang hay Murphy. Nhưng lần nào cũng vậy, Thanh Tuấn đềutìm cách, tìm đủ lý do để về vì ma túy. Đó là mất mát rất lớn của bóng đá SLNAnói riêng và của BĐVN nói chung. Nhưng người bị mất mát lớn nhất chính là ThanhTuấn.

Theo Bóng Đá Cuộc Sống