Người phụ nữ để trẻ sờ vùng nhạy cảm có dấu hiệu tội phạm

Nếu xác minh được tinh xác thực của clip, hành vi của người phụ nữ có thể cấu thành tội dâm ô người dưới 16 tuổi.

Mấy ngày nay, mạng xã hội xôn xao về các đoạn video ghi lại cảnh người phụ nữ bán khỏa thân để trẻ đụng chạm vùng nhạy cảm. Hình ảnh từ camera khiến nhiều người cho rằng người phụ nữ có dấu hiệu dâm ô trẻ em.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết ông đã nắm thông tin vụ việc. Đơn vị này đang phối hợp cơ quan chức năng để xác minh loạt clip.
Có dấu hiệu dâm ô người dưới 16 tuổi

Trao đổi với Zing, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng theo như mô tả cảnh sinh hoạt của người phụ nữ mà báo chí phản ánh, hành vi của người phụ nữ có dấu hiệu của tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015.

Người phụ nữ để trẻ sờ vùng nhạy cảm có dấu hiệu tội phạm-1

Clip ghi cảnh tượng phản cảm khiến nhiều người phẫn nộ.

Người phụ nữ có dấu hiệu dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo...) trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác. Hành vi này được nêu cụ thể trong hướng dẫn mới đây của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.

Theo luật sư Hưng, nếu hành vi này được thực hiện 2 lần, với 2 người trở lên và với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì đó sẽ tình tiết định khung tăng nặng. Nếu bị khởi tố, xét xử, người phạm tội có thể chịu mức án đến 7 năm tù.

Luật sư cho rằng những hình ảnh từ camera chính là những chứng cứ trực tiếp. Cơ quan điều tra hoàn toàn có thể dựa vào đó để xác minh làm rõ.

Cần giám định video

Cùng bày tỏ quan điểm về vụ việc, luật sư Nguyễn Văn Dũ (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết clip tung lên mạng không được xem là chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Đó chỉ được xem như một nguồn tin về dấu hiệu tội phạm để cơ quan điều tra căn cứ vào đó xác minh.

“Muốn xử lý hình sự thì cơ quan chức năng phải xác minh và thu thập được từ nguồn hợp pháp như từ máy thu gốc tại nhà người bị tình nghi”, luật sư Dũ nêu quan điểm.

Theo luật sư, nếu cơ quan điều tra thu thập được clip hợp pháp và có nội dung đúng như trên mạng thì cần làm rõ thêm nhiều chi tiết để xác định có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không.

"Vụ này xem qua trên mạng thì thấy có dấu hiệu của hành vi Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự. Để cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng cần làm rõ người phụ nữ này có dụ dỗ hoặc ép buộc các cháu đụng chạm vào bộ phận sinh dục hoặc bộ phận nhạy cảm của mình. Thứ hai là hành vi đó có động cơ thoả mãn nhu cầu, sở thích tình dục. Và thứ ba, hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý”, vị luật sư phân tích.

Bên cạnh đó, nếu người phụ nữ đã cố ý đụng chạm vào bộ phận sinh dục của cháu bé vì động cơ thoả mãn hoặc vì sở thích tình dục thì cũng có dấu hiệu dâm ô. Nghị quyết 06/2019 của TAND Tối cao có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/11/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định về các tội xâm hại tình dục, trong đó có Điều 146 đã thể hiện rất cụ thể về các yếu tố cấu thành tội phạm Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Người phụ nữ để trẻ sờ vùng nhạy cảm có dấu hiệu tội phạm-2
Một trong những hình ảnh được cắt từ clip khác.

Luật sư nhấn mạnh trong trường hợp này, cơ bản nhất, quan trọng nhất để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không cần thu thập được clip, hình ảnh gốc, được xác định từ nguồn hợp pháp và đã được giám định cho kết quả clip, hình ảnh đó không bị cắt ghép, chỉnh sửa, còn nguyên vẹn.

Còn luật sư Võ Thị Anh Loan (Đoàn Luật sư TP.HCM) nói trong trường hợp này có thể tố giác đến công an mà không cần có yêu cầu của người bị hại.

"Hình ảnh từ camera vẫn là nguồn chứng cứ, đủ để buộc tội nếu giám định thời gian trong clip và xác định clip không quan cắt ghép, chỉnh sửa", luật sư Loan nói với Zing.

Không chỉ dâm ô?

Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng trong một số clip cho thấy người phụ nữ này còn có “hành vi quan hệ tình dục khác” với người dưới 16 tuổi. Bởi vậy nếu hình ảnh clip là chân thực, không bị cắt ghép, chỉnh sửa thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người phụ nữ này về tội Quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Trường hợp nạn nhân chưa đủ 13 tuổi thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Xử lý về tội danh nào thì cơ quan điều tra sẽ xác minh làm rõ hành vi, làm rõ hậu quả để có căn cứ xử lý phù hợp với quy định pháp luật.

Luật sư Cường cho rằng đối với người phụ nữ trong clip đã có những hành vi khiêu dâm, dâm ô đối với trẻ em (người dưới 16 tuổi). Do đó, hành vi cũng có dấu hiệu tội phạm, kể cả trường hợp đứa trẻ là con của người phụ nữ này. Hành vi này không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, thể hiện lối sống bệnh hoạn, lệch lạc mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ em, có thể tạo ra những đứa trẻ lệch lạc, bệnh hoạn và tiềm ẩn những hiểm họa cho xã hội.

Theo quy định của công ước về Quyền trẻ em, Luật trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan thì trẻ em được tôn trọng, được bảo vệ, chăm sóc. Nghiêm cấm mọi hành vi bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em. Hành vi đụng chạm, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ em hoặc để trẻ em sờ mó đụng chạm vào bộ phận sinh dục của mình là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Zing

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/nguoi-phu-nu-de-tre-so-vung-nhay-cam-co-dau-hieu-toi-pham-post1110229.html?fbclid=IwAR0lzb7oOPnaZUHGceNtAhkFjL_yJDUPxJhhaOkN8ZGvs8F7jp6Prg4eW88

dâm ô trẻ em

vùng nhạy cảm


Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.