- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Kỳ án" lừa đảo 430 tỷ đồng: Ai phải đền tiền cho "đại gia"?
Luật sư Quách Thành Lực cho rằng, nếu cơ quan chức năng không chứng minh được ông Toàn "thông đồng" với bị cáo thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền này.
Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Móc nối với cán bộ ngân hàng, làm giả chữ ký, Thành đã chiếm đoạt hơn 430 tỷ đồng của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân.
Móc nối với cán bộ ngân hàng, làm giả chữ ký, bị cáo đã chiếm đoạt hơn 430 tỷ đồng của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân (ảnh: Dân Việt)
24 đồng phạm của Thành bị truy tố về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng" và "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Theo cáo trạng, từ tháng 6-11/2018, Thành mất khả năng thanh toán và đã nhiều lần thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền từ các ngân hàng NCB, PVcomBank, VAB và nhiều cá nhân.
Một trong những người gửi tiết kiệm tại 3 ngân hàng bị Thành chiếm đoạt nhiều nhất là ông Đặng Nghĩa Toàn. Tổng số tiền ông gửi tiết kiệm tại các ngân hàng và bị chiếm đoạt lên đến 122 tỷ đồng.
Vậy vấn đề đặt ra, quyền lợi của khách hàng bị Hà Thành rút tiền sẽ ra sao, trách nhiệm ngân hàng thế nào trong vụ việc này?
Nếu tiền bị mất hoặc bị chiếm đoạt thì ngân hàng là người bị hại, chứ không phải là khách hàng. Đồng thời ngân hàng phải có trách nhiệm với khách hàng chứ không thể thoái thác, ông Lực nhấn mạnh.
Nhìn lại vụ việc chiếm đoạt hơn 430 tỷ đồng nói trên, luật sư Lực phân tích: có 3 mối quan hệ phát sinh. Mối quan hệ thứ nhất giữa ông Toàn và bà Thành - đây là giao dịch dân sự.
"Mối quan hệ thứ hai giữa ông Toàn và phía ngân hàng. Theo quy định, đây là giao dịch vay tài sản. Ngân hàng chịu trách nhiệm khi số tiền này bị mất", ông Lực nhận định.
Mối quan thứ ba phát sinh ở đây, theo ông Lực, đó là quan hệ ngân hàng với các nhân viên. Trong mối quan hệ này, ngân hàng bị nhân viên lừa đảo chứ không phải các khách hàng như ông Toàn.
"Tổng hợp quan hệ này, dù ông Toàn có giao dịch với bà Thành thế nào, nếu cơ quan chức năng không chứng minh được ông Toàn và bà Thành bắt tay nhau lừa đảo, thông đồng thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường số tiền này", ông Lực nói.
Trao đổi với PV Dân trí, một số chuyên gia tài chính cũng cho biết theo quy định, chỉ người chủ sở hữu của sổ tiết kiệm mang sổ này ra ngân hàng mới rút tiền tất toán. Muốn rút được tiền còn phải có chứng minh nhân dân, chữ ký cũng phải khớp.
Còn nếu người khác được tất toán hay thực hiện giao dịch gì bằng sổ tiết kiệm đó thì buộc phải có giấy ủy quyền có công chứng của người chủ sở hữu sổ.
Luật sư Quách Thành Lực nói thêm rằng, dù khách hàng có làm rơi sổ thì cũng không thể mất được tiền với các nghiệp vụ từ phía ngân hàng. Nếu vụ việc trong vụ chiếm đoạt của Nguyễn Thị Hà Thành không được xử lý "thấu tình đạt lý" sẽ khiến cho hệ thống tín dụng "rủi ro" trong mắt các khách hàng, bởi đây không chỉ là nỗi lo của các khách hàng khác, ông Lực nhấn mạnh.
Nêu giải pháp để xử lý vụ việc nêu trên, luật sư cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần lên tiếng kịp thời, vì đây không phải là vụ việc đầu tiên. Với vai trò quản lý, Ngân hàng Nhà nước cần có công văn chính thức, đưa các giải pháp để tránh xảy ra những trường hợp tương tự.
Theo Dân trí
- Pháp luật1 giờ trướcNgoài trường hợp của vợ ông Dũng "lò vôi", một người đàn ông cũng gửi đơn tố cáo lương y Võ Hoàng Yên lừa đảo để chiếm đoạt mảnh đất rộng đến 19 ha ở Bình Thuận.
- Pháp luật4 giờ trướcMâu thuẫn trong cuộc sống, người đàn ông vác dùng dao đâm anh trai tử vong. Sau khi gây án, đối tượng thản nhiên cầm dao đi rửa rồi cố thủ trong nhà.
- Pháp luật14 giờ trướcTrong lúc hai ông cháu xảy ra mâu thuẫn, ông C. cầm dao chém cháu ngoại bị thương rồi nhảy lầu tự tử.
- Pháp luật15 giờ trướcNgoài nhóm nhắn tin Facebook “Tập đoàn phò”, Đặng Thị Hương còn lập thêm nhóm “Công ty” và nhóm “Những nàng kiều” trên ứng dụng Wechat để điều hành đường dây môi giới mại dâm.
- Pháp luật2 ngày trướcSau nhiều lần hoãn tòa, hôm nay Tòa án đã xét xử và ra phán quyết với cựu thầy giáo dâm ô loạt nam sinh từng ‘dậy sóng’ dư luận ở Tây Ninh.
- Pháp luật2 ngày trướcVợ ông Dũng "lò vôi" liên tục tố cáo những hành vi mà bà cho là lừa đảo, dối trá của ông Võ Hoàng Yên - người được cho là "thần y'.
- Pháp luật3 ngày trướcBà Nguyễn Phương Hằng, vợ ông Huỳnh Uy Dũng (còn gọi Dũng "lò vôi") cho rằng đã bị lương y Võ Hoàng Yên dùng lòng thương và sự từ bi giả tạo lừa gạt hàng trăm tỷ tiền từ thiện, xây chùa nên đã đăng bài tố cáo trên facebook.
- Pháp luật3 ngày trướcSau khi Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) vào cuộc, nhiều người nước ngoài chia sẻ rằng đã cảm thấy yên tâm hơn khi ra đường.
- Pháp luật5 ngày trướcVì 900 ngàn đồng tiền nợ, hai người bạn nói chuyện với nhau dẫn tới cự cãi. Bực tức, Tài dùng kiếm chém gần đứt lìa cẳng tay anh Hiếu rồi tẩu thoát.
- Pháp luật5 ngày trướcCục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) vừa triệt phá một đường dây mua bán trẻ sơ sinh hoạt động liên tỉnh. Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ 4 người phụ nữ có hành vi bán con mình cho nhóm buôn người. Câu hỏi được đặt ra, liệu những người mẹ này có bị xử lý hình sự?
- Pháp luật5 ngày trướcCơ quan CSĐT Công an TP.HCM xác định, 20 thỏi kim loại màu vàng với trọng lượng hơn 7,3kg của công ty Alibaba thực chất không phải là vàng.
- Pháp luật6 ngày trướcĐể đưa trẻ sơ sinh từ Việt Nam sang Trung Quốc, Chung được trả công 30 triệu đồng. Từ cuối tháng 11/2020 đến nay, Chung đã móc nối được với nhiều người để bán trẻ sơ sinh sang Trung Quốc.