- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lại 'rộ' chiêu lừa đảo gọi điện thông báo người dân nợ cước viễn thông
Gọi điện thông báo nợ tiền cước viễn thông là 1 trong 2 chiêu lừa đảo phổ biến qua điện thoại những ngày gần đây, vừa được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam – VNCERT/CC cảnh báo tới cộng đồng.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian qua, cơ quan này vẫn thường xuyên nhận được các phản ánh của người dân về tin nhắn và cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.
Điện thoại di động cũng là một trong những kênh được các đối tượng sử dụng phổ biến để thực hiện hành vi lừa đảo người dùng. Ảnh minh họa: Internet
Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, trong 2 tuần cuối tháng 10/2024, các hệ thống kỹ thuật của đơn vị đã ghi nhận gần 9.700 phản ánh của người dùng Việt Nam về các trường hợp lừa đảo trực tuyến, trong đó có tới gần 9.300 phản ánh cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo gửi qua tổng đài 156/5656. Dưới đây là 2 chiêu lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong 7 ngày qua, theo đánh giá của VNCERT/CC:
Mạo danh nhân viên công ty điện lực để lừa chiếm đoạt tài sản
Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, hiện nay, các đối tượng lừa đảo liên tục đưa ra nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt là thủ đoạn giả danh nhân viên công ty điện lực gọi điện cho người dân hỗ trợ liên kết ngân hàng vào ứng dụng để thanh toán tiền điện.
Cụ thể, các đối tượng gọi điện cho người dân và tự xưng là cán bộ của công ty điện lực, yêu cầu và hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng điện lực để thanh toán tiền điện. Người dân được yêu cầu bấm vào đường link do đối tượng cung cấp để tải ứng dụng, điền thông tin cá nhân và chuyển khoản tiền điện cho một mã QR lạ.
Lừa đảo mạo danh được Cục An toàn thông tin nhận định là 1 trong 6 'điểm nóng' về lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam. Ảnh minh họa: VNCERT/CC
Sau khi làm theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo, người dân có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro như bị rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân; bị chiếm quyền điều khiển thiết bị và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến nghị: Khi có nhu cầu liên kết tài khoản ngân hàng để thanh toán tiền điện, người dân cần tra cứu, tìm hiểu trước thông tin từ website chính thống của Điện lực Việt Nam tại địa chỉ evn.com.vn. Ngoài ra, người dân cũng cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.
Gọi điện thông báo nợ tiền cước viễn thông để lừa đảo
Dù là một chiêu lừa không mới, tuy nhiên thời gian qua, nhiều thuê bao di động vẫn ‘sập bẫy’ lừa đảo của các đối tượng. Về thủ đoạn, đối tượng tự nhận là nhân viên nhà mạng để gọi điện thoại cho chủ thuê bao và thông báo họ “đang nợ tiền cước viễn thông của nhà mạng”, và yêu cầu người dân chuyển tiền nộp tiền cước còn thiếu.
Khi bị kẻ mạo danh nhân viên nhà mạng ‘đọc vanh vách’ thông tin cá nhân, với tâm lý lo lắng sẽ bị cắt dịch vụ, nhiều chủ thuê bao điện thoại đã không suy nghĩ kỹ và làm theo hướng dẫn, chuyển tiền vào tài khoản chúng cung cấp. Sau khi đã lấy được tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ chặn liên lạc và xóa dấu vết.
Chuyên gia khuyến cáo người dân không chuyển khoản cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên nhà mạng để thanh toán số tiền cước hàng tháng. Ảnh minh họa: VNCERT/CC
Để tránh trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo qua điện thoại đang phổ biến này, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo người dân cẩn trọng khi chuyển khoản thanh toán các loại phí dịch vụ; đồng thời nâng cao cảnh giác trước các thông tin, thông báo do những người lạ cung cấp qua gọi điện, chat, tin nhắn hoặc email gửi đến điện thoại để phòng ngừa nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân.
Ngoài ra, người dân cũng được khuyến nghị lưu giữ lại tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi làm bằng chứng phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao điện thoại của mình để yêu cầu được hỗ trợ, xử lý khi gặp tình huống nghi ngờ lừa đảo. Người dân cũng cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự ‘0692348560’ của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
Theo VietNamNet
-
Pháp luật24 phút trướcTại quầy giao dịch, sau khi so sánh, đối chiếu, nhân viên ngân hàng trả lời khách rằng số tiền đô la Singapore là tiền giả và đã lập biên bản sự việc, báo cơ quan công an đến giải quyết.
-
Pháp luật20 giờ trướcTúng tiền, cặp vợ chồng đặt mua 2kg ma túy của một đối tượng không rõ lai lịch, mang về bán lại kiếm lời. 3 tháng sau ngày “khởi nghiệp” bằng ma túy, cặp vợ chồng bị bắt cùng với các “chân rết” của mình.
-
Pháp luật20 giờ trướcBộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 52kg ma túy đá và Ketamin.
-
Pháp luật21 giờ trướcCông an xác định Nguyễn Quốc Hưng mượn xe Camry để vận chuyển khối lượng lớn ma túy vào địa phận Hà Nội.
-
Pháp luật1 ngày trướcCông an tỉnh Hà Tĩnh đang tạm giữ hình sự 6 người liên quan đến vụ việc nữ sinh 15 tuổi tử vong bên vệ đường. Trước đó hai nhóm thanh niên đã xảy ra ẩu đả, ném vỏ chai bia vào nhau.
-
Pháp luật1 ngày trướcCơ quan công an theo dõi từ đầu phiên đấu giá 22 thửa đất ở huyện Thanh Oai, và xác minh việc khách hàng chốt giá rồi đồng loạt bỏ khiến buổi đấu giá thất bại.
-
Pháp luật1 ngày trướcCơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình đang tạm giữ hình sự đối tượng Đặng Thanh Tùng (42 tuổi, trú phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình) để điều tra về hành vi giết người.
-
Pháp luật1 ngày trướcĐể trúng đấu giá các lô đất như ý muốn, Phạm Ngọc Tuấn bàn bạc với đồng phạm để "đẩy giá", khiến buổi đấu 36 lô đất không thành công.
-
Pháp luật1 ngày trướcDù bị giữ nguyên mức án tử hình nhưng khi nghe HĐXX giải thích nếu tích cực hợp tác, khắc phục được 3/4 hậu quả sẽ được chuyển hình phạt sang chung thân, bà Trương Mỹ Lan liên tục cúi đầu nói lời cảm ơn.
-
Pháp luật1 ngày trướcCho rằng Bản án sơ thẩm là có căn cứ nên cấp phúc thẩm đã buộc 2 công ty của 'chúa đảo' Tuần Châu phải trả 6.095 tỷ đồng đã nhận từ bị cáo Lan để thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo này trong toàn bộ vụ án.
-
Pháp luật2 ngày trướcChồng bà Trương Mỹ Lan là bị cáo Chu Lập Cơ, cùng cháu gái bà Lan là bị cáo Trương Huệ Vân cùng được HĐXX phúc thẩm tuyên giảm mức án phạt tù.
-
Pháp luật2 ngày trướcNhững tài sản mà bị cáo Trương Mỹ Lan muốn đưa vào khắc phục hậu quả chưa đủ căn cứ để xác định giá trị nên không đủ căn cứ xem xét giảm từ tử hình xuống chung thân.
-
Pháp luật2 ngày trướcHĐXX sẽ tuyên án phúc thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo khác trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1.