- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hoa hậu Phương Nga sử dụng quyền im lặng: Bất lợi hay có lợi?
Tại phiên tòa sáng 23.6, trước những câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo Trương Hồ Phương Nga xin được giữ quyền im lặng. Vậy điều đó có đúng với quy định của pháp luật? Thái độ đó có bất lợi cho Phương Nga?
Tại phiên tòa sáng 23.6, trước những câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo Trương Hồ Phương Nga xin được giữ quyền im lặng. Vậy điều đó có đúng với quy định của pháp luật? Thái độ đó có bất lợi cho Phương Nga?
Dân Việt đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Giám đốc Công ty Luật Đại Nam) xung quanh vấn đề này.
Pháp luật có quy định cho phép bị can, bị cáo im lặng khi Hội đồng xét xử thẩm vấn không thưa luật sư?
Phương Nga trong phiên xét xử.
Pháp luật hình sự không quy định trực tiếp việc bị cáo có quyền im lặng. Tuy nhiên tại điểm c, Khoản 2, Điều 48, 49 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định "người bị tạm giữ, bị can có quyền trình bày lời khai". Tức là, khai trình là một quyền chứ không phải nghĩa vụ.
Do đó người bị tạm giữ, bị can có thể không khai báo. Hay nói cách khác, họ có quyền im lặng. Mặt khác, Điều 10, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định “việc chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng”, do đó quyền im lặng cũng phù hợp với nguyên tắc này.
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sắp tới có hiệu lực thi hành cũng quy định chi tiết cụ thể về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp tại các Điều 58 khoản 1 tiết e, Điều 59 khoản 2 tiết c, Điều 60 khoản 1 tiết d, Điều 61 khoản 2 tiết h.
Theo đó, các điều khoản này lần lượt ghi nhận người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can và bị cáo đều có quyền trình bày ý kiến, trình bày lời khai, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Như vậy, tuy không trực tiếp ghi nhận quyền im lặng, nhưng từ những quy định nêu trên có thể hiểu người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự chủ về việc khai báo. Những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng. Và đây có thể được coi là một nội dung của quyền im lặng.
Vậy nếu Phương Nga là người có tội thì việc không trả lời những câu hỏi của Hội đồng xét xử có làm cho Phương Nga thêm nặng tội?
Việc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vận động người bị buộc tội khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác là điều cần thiết. Tuy nhiên nếu không nhận được sự hợp tác tích cực của người bị buộc tội thì cũng không thể coi đó là tình tiết tăng nặng được.
Bộ luật Hình sự hiện hành cũng không coi người bị buộc tội không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những vấn đề bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận tội là tình tiết tăng nặng.
Tuy nhiên, việc nhận tội, khai báo thành khẩn, thái độ tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng của bị can, bị cáo được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt đối với bị cáo.
Phương Nga được biết đến là Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007.
Tại phiên tòa, Phương Nga cho rằng mình bị oan, và chứng cứ của vụ án là chứng cứ giả. Tuy nhiên HĐXX nói rằng, nếu cho rằng bị oan mà bị cáo không trình bày thì HĐXX làm sao mà biết được; và bị cáo phải chứng minh đó là chứng cứ giả. Đáp lại, Phương Nga cho rằng: mình không có nghĩa vụ chứng minh mình bị oan, cũng như chứng minh tội phạm mà nghĩa vụ đó thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Phương Nga trả lời như thế dưới góc nhìn pháp lý, luật sư đánh giá thế nào?
Câu trả lời của Phương Nga là đúng, nhưng áp dụng trong trường hợp này lại là sai lầm trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình. Cần phải hiểu rằng khai báo là quyền lợi chứ không phải là trách nhiệm. Như trên đã nói, bị cáo có quyền im lặng. Việc Phương Nga có tội hay không có tội là trách nhiệm chứng minh của cơ quan tiến hành tố tụng- Đó là quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu việc khai báo có lợi thì các bị can bị cáo cần phải khai thác triệt để.
Tuy nhiên không nên sử dụng quyền in lặng một cách cực đoan. Như thế sẽ bất lợi cho chính bản thân mình- Đó là sai lầm.
Điều 50, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định bị cáo có quyền: tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;…Phương Nga cho mình bị oan, sao không sử dụng cái quyền đó đưa ra những căn cứ để khẳng định mình bị oan; cho rằng đó là chứng cứ giả sao không sử dụng quyền đó phản biện lại để khẳng định đó là chứng cứ giả…Hơn nữa HĐXX nói cho rằng: bị cáo phải chứng minh đó là chứng cứ giả, thì Phương Nga lại trả lời lạc đề rằng: Bị cáo không phải có nghĩa vụ chứng minh tội phạm.
Việc bị cáo Phương Nga im lặng như trên là đã tự tước bỏ đi cái quyền mà pháp luật dành cho mình.
Theo Dân Việt
-
Pháp luật5 giờ trướcCần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.
-
Pháp luật6 giờ trướcNghe tiếng kêu cứu, nhiều người dân ở Long An chạy đến kiểm tra phòng trọ thì phát hiện người phụ nữ nằm bất động, thương tích nặng do có vết dao đâm vào bụng.
-
Pháp luật6 giờ trướcThông tin từ Công an tỉnh Hà Giang, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vương Văn Thiêng, sinh năm 1987, trú tại thôn Nậm Than, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì về hành vi giết người.
-
Pháp luật6 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
-
Pháp luật6 giờ trướcCông an TP Thanh Hóa vừa đồng loạt ra quân triệt phá đường dây "tín dụng đen" cho vay với lãi suất "cắt cổ", bắt giữ 17 người liên quan
-
Pháp luật6 giờ trướcVận chuyển 30 bánh heroin, 18kg thuốc lắc, 21kg ketamin, 20kg ma túy tổng hợp dạng đá từ Lào qua Việt Nam, 2 đối tượng người Lào vừa lĩnh án tử.
-
Pháp luật6 giờ trướcCơ quan công an khám xét nhà và nơi làm việc của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM để phục vụ công tác điều tra.
-
Pháp luật6 giờ trướcBà Nguyễn Thị L. chuyển tiền cho Ngọc và Long để chồng có thể ghép thận nhưng bị hai người này lừa đảo, chiếm đoạt trên 250 triệu đồng.
-
Pháp luật7 giờ trướcBị giật điện thoại, nạn nhân đã kịp thời đuổi theo để xác định tên cướp và báo cơ quan công an.
-
Pháp luật8 giờ trướcBị cáo Trương Mỹ Lan cho biết ngân hàng SCB muốn nói khoản tiền nào là của mình thì phải có chứng cứ chứng minh.
-
Pháp luật11 giờ trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật12 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Pháp luật17 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Pháp luật1 ngày trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.